THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HÀ NỘI

Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội được cung cấp uy tín nhiều năm bởi công ty Nam Việt Luật. Để tiết kiệm thời gian, chi phí cho các chủ doanh nghiệp, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội, Thành lập công ty tại TPHCM và trên khắp các tỉnh thành khác trên cả nước. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội, các doanh nghiệp được thành lập mới gia tăng nhanh chóng. Hiện nay thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội đã được đơn giản hóa. Nhưng để đáp ứng nhu cầu và mang lại hiệu quả tốt nhất cho các doanh nghiệp, thì không phải đơn vị nào cũng áp dụng chuẩn hóa được quy trình. Sau đây là quy trình tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội mà Nam Việt Luật đã chuẩn hóa áp dụng cho hàng ngàn doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kế toán tại Hà Nội, dịch vụ báo cáo thuế tại Hà Nội, Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội, Đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội. Nếu có nhu cầu đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Căn cứ pháp lý thành lập công ty tại Hà Nội

  • Căn cứ vào luật doanh nghiệp số 06/2020 ngày 01/07/2020;
  • Căn cứ vào nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
  • Căn cứ vào nghị định, thông tư hướng dẫn luật doanh nghiệp liên quan;

Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tại Thành phố Hà Nội thì chủ doanh nghiệp cần phải đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được đặc điểm, ưu điểm hạn chế của những loại hình doanh nghiệp; điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội và các việc phải làm sau khi mở công ty tại Hà Nội được quy định cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây Nam Việt luật sẽ khái quát toàn bộ những điểm trọng yếu để giúp các bạn nắm bắt được các điều kiện, thủ tục và quy định cơ bản trước khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Hà Nội.

Đối tượng có quyền thành lập công ty tại Hà Nội

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp tại Hà Nội

Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức được nhà nước bảo hộ và ghi nhận tại khoản 2 điều 17 luật doanh nghiệp năm 2020 theo đó trừ các đối tượng dưới đây, còn đối tượng còn lại được quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp.

–  Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Tư vấn điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội

Tư vấn đặt tên doanh nghiệp tại Hà Nội

Để tránh việc đặt tên doanh nghiệp gây trùng và nhầm lẫn với doanh nghiệp khác khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý:

Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp “ công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh” CỘNG với tên riêng được viết bằng bảng chữ cái tiếng việt.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng việt sang.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết từ tên tiếng việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Tư vấn đặt trụ sở chính doanh nghiệp tại Hà Nội

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Không đăng ký trụ sở công ty tại chung cư và tập thể;

Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh phải treo biển tại trụ sở công ty trong suốt quá trình hoạt động.

Tư vấn về mức vốn điều lệ khi mở công ty tại Hà Nội

+ Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

+ Các thành viên cam kết góp đủ vốn trong vòng 90 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh.

Tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh tại Hà Nội

Theo luật doanh nghiệp năm 2020 thì chia ngành nghề kinh doanh làm 03 nhóm.

Ngành, nghề cấm kinh doanh: sở dĩ có quy định này là vì ngành nghề cấm kinh doanh có thể gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống, lịch sử văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.

Ngành kinh doanh có điều kiện: là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện, lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

– Ngành, nghề tự do kinh doanh: doanh nghiệp chỉ cần đăng ký.

Tư vấn về số lượng thành viên/Cổ đông tham gia thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Đáp ứng đủ số lượng chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp là một trong những tiêu chí cần phải lưu ý khi tư vấn thành lập doanh nghiệp.

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tối thiểu 02 và tối đa không quá 50 người.

+ Công ty TNHH một thành viên: Chỉ có 01 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức;

+ Công ty hợp danh: ít nhật 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài ra có thể có thành viên góp vốn;

+ Doanh nghiệp tư nhân: 01 cá nhân.

Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Đặc điểm loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Có tư cách pháp nhân;

Có từ 2 thành viên trở lên nhưng không quá 50 thành viên;

Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình. Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp; Thành viên được chuyển nhượng vốn góp.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần;

Tổ chức và quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên (Hội đồng thành viên; Chủ tịch hội đồng thành viên; Giám đốc/tổng giám đốc; Ban kiểm soát).

Về chế độ tài chính: Thành viên phải góp đúng và đủ loại tài sản cam kết góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh;

Tăng, giảm vốn điều lệ: Theo quyết định của hội đồng thành viên công ty có thể tăng vốn điều lệ (tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận thành viên mới); Giảm vốn bằng các hình thức (Hoàn trả lại phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ góp vốn của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động 2 năm liên tục kể từ ngày đăng ký hoạt động kinh doanh); đồng thời vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

Chia lợi nhuận cho các thành viên: Chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, đồng thời vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Đặc điểm loại hình Công ty TNHH một thành viên

Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

Có tư cách pháp nhân;

Không được quyền phát hành cổ phần;

Tổ chức và quản lý theo một trong hai mô hình: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc và kiểm soát viên; Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc Tổng giám đốc và kiểm soát viên.

Về chế độ tài chính: Về vốn điều lệ chủ sở hữu phải góp đúng và đủ trong thời gian cam kết góp là 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Đặc điểm loại hình Công ty cổ phần

Số lượng thành viên tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động là ba cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa.

Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

Có tư cách pháp nhân;

Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Tổ chức quản lý công ty cổ phần: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Về chế độ tài chính: Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh

Đặc điểm loại hình Công ty Hợp danh

Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài ra các thành viên hợp danh, công ty có thể thêm các thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Tổ chức và quản lý: Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất;

Về vốn và chế độ tài chính: Do các thành viên góp ngay khi thành lập công ty. Công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn từ công chúng.

Đặc điểm loại hình Doanh nghiệp tư nhân

Do một cá nhân làm chủ;

Không có tư cách pháp nhân;

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Tư vấn ưu điểm vả hạn chế của từng loại hình doanh nghiệp

LOẠI HÌNHƯU ĐIỂMHẠN CHẾ
Doanh nghiệp

tư nhân

Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp.Không có tư cách pháp nhân. Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ doanh nghiệp.
Công ty TNHHNhiều thành viên cùng tham gia góp vốn cùng kinh doanh

Có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp

Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có
Công ty cổ phầnNhiều thành viên cùng tham gia góp vốn cùng kinh doanh

Có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp

Các cổ đong sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty

Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn; Có nhiều người không quen biết nhau; có thể có sự phân hóa thành nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.
Công ty hợp danhNhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty.

Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên

Các thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ trang trải số nợ của công ty.

Trình tự đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội được quy định tại điều 26 luật doanh nghiệp năm 2020, khi thực hiện tại Nam Việt Luật bao gồm đầy đủ các bước như sau.

Bước 1: Nam Việt Luật tiếp nhận thông tin thành lập công ty tại Hà Nội từ khách hàng

Để giúp hoàn thiện hồ sơ chính xác, nhanh chóng, tất nhiên quý khách hàng cần cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp của mình cho Nam Việt Luật. Các  thông tin này bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ trụ sở chính
  • Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
  • Vốn điều lệ
  • Danh sách các thành viên
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ và tiến hành soạn thảo hồ sơ

Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, Nam Việt Luật sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên sự thông nhất về các điều khoản giữa hai bên.

Trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp, Nam Việt Luật soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Hà Nội, sau đó gửi lại bộ hồ sơ này đến quý khách hàng ký tên xác nhận.

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nội

Theo luật doanh nghiệp năm 2020 quy định cụ thể hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với từng loại hình; Đối với công ty cổ phần (điều 22); Đối với công ty TNHH điều 21; đối với công ty hợp danh điều 20; đối với doanh nghiệp tư nhân điều 20.

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ doanh nghiệp;

Danh sách thành viên, cổ đông;

Giấy tờ kèm theo bao gồm: Bản sao thẻ căn cước, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên;

Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nội tới sở kế hoạch và đầu tư

Sau khi khách hàng đã ký đầy đủ vào hồ sơ, Nam Việt Luật tiếp nhận lại hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty tại Hà nội tới Phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Nam Việt Luật làm đại diện cho doanh nghiệp của bạn thực hiện các thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh cho đến khi hoàn thành và nhận kết quả.

Bước 4: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 03-05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Nam Việt Luật sẽ cử nhân viên đại diện nhận thay quý khách.

Bước 5: Bàn giao kết quả cho khách hàng

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như hoàn thành các thủ tục có liên quan, bước cuối cùng, Nam Việt Luật bàn giao kết quả cho quý khách hàng. Kết quả gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Dấu tròn công ty;
  • Công bố mẫu dấu;
  • Hồ sơ nội bộ công ty;
  • Điều lệ công ty;

Thủ tục sau thành lập công ty tại Hà Nội

Sau khai thành lập công ty tại Hà Nội doanh nghiệp phải làm gì?

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội.

Theo quy định tại điều 32 luật doanh nghiệp doanh nghiệp năm 2020 thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thông báo trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí nhà nước.

Nội dung đăng công bố: Bao gồm các nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Đăng ký khắc con dấu doanh nghiệp tại Hà Nội

Theo quy định tại điều 43 thì dấu doanh nghiệp được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số. Doanh nghiệp tự quyết định hình thức và số lượng con dấu.

Mở tài khoản ngân hàng

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng và thông báo về số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đến cơ quan thuế quản lý.

Miễn phí mở tài khoản ngân hàng và chọn số đẹp tại các ngân hàng: Vietcombank, techcombank, Viettinbank, MB, ACB….

Đăng ký mua chữ ký số cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Mua chữ ký số là bắt buộc để doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế để nộp thuế điện tử, giá chữ ký số là: 1.500.000 đồng, thời hạn sử dụng là 04 năm.

Kê khai thuế cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp làm thủ tục kê khai thuế và nộp các loại thuế sau:

Thuế môn bài: căn cứ vào nghị định 22-2020/NĐ-CP về thuế môn bài thì sau khi thành lập doanh nghiệp sẽ được miễn phí năm đầu tiên không phải nộp thuế. Từ năm thứ 2 trở đi doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp tờ khai thuế môn bài vào thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 30/1 năm sau.

Thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp mới thành lập phải thực hiện phương pháp tính thuế GTGT theo một trong hai phương pháp:

+ Phương pháp khấu trừ thuế: Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm: Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế; Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

+ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng tỷ lệ% nhân với doanh thu áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng các phương pháp khấu trừ thuế GTGT thì gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT.

+ Kê khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kê từ 50 tỷ đồng trở xuống. Với doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, việc kê khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất, kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch liền kề (12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo năm hay theo quý. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo cho cơ quan thuế chậm nhất là cùng mới thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu  khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp mới thành lập căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính doanh nghiệp thực hiện kê khai quyết toán thuế TNDN.

Thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, cá nhân trả thuế thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng. Nếu tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khau thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở xuống thì phải kê khai thuế theo quý. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân của quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn tới chi cục thuế sở tại Hà Nội

Các điều kiện để doanh nghiệp tại Hà Nội được phát hành hóa đơn:

Treo biển tại trụ sở chính công ty

Giấy tờ kèm theo: Hợp đồng thuê nhà; Chứng minh thư nhân dân+ hộ khẩu của chủ nhà; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản phô tô không cần công chứng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động tại trụ sở đã đăng ký

Người đại diện theo pháp luật, nhân viên chuyên môn ( Việt Luật hỗ trợ) để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế

Sau khi xong toàn bộ công đoạn trên doanh nghiệp sẽ làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử: (Biên bản kiểm tra trụ sở + Thông báo chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử).

Bằng những kinh nghiệm, kiến thức cũng như cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tại Nam Việt Luật, chúng tôi cam kết với khách hàng dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội uy tín, hiệu quả với chi phí hợp lý. Trong quá trình mở công ty tại Hà Nội hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội hoặc thành lập công ty tại TPHCM nếu như quý khách có nhu cầu thuê văn phòng thì cũng có thể liên hệ chúng tôi nhé!

Dịch vụ thành lập công ty tại Quận Hoàn Kiếm Hà Nội

Thành lập công ty tại quận Hoàn Kiếm Hà Nội là một trong những quận trung...

Dịch vụ thành lập công ty tại quận Ba Đình Hà Nội

Với hơn 15 năm cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại quận Ba Đình...

Dịch vụ thành lập công ty tại Đống Đa Hà Nội

Khi tiến hành thành lập công ty tại quận Đống Đa Hà Nội, cá nhân...

Dịch vụ thành lập công ty tại quận Cầu Giấy Hà Nội

Nhắc đến quận Cầu Giấy, Hà Nội thì không ai không biết đến nhiều địa...

Thành lập công ty tại Quận Thanh Xuân Hà Nội

Thanh xuân là một quận nội thành của thủ đô Hà Nội trong những năm...

Dịch vụ thành lập công ty tại quận Hà Đông Hà Nội

Hà đông là quận trung tâm của tỉnh Hà Tây cũ từ khi được sát...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Đông Anh Hà Nội

Đông Anh là một huyện nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội đây là...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Sóc Sơn Hà Nội

Sóc Sơn là một huyện phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là nơi có...

Dịch vụ thành lập công ty tại quận Hoàng Mai Hà Nội

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thành lập công ty...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Hoài Đức Hà Nội

Mặc dù là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội nhưng Hoài Đức...

Dịch vụ thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm Hà Nội

Bạn đang muốn thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm TP Hà Nội? Bạn...

Dịch vụ thành lập công ty tại quận Nam Từ Liêm Hà Nội

Nam Việt Luật đồng hành cùng các doanh nghiệp ngay từ bước tiếp cận thông...

Dịch vụ thành lập công ty tại quận Long Biên Hà Nội

Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn quận Long Biên là nơi đặt trụ sở...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Ba Vì【Trọn Gói A-Z】

So với các quận ngoại thành khác của thủ đô Hà Nội thì Ba Vì...

Dịch vụ thành lập công ty tại quận Tây Hồ Hà Nội

Theo thống kê của Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội, tính từ...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Phúc Thọ 【Trọn gói A-Z】

Với vị trí địa lý thuận lợi cách trung tâm Hà Nội 35km, nguồn lao...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức (Bao trọn gói)

Huyện Mỹ Đức là huyện ngoại thành của Hà Nội và không cách trung tâm...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Đan Phượng Hà Nội

Tổ chức cá nhân lựa chọn thành lập công ty tại Huyện Đan Phượng TP...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Gia Lâm Hà Nội

Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên Hà Nội

Theo thống kê của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội, số lượng...

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Thạch Thất Hà Nội

Nhiều doanh nghiệp thành lập công ty tại Huyện Thạch Thất bởi đây là một...

0778000555
0782222229
button