• Thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

    • Đầu tư nước ngoài
    • 5 /5 của 1 đánh giá

    Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì thị trường đầu tư trong và ngoài nước đã xuất hiện những sự chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt phải kể đến dòng vốn đầu tư từ nước ngoài ồ ạt chảy vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) hoặc gián tiếp (FPI). Từ đó, số lượng các giao dịch liên quan đến việc chuyển nhượng dòng vốn giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức kinh tế thế giới ngày càng tăng, với tổng giá trị của các giao dịch đó cũng ngày càng tăng theo. Tuy nhiên, khi có nhu cầu về chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng hiểu rõ và nắm hết được các quy trình cũng như các thủ tục pháp lý liên quan đến việc này. Thế nên hôm nay, thông qua bài viết bên dưới, Nam Việt Luật xin được trân trọng giới thiệu đến bạn đọc toàn bộ các thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài tại Việt Nam một cách dễ hiểu và chi tiết nhất nhé!

    1. ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    1.1 Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài

    Khi một công ty Việt Nam (100% vốn sỡ hữu của công dân Việt Nam) hay công ty có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam muốn thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài, thì nhà đầu tư là công dân nước ngoài đó cần đáp ứng các điều kiện sau bằng cách xuất trình được cấy giấy tờ liên quan gồm:


    Điều kiện chứng minh nhà đầu tư nước ngoài:

    • Nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương để chứng minh nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài một cách hợp pháp (Đối với cá nhân).
    • Nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hay còn gọi là giấy thành lập doanh nghiệp (Đối với tổ chức). 

    Điều kiện về chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài:

    • Nộp báo cáo về số dư tài khoản ngân hàng (đối với nhà đầu tư cá nhân) và phải được ngân hàng đó chứng nhận hợp pháp.
    • Nộp báo cáo tài chính 2 năm gần nhất (đối với nhà đầu tư tổ chức).
    • Tất cả các báo cáo về số dư tài khoản ngân hàng và báo cáo tài chính này cần phải được xác nhận của ngân hàng nước ngoài một cách hợp pháp, bên cạnh đó nhà đầu tư nước ngoài phải hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý trước báo cáo số dư và báo cáo tài chính này.
    • Nếu giấy tờ là tiếng nước ngoài thì phải được công chứng hợp pháp hóa lãnh sự mới được sử dụng tại Việt Nam. 
    • Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính là một trong những cơ sở căn bản, là thành phần quan trọng nhất để Sở Kế Hoạch và Đầu tư cân nhắc trong việc ra quyết định chấp thuận giấy đăng ký chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài hay không.

    2.2 Điều kiện ngành nghề kinh doanh

    Trước khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài thì các bên tham gia chuyển nhượng vốn cần:

    • Xem xét kỹ về ngành nghề mà mình đang kinh doanh có cho phép tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài hay không không?
    • Ngành nghề mà bạn đang kinh doanh có bị cấm đầu tư kinh doanh theo Điều 6 Luật Đầu Tư 2020 được trích dẫn bên dưới không?
    • Ngành nghề mà bạn đang kinh doanh có thuộc danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện nằm trong Điều 9 (được trích dẫn bên dưới) và phụ lục IV của Luật Đầu Tư 2020 không?
    • Ngành nghề của bạn có cho phép người nước ngoài tham gia vào quy trình đăng ký hoạt động không?
    • Ngành nghề bạn đang kinh doanh có thuộc danh sách các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài không?

    Đặc biệt, các bên cần chú ý xác định rõ:

    • Sau việc chuyển nhượng thì tỷ lệ vốn góp của người nước ngoài chiếm bao nhiêu phần trăm?
    • Tỷ lệ này có phù hợp với quy định nhận đầu tư từ nước ngoài với ngành nghề cụ thể mà pháp luật quy định không,  bởi có một số ngành nghề sẽ giới hạn phần trăm góp vốn.

    Ví dụ:

    • Tổ chức kinh doanh ngành du lịch phải có ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu là công dân Việt Nam;
    • Tổ chức kinh doanh ngành vận tải hàng hóa thì tỷ lệ góp vốn tối đa của người nước ngoài là 49%.
    • Đối với công ty đại chúng thì tỷ lệ sở hữu vốn tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài là 50% 
    • Đặc biệt đối với các loại hình công ty có liên quan chứng khoán và đầu tư chứng khoán thì tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài có thể lên tới 100% (theo Điều 77 Luật Chứng khoán 2019).

    Dưới đây là danh sách các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh để bạn tiện tham khảo:



    2.2 Điều kiện quốc phòng an ninh 

    Ngoài ra bạn cũng cần phải xem xét việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài có đảm bảo quốc phòng an ninh cho quốc gia không?

    Nếu không đảm bảo quốc phòng an ninh thì Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ từ chối xác nhận thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.

    2.3 Vị trí địa lý của tổ chức kinh tế nhận đầu tư tại Việt Nam

    Một điểm đáng lưu ý khác là nếu doanh nghiệp Việt Nam nhận đầu tư từ nước ngoài cho dự án tọa lạc các vùng đất thuộc đảo, quần đảo, thị trấn ven biển hay xã phường hay thị trấn ven biên giới thì doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đủ điều kiện hợp pháp để thực hiện chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.

    3. HAI YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

    3.1 Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của Nhà đầu tư nước ngoài:

    Theo quy định, khi một pháp nhân nước ngoài có giao dịch chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp với doanh nghiệp Việt Nam thì không phải trường hợp nào cũng đều bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy xác nhận đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư, mà chỉ những trường hợp được pháp luật quy định dưới đây mới phải thực hiện:

    • Mua cổ phần, phần vốn góp của các công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài tại phụ lục IV Luật Đầu Tư 2020;
    • Nếu quá trình chuyển nhượng góp phần dẫn đến việc người nước ngoài chiếm ít nhất (tối thiểu) từ 51% vốn điều lệ trở lên sau quá trình chuyển nhượng thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện xin văn bản chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư nơi có trụ sở chính của công ty Việt Nam tọa lạc.

    Tóm lại, nếu vốn sau chuyển nhượng, tỉ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài:

    • Ít hơn hoặc bằng 50%:

    - Nhà đầu tư nước ngoài đó có thể BỎ QUA bước này mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng vốn với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
    - Nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần làm giấy Đăng ký việc thay đổi thông tin thành viên góp vốn.

    • Nhiều hơn 51%:
      - Nhà đầu tư nước ngoài phải xin văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng vốn của Sở Kế hoạch đầu tư.
      - Sau khi được Sở Kế hoạch và đầu tư chấp thuận, nhà đầu tư mới tiến hành làm thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên góp vốn trên giấy phép kinh doanh sau đó.

    3.2. Xác định loại hình của công ty nhận đầu tư tại Việt Nam

     Trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam phải xác định kỹ loại hình của doanh nghiệp mình là:

    • Nhóm doanh nghiệp Việt Nam (100% vốn điều lệ và cổ đông là người Việt Nam);
    • Hay là Nhóm công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

    từ đó mới xác định được thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài cần làm bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có sự khác biệt về hồ sơ và thủ tục cần phải nộp.

    3.2.1  Đối với doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam

    Trường hợp này được hiểu là trước khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho doanh nghiệp Việt Nam (100% vốn Việt Nam) thì doanh nghiệp Việt Nam đó đã tồn tại từ trước và được đăng ký kinh doanh hợp pháp từ trước khi thủ tục chuyển nhượng vốn được tiến hành.

    Theo đó, khi một doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, khi muốn chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thì:

    1. Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Sở KH&ĐT. 
    2. Sau đó mới làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu/tên thành viên/số lượng cổ đông) trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép kinh doanh).

    3.2.2  Đối với doanh nghiệp Việt Nam có vốn nước ngoài

    Trường hợp này bạn có thể hiểu là trước khi mọi thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài được tiến hành thì bản thân doanh nghiệp nhận đầu tư tại Việt Nam đã là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ trước, và đã đăng ký kinh doanh hợp pháp tại Việt nam từ trước. Do đó, việc người nước ngoài góp vốn vào chỉ làm thay đổi số lượng, cơ cấu thành viên cổ đông góp vốn tỷ lệ vốn góp trong công ty đó mà thôi.

    Doanh nghiệp Việt Nam có vốn nước ngoài ở đây có thể hiểu là bao gồm:

    • Công ty có 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.
    • Hoặc là Công ty Liên doanh (vừa có một phần vốn Việt Nam, vừa có một phần vốn từ pháp nhân nước ngoài).

    Đối với doanh nghiệp Việt Nam có vốn nước ngoài, khi muốn thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thì:

    • Doanh nghiệp Việt Nam đó phải làm thủ tục thay đổi nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước;
    • Sau đó mới làm thủ tục thay đổi thông tin của thành viên cổ đông trên Giấy phép kinh doanh (tức giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

    4. CHI TIẾT THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

    4.1 Hồ sơ chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

    Hồ sơ phía Nhà đầu tư nước ngoài:

    • Nếu nhà đầu tư là cá nhân thì nộp Bản sao có công chứng hộ chiếu ; 
    • Nếu nhà đầu tư là tổ chức thì nộp Bản sao Giấy chứng nhận thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc văn bản tương đương xác nhận tư cách pháp nhân nước ngoài.
    • Văn bản đăng ký chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
    • Sao kê số dư tài khoản (đối với cá nhân) và báo cáo tài chính (đối với tổ chức) chứng minh việc hoàn thành góp đủ vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
    • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân đại diện phần vốn góp và thực hiện thủ tục (nếu có).

    Hồ sơ phía doanh nghiệp Việt Nam:

    • Giấy phép kinh doanh;
    • Quyết định/biên bản họp về việc thay đổi thành viên và cổ đông góp vốn của công ty;
    • Danh sách cổ đông mới hoặc sổ đăng ký cổ đông mới;
    • Hợp đồng chuyển nhượng vốn và và các giấy tờ chứng thực việc chuyển nhượng đã hoàn thành như (biên bản thanh lý) có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty.
    • Ngoài ra, nếu việc chuyển nhượng vốn có làm ảnh hưởng đến số lượng thành viên cổ đông và loại hình kinh doanh của công ty thì công ty cần làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh với các giấy tờ sau:
      - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, hoặc chuyển đổi loại hình công ty.
      - Nộp là công ty cổ phần thì nộp biên bản họp của đại hội đồng cổ đông
      - Nếu là công ty TNHH từ 2 thành viên thì nộp biên bản họp của hội đồng thành viên 
      - Nếu là công ty TNHH một thành viện thì nộp quyết định của chủ sở hữu công ty đồng ý cho phép chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.
    • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục (nếu có).

    4.2 Quy trình chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam (100% vốn Việt Nam)

    Bước 1: Thực hiện thủ tục nộp hồ sơ xin chấp thuận đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.

    Lưu ý:

    • Nếu tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài sau chuyển nhượng dưới 50% và ngành nghề không có quy định nào về điều kiện chuyển nhượng thì các bên không cần thực hiện bước này mà chỉ cần thực hiện bước 3 bên dưới.
    • Trường hợp hồ sơ đáp ứng điều kiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 
    • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    Nếu mua từ 51% vốn:

    Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện chuyển vốn trực tiếp vào tài khoản ngân hàng tại Việt Nam dành riêng cho việc chuyển nhượng vốn mà công ty Việt nam đã mở (Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư số 19/2014/TT-NHNN).

    Lưu ý:

    • Kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng, thành viên ở doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người nước ngoài phải nộp tờ khai kê khai thuế TNCN lên cơ quan thuế có thẩm quyền trong vòng chậm nhất là 10 ngày.
    • Nếu công ty Việt Nam mốn thay mặt cổ đông đóng thuế TNCN thì cần nộp thuế chậm nhất là trước ngày thực hiện bước thay đổi tên và số lượng cổ đông trên giấy phép kinh doanh ở bước 3.

    Bước 3: Tiến hành thủ tục thay đổi tên và số lượng cổ đông trên Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh.

    4.3  Quy trình chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài 

    Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư (nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính của công ty có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam) để xin văn bản chấp thuận cho chuyển nhượng vốn góp.

    Bước 2: Sau khi có văn bản thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn thì:

    Nếu sau chuyển nhượng, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm ít nhất từ 51% trở lên trong cơ cấu vốn điều lệ thì:

    • Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện chuyển vốn trực tiếp vào tài khoản ngân hàng Việt Nam mà công ty có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam đã mở dành riêng cho việc chuyển nhượng vốn này.
    • Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp này bắt buộc phải được mở tại ngân hàng ở Việt Nam.
    • Tài khoản vốn này có thể nhận VNĐ hay bằng đơn vị ngoại tệ đều được.
    • Sau khi góp vốn, các bên cần kê khai thuế thu nhập chuyển nhượng trực tiếp.

    Lưu ý:

    • Kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng, thành viên ở doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người nước ngoài phải nộp tờ khai kê khai thuế TNCN lên cơ quan thuế trong vòng chậm nhất là 10 ngày.
    • Nếu công ty Việt Nam mốn thay mặt cổ đông đóng thuế TNCN thì cần nộp thuế chậm nhất là trước ngày thực hiện bước thay đổi tên và số lượng cổ đông trên giấy phép kinh doanh ở bước 3.

    Bước 3: Thực hiện thủ tục thay đổi tên và số lượng cổ đông của công ty trên giấy Chứng Nhận Đầu Tư Giấy Đăng Ký Kinh Doanh tại cơ quan có thẩm quyền.

    Lưu ý: 

    • Đây là bước KHÁC BIỆT so với thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài trong công ty có 100% vốn Việt Nam. 
    • Thời gian xử lý hồ sơ trong bước này là 15 ngày làm ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ ra văn bản chấp thuận và chỉnh lý giấy chứng nhận đầu tư.
    • Vì việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài sẽ làm thay đổi thông tin cổ đông của doanh nghiệp, vì vậy khi chuyển nhượng cần thông báo tới cơ quan Có thẩm quyền trong vòng TỐI ĐA 05 ngày kể từ ngày chuyển nhượng. 

    4.4 Thời gian thực hiện dịch vụ chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

    Thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài:

    • Chờ chấp thuận cho đăng ký góp vốn, mua cổ phần tại Sở Kế Hoạch & Đầu tư sẽ mất 15 ngày làm việc. 
    • Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn, công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia sẽ tốn 05 ngày làm việc.
    • Toàn bộ quá trình có thể mất từ 20-30 ngày làm việc.

    4.5 Kết quả dịch vụ chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

    Sau khi thực hiện dịch vụ chuyển nhượng vốn cho nước ngoài, các bên sẽ có được các giấy tờ sau: 

    • Văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng vốn do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp;
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh) đã điều chỉnh thông tin cổ đông.

    5. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

    5.1 Nhà đầu tư nước ngoài cần điều kiện gì để thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn?

    Đáp: Nhà đầu tư nước ngoài cần có chứng minh nhân rõ ràng 2 điều kiện sau:

    Điều kiện chứng minh nhà đầu tư nước ngoài:

    • Nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương để chứng minh nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài một cách hợp pháp (Đối với cá nhân).
    • Nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hay còn gọi là giấy thành lập doanh nghiệp (Đối với tổ chức). 

    Điều kiện thứ hai về chứng minh năng lực tài chính:

    • Nộp báo cáo về số dư tài khoản ngân hàng (đối với nhà đầu tư cá nhân) và phải được ngân hàng đó chứng nhận hợp pháp.
    • Nộp báo cáo tài chính 2 năm gần nhất (đối với nhà đầu tư tổ chức).

    5.2 Công ty có yếu tố nước ngoài khi chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thì cần thực hiện thủ tục gì trước?

    Đáp: Đối với công ty có yếu tố nước ngoài, bạn cần làm thủ tục xin giấy chứng nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư trước. Sau khi được Sở chấp thuận, các bên tiến hành thay đổi nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư, sau đó mới làm thủ tục thay đổi trên giấy phép kinh doanh.

    5.3 Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài có phải nộp thuế không?

    Đáp: Đối với công ty cổ phần, cá nhân tại doanh nghiệp Việt Nam nhận phần chuyển nhượng từ doanh nghiệp nước ngoài phải nộp tờ khai thuế TNCN với mức thuế phí tương ứng là 0,1% trên tổng giá trị chuyển nhượng theo Thông tư 25/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2018.

    5.4 Khi nào phải xin chấp thuận chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài?

    Đáp:  Các bên phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận tại Sở kế hoạch và đầu tư về việc sẽ chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài khi thuộc một trong ba trường hợp sau:

    Trường hợp thứ nhất: Ngành nghề thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện trong việc tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài.

    Cụ thể, theo Nam Việt Luật nhận thấy hiện tại hầu hết các ngành nghề kinh doanh thông dụng đối với công ty Việt Nam đều là lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như: 

    • Mua bán hàng hóa, 
    • Xây dựng, 
    • Lắp đặt, Sửa chữa, ... do đó hầu hết các công ty khi có nhà đầu tư nước ngoài tham gia là thành viên, cổ đông đều phải trải qua bước xin chấp thuận này.

    Trường hợp thứ hai:  Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của người nước ngoài trên 50% hoặc số lượng thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chiếm đa số.

    Trường hợp thứ ba:   Nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch của các nước không nằm trong WTO và không có các hiệp định thương mại, đầu tư ký kết với Việt Nam.

    5.5 Thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài nộp hồ sơ tại đâu?

    Đáp: Các bên tiến hành nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT nơi có doanh nghiệp Việt nam hoặc nơi có doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tọa lạc.

    5.6 Thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài làm trong bao lâu?

    Đáp:  Toàn bộ quá trình có thể mất từ 20-30 ngày làm việc. 

    Trong đó:

    • Chờ Sở Kế Hoạch & Đầu tư chấp thuận cho đăng ký góp vốn, mua cổ phần sẽ tốn của bạn khoảng 15 ngày làm việc. 
    • Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn, công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia sẽ tốn 05 ngày làm việc.

    6. Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ tư vấn chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài tại Nam Việt Luật

    Khách hàng được các luật sư, chuyên viên với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tư vấn

    Đội ngũ luật sư tư vấn tại Nam Việt Luật với hơn 10 năm kinh nghiệm luôn am hiểu và nắm rõ mọi đặc điểm của nhiều hình thức đầu tư cũng như những rắc rối pháp lý mà các nhà đầu tư thường gặp, do đó, chúng tôi luôn luôn thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên pháp lý chuẩn xác.

    Dịch vụ trọn gói hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

    Tại Nam Việt Luật, chúng tôi hỗ trợ từ A-Z mọi vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài của doanh nghiệp bạn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

    • Đại diện khách hàng thực hiện trọn gói thủ tục chuyển nhượng vốn; 
    • Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài;
    • Tư vấn điều kiện người nước ngoài nhận chuyển nhượng;
    • Tư vấn, nhận, soạn thảo và nộp tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài;
    • Tư vấn thủ tục đăng ký thay đổi thông tin thành viên; 
    • Rà soát, tư vấn giúp khách hàng soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng • Soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng vốn; 
    • Nhận kết quả và bàn giao kết quả sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài;
    • Tư vấn và hỗ trợ kê khai thuế thu nhập cá nhân cho các bên sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài;
    • Tư vấn những vấn đề pháp lý phát sinh khi chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.


    Đặc biệt:

    Người nước ngoài sau khi góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn cho doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam có thể được hưởng các ưu đãi theo luật đối với nhà đầu tư, như được xin cấp thẻ tạm trú dài hạn 2 - 5 năm, mà gia hạn visa tạm trú cho người nước ngoài lại là lĩnh vực pháp lý chuyên môn mà Nam Việt Luật có thể hỗ trợ chuyên sâu cho bạn. Thật tiện lợi phải không nào!

    Không dùng lại ở đó, khi bạn sử dụng dịch vụ chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài tại Nam Việt Luật, chúng tôi còn đảm bảo:

    • Thủ tục, hồ sơ nhanh gọn;
    • Phí dịch vụ hợp lý;
    • Dịch vụ hỗ trợ tận tình.
    • Kết quả dịch vụ nhanh;

    7.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    7.1 Xu hướng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

    • Việt Nam là một trong những quốc gia có triển vọng đầu tư nước ngoài nhất ở Đông Nam Á. Đất nước ta nổi bật với nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số ngày càng tăng và lực lượng lao động trẻ. 
    • Thế nên các nhà đầu tư nước ngoài luôn bị thu hút bởi tiềm năng tăng trưởng, mức lương thấp và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam.

    Do đó:

    • Các công ty và quốc gia nước ngoài đang đổ hàng tỷ đô la vào Việt Nam mỗi năm. Điều này đã giúp nền kinh tế của đất nước phát triển và giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
    • Việt Nam đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài từ của nhiều nước, nổi bật như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.

    Cụ thể:

    • Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng 35% từ năm 2017 đến năm 2018. 
    • Trong năm 2020, Việt Nam lần đầu lọt vào nhóm 20 nền kinh tế nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất với 16 tỷ USD. 
    • Trong năm 2018, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 1,81 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
    • Trung Quốc đã đầu tư ổn định vào Việt Nam kể từ năm 1994 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2018. 
    • Trong những năm sắp tới,Trung Quốc cũng là người cam kết nhiều tiền nhất - 15 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 

    Tóm lại, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam ta đã rất cao và được dự báo là sẽ còn tăng trưởng cao hơn nữa trong thập kỷ kế tiếp.

    7.2 Hiểu về chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

    Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài là việc chủ sở hữu (cổ đông, thành viên góp vốn, nhà sáng lập) của một doanh nghiệp tại Việt nam quyết định bán lại, nhượng lại một phần hoặc toàn bộ vốn mà họ đã góp trong phần vốn điều lệ của một công ty Việt Nam (đã được đăng ký kinh doanh hợp pháp trước đó) sang cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. 

    Sau khi thực hiện việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thì:

    • Chủ sở hữu có thể còn lại một phần vốn trong công ty tại Việt Nam
    • Hoặc có thể không còn lại phần vốn nào đó đã chuyển nhượng 100% (chuyển nhượng toàn phần) vốn sang cho bên nước ngoài.

    Công ty tại Việt Nam có thể chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài được chia thành 2 loại:

    • Công ty có 100% vốn việt nam;
    • Công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

    Bên nước ngoài có thể hiểu là:

    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài;
    • Tổ chức có giấy phép đăng ký kinh doanh tại nước ngoài;

    Vậy nên nếu quý doanh nghiệp đang tìm hiểu về thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài hay chỉ đơn giản là cần một người bạn đồng hành về pháp lý để xử lý mọi rắc rối phát sinh thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Nam Việt Luật ngay thông qua số điện thoại ở bên dưới chân website nhé. Chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn ngay! Xin cảm ơn.

Thông báo
Gọi điện thoại