Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức (Bao trọn gói)

Huyện Mỹ Đức là huyện ngoại thành của Hà Nội và không cách trung tâm của thủ đô Hà Nội quá xa, khi thành lập công ty tại Huyện Mỹ Đức các doanh nghiệp thường lựa chọn làm nơi sản xuất, làm kho chứa hàng, xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất, xưởng sản xuất… vì với địa thế là đất đai màu mỡ, dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào. Nắm bắt được các nhu cầu thiết thực của khách hàng về các dịch vụ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, kế toán thuế. Nam Việt Luật cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức TP Hà Nội trọn gói, uy tín, chuyên nghiệp của Nam Việt Luật sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại, đẩy nhanh quá trình thành lập công ty, hạn chế được rủi ro pháp lý không đáng có.

Chúng tôi luôn thấu hiểu những khó khăn mà các công ty khởi nghiệp mới thành lập sẽ gặp phải. Nên Nam Việt Luật mong muốn sẽ là người bạn đồng hành của các công ty từ khi đăng ký thành lập cho đến sự phát triển sau này. Bài Viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ các dịch vụ thành lập công ty tại Nam Việt Luật về quy trình dịch vụ và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và kết quả nhận được. 

1. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC HÀ NỘI

Khi thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức:

  • Đối với cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ Chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên góp vốn thành lập công ty là cá nhân; 
  • Đối với tổ chức: bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thành viên góp vốn là tổ chức kèm theo Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ Chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp của tổ chức tại doanh nghiệp mới.
  • Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi thành lập công ty tại Mỹ Đức, yêu cầu thêm giấy tờ như Lý lịch tư pháp (dịch vụ cầm đồ), yêu cầu về vốn pháp định (bưu chính, cho thuê lại lao động, xuất khẩu lao động, ..), Nam Việt Luật sẽ hướng dẫn thêm tùy từng nội dung mà khách hàng mong muốn khi thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức.

2. TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC

– Tư vấn, trao đổi và chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức.

Bước 1: Lựa chọn loại hình kinh doanh, Nam Việt Luật sẽ tư vấn để khách hàng hiểu rõ được đặc điểm của từng loại hình và xác định được loại hình nào là phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.

Bước 2: Lựa chọn tên công ty: Khách hàng nên lựa chọn những tên riêng ngắn gọn, dễ nhớ, gây ấn tượng với đối tác nhưng không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã có. Để kiểm tra xem tên công ty có bị trùng hay không, khách hàng có thể truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tra tên.

Bước 3: Xác định đia chỉ trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở là địa điểm liên lạc, là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trên lãnh thổ Việt Nam, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Cần lưu ý những vẫn đề sau:

– Không đặt trụ sở tại Chung cư trừ trường hợp chứng minh được địa chỉ dự định đăng ký có chức năng kinh doanh, thương mại (như giấy phép xây dựng, phương án kiến trúc, sổ đỏ riêng…)

– Không đặt trụ sở tại địa chỉ không rõ ràng về số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường, trừ khi có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.

Bước 4: Xác định vốn điều lệ: là số vốn do thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê kha và tự chịu trách nhiệm, không cần chứng minh qua tài khoản ngân hàng hay bằng tiền mặt.

Bước 5: Xác định ngành nghề kinh doanh. Hệ thống ngành nghề Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg, doanh nghiệp có quyền đăng ký và hoạt động kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đến với Nam Việt Luật, khách hàng  chỉ cần đưa ra các cụm từ hoặc nội dung muốn kinh doanh, chúng tôi sẽ áp mã theo quyết định và gửi khách hàng lựa chọn.

Bước 6: Xác định người đại diện theo pháp luật. Về chức danh nên để chức danh người đại diện là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Vì chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch Hội đồng quản trị là chức danh cao nhất trong công ty và không nhất thiết phải đăng ký trên đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên;
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
  • Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  • Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
  • Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Tuyển dụng lao động; 

– Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức lên cơ quan có thẩm quyền:

Bước 1: soạn thảo hồ sơ thành lập, các giấy tờ pháp lý theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội. Nam Việt Luật sẽ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến đến nộp hồ sơ,  sửa đổi, đóng lệ phí và nhận kết quả với cơ quan nhà nước.

Sau 03-05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lệ phí môn bài nộp theo các bậc sau khi đăng ký vốn điều lệ:

Bậc 1

Trên 10 tỷ

Tiểu mục : 2862

3.000.000 VNĐ

Bậc 2

Từ 10 tỷ trở xuống

Tiểu mục : 2863

2.000.000 VNĐ

Bậc 3

Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, xưởng sản xuất,….

Tiểu mục: 2864

1.000.000 VNĐ

Thời hạn : Nộp tiền lệ phí môn bài từ ngày 01/01-30/01 hàng năm

 

3. TƯ VẤN CÁC LOẠI HÌNH THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CẦN NẮM ĐƯỢC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC

Tại khóa XIV, kỳ họp thứ 9 ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định có các loại hình như sau: tại chương 3, chương 4, chương 5, chương 6, chương 7 luật doanh nghiệp đã quy định các đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp: Quy định về Doanh nghiệp tư nhân;Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;Công ty cổ phần;Công ty hợp danh 

Thứ nhất, Tư vấn về chủ thể khi thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức

  • Nếu chỉ có 1 chủ thể góp vốn (cá nhân hoặc tổ chức): Bắt buộc phải thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc Doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu có 2 chủ thể góp vốn đến 50 chủ thể góp vốn: Bắt buộc phải thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh. Nếu có từ 3 chủ thể góp vốn trở lên: Có thể thành lập công ty TNHH nhưng tối đa không quá 50 người hoặc thành lập công ty cổ phần (không giới hạn về số lượng cổ đông).

Thứ hai, tư vấn về chế độ chịu trách nhiệm khi thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình tức là kể cả tài sản doanh nghiệp và tài sản cá nhân về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên: Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã đăng ký.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty, tách biệt hoàn toàn tài chính cá nhân.
  • Công ty cổ phần: các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Nếu như thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh của công ty.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành:

  • Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh đều có cơ cấu tổ chức và chế độ vận hành quản lý khá dễ dàng. Do đặc điểm toàn quyết định của chủ sở hữu hay hầy hết là những người quen biết, tin tưởng lẫn nhau cùng thành lập và quản lý.
  • Công ty cổ phần : do đặc điểm không hạn chế số lượng tối đa về số lượng cổ đông. Vì vậy, trong nội bộ dễ có sự đối kháng giữa các nhóm cổ đông nên việc quản lý sẽ phức tạp hơn các loại hình khác.
  • Khắc con dấu công ty. 

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bãi bỏ quy định liên quan đến đăng công bố mẫu con dấu lên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiêp (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Do đó, sau khi khắc dấu tại đơn vị khắc dấu có chức năng khắc dấu, Nam Việt Luật sẽ gửi kèm quyết định ban hành mẫu con dấu để doanh nghiệp ban hành và sử dụng trong quá trình hoạt động công ty.

4. BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC HÀ NỘI

STT

Nội dung thực hiện

Gói Cơ Bản (A)

Gói Trung

Bình (B)

Gói Đầy Đủ (C)

Gói Trọn gói (D)

Gói VIP (E)

1

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

X

X

X

X

X

2

Khắc dấu tròn + Thông báo mẫu dấu

X

X

X

X

X

3

Đăng bố cáo thành lập

X

X

X

X

X

4

Thủ tục khai thuế ban đầu

X

X

X

X

5

Thủ tục áp dụng phương pháp tính thuế

X

X

X

X

6

Thông báo phát hành hóa đơn

X

X

X

7

Chữ ký số khai thuế (1 năm)

X

X

X

8

Hóa đơn điện tử 200 số

X

X

X

9

Dấu chức danh (01 dấu)

X

X

X

10

Bảng hiệu (25 x 35) treo tại trụ sở

X

X

X

11

Miễn phí báo cáo thuế quý đầu tiên

X

X

X

12

Thông báo số tài khoản ngân hàng

X

X

13

Thuê địa chỉ đăng ký kinh doanh mở công ty 500k/tháng tại Sóc Sơn (12 tháng tặng 01 tháng)

X

 

Tổng Chi Phí (chưa VAT)

1,200,000

1,990,000

4,990,000

5.300.000

11,300,000

 

Tổng Thời gian(Ngày làm việc)

4-7 ngày

4-10 ngày

4-15 ngày

4-20 ngày

4-20 ngày

 

5. CÁC THỦ TỤC BẮT BUÔC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC 

Công ty kinh doanh ngành nghề không có điều kiện thì khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu là đã có thể thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để duy trì, vận hành và đúng đủ các thủ tục, doanh  nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

Bước 1: Đăng công bố trên cổng thông tin điện tử quốc gia (Nam Việt Luật đã đăng công bố ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng).

Bước 2: Treo biển hiệu tại địa chỉ trụ sở chính đã đăng ký.

Bước 3: Đăng ký chữ ký số để tiến hành kê khai thuế qua mạng điện tử. Luật quản lý thuế quy định tất cả doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng (có hiệu lực từ ngày 01/03/2013).

Bước 4: Tờ khai lệ phí môn bài. Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động, sản xuất kinh doanh. Đây là một điểm mới rất đáng chú ý vì nếu thành lập công ty vào đầu năm, rất dễ bị quên không đẩy tờ khai lệ phí môn bài dẫn đến bị phạt không đáng có.

Mức thuế môn bài hiện hành như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Đơn vị phụ thuộc: chi nhánh, địa điểm kinh văn phòng đại diện: 1.000.000 đồng/năm.

Thời hạn nộp thuế môn bài: Chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm, đối với công ty thành lập mới được miễn thuế môn bài năm đầu tiên (kể cả đơn vị trực thuộc của đơn vị đang được miễn). Do vậy, đến năm sau năm thành lập doanh nghiệp mới phải đóng thuế môn bài (lưu ý đẩy tờ khai lệ phí môn bài trước khi nộp thuế).

Bước 5: Phát hành hóa đơn điện tử. Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định: Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn. Do đó, Doanh nghiệp cần chủ động trước để tránh trường hợp không thể xuất được hóa đơn khi cần thiết. Nếu gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào Nam Việt Luật sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí và cung cấp dịch vụ với giá ưu đãi nhất. Khi phát hành hóa đơn, Doanh nghiệp cần lưu ý khi cơ quan thuê xuống kiểm tra gồm:

  • Treo biển tại trụ sở chính;
  • Hợp đồng thuê nhà;
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân + hộ khẩu của chủ nhà;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Con dấu của doanh nghiệp;
  • Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
  • Người đại diện theo pháp luật bắt buộc phải có tại trụ sở để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.

Bước 6: Nộp các Báo cáo theo quý, báo cáo tài chính, báo cáo và văn bản khác (nếu có) đúng mẫu, nội dung và đúng thời hạn. Cụ thể như sau:

  • Thời hạn nộp tờ khai, báo cáo:
  • Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;
  • Thời hạn Nộp báo cáo tài chính năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

Dù công ty có phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra hay không, thì khi đến thời hạn trên công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Mức phạt do nộp chậm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

  1. Phạt cảnh cáo: quá thời hạn từ 01-05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

  2. Phạt tiền từ 2 triệu đồng – 5 triệu đồng: quá thời hạn từ 01-30 ngày, không có tình tiết giảm nhẹ.

  3. Phạt tiền từ 5 triệu đồng – 8 triệu đồng: quá thời hạn từ 31-60 ngày.

  4. Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng: quá thời hạn từ 61-90 ngày; từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh thuế phải nộp; không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp các phụ lục theo quy định.

  5. Phạt tiền từ 15 triệu đồng – 25 triệu đồng: quá thời hạn từ 90 ngày, có phát sinh thuế phải nộp và đã nộp đầy đủ trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết dịnh kiểm tra thanh tra thuế hoặc lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Lưu ý: Trường hợp dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì doan nghiệp còn bị phạt vì chậm nộp tiền thuế.

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai:

  • Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Việc nắm bắt được thời hạn nộp các loại thuế, báo cáo là rất quan trọng, mức phạt áp dụng theo Nghị định mới cũng cao hơn so với Quy định trước. Ngoài dịch vụ thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức, Nam Việt Luật còn cung cấp nhiều dịch vụ khác cho doanh nghiệp trong đó có dịch vụ kế toán kê khai thuế. 

Với những chia sẻ trên chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho khách hàng những kiến thức cần thiết để bước đầu tiến thành thủ tục thành lập công ty tại huyện Mỹ Đức TP Hà Nội Chúng tôi cam kết tư vấn tận tình, làm việc chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ tối ưu nhất cho khách hàng hạn chế được rủi ro và chi phí cho các doanh nghiệp mới thành lập, tiết kiệm được thời gian tối đa nhất cho các khách hàng. Nếu có thắc mắc gì quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí.  

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button