Tư vấn thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền

Trên thương trường kinh doanh đầy khó khăn, để cái tên thương hiệu của mình không bị người tiêu dùng lãng quên, các doanh nghiệp thường tích cực vận động quảng cáo, quảng bá, tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để gây chú ý, bằng mọi cách tạo được ấn tượng trong tâm trí mọi người. Bằng cách đó, sự xuất hiện lập đi lập lại của nhiều cái tên thương hiệu quen thuộc trên các biển quảng cáo cũng ngày càng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, in sâu hơn vào tâm trí người tiêu dùng hơn. Do đó, nhận thức về hình ảnh của các thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng Việt trong thời gian gần đây cũng được nâng cao đáng kể. Chính vì thế mà chủ đề “đăng ký thương hiệu độc quyền” là một chủ đề rất thời sự, bởi nó giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng đang có mặt tràn lan khắp nơi trên thị trường. Trong thập kỷ qua, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam đã trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng. Nguyên nhân là do luật rõ ràng về chủ thể này mới chỉ được hoàn thiện trong thời gian gần đây, và việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho một sáng chế, sản phẩm hoặc dịch vụ cũng gây tốn kém mất thời gian cho doanh nghiệp. Vậy quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền tại Việt Nam theo cập nhật mới nhất như thế nào? Lợi ích khi đăng ký thương hiệu độc quyền là gì? Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu thì uy tín? Tất cả sẽ được Nam Việt Luật giải đáp ngay trong bài viết bên dưới. Xin mời các bạn xem tiếp nhé!

1. ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN KHÁC GÌ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN?

Trước khi hiểu được đăng ký thương hiệu độc quyền là gì, bạn cần phân biệt rõ các khái niệm “nhãn hiệu” và “thương hiệu” khác nhau như thế nào để hiểu rõ hoàn cảnh sử dụng và mục đích dùng từ cho chính xác.

Nhãn hiệu, tên tiếng Anh là “trade”, còn thương hiệu, từ tiếng anh là “brand”.

Hiện nay, hai cụm từ  “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày và mọi người vẫn thường hay hiểu lầm hai khái niệm này thực chất là một. Tuy nhiên tùy vào bối cảnh, hoàn cảnh và mục đích sử dụng mà hai khái niệm này có những khác biệt nhất định.

Điểm giống nhau giữa “nhãn hiệu” và “thương hiệu”:

  • Nhãn hiệu và thương hiệu đều là một từ, cụm từ hoặc ký hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm và dịch vụ.
  • “Nhãn hiệu” và “thương hiệu” đều là tài sản vô hình quý giá nhất của doanh nghiệp, góp phần tạo sự tin cậy cho khách hàng khi giao dịch với doanh nghiệp.
  • Không những thế “nhãn hiệu” và “thương hiệu” còn giúp định giá cổ phiếu của doanh nghiệp khi lên sàn,  xác định mức giá trị tài sản của doanh nghiệp trong các trường hợp khác như góp vốn đầu tư, xác định tổng giá trị chuyển nhượng, chuyển giao vốn chủ sở hữu trong các thủ tục kinh doanh nhất định.
  • Thuật ngữ “nhãn hiệu” (trade) bắt nguồn từ từ “tradere” trong tiếng Latinh, có nghĩa là mang hoặc chuyển tải.Từ “nhãn hiệu” có nguồn gốc từ từ “truyền thống” trong tiếng Pháp, có nghĩa là “truyền thống”.

Tai Việt Nam, theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

  • Các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau gọi là Nhãn Hiệu.
  • Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Trong các dấu hiệu để nhận biết doanh nghiệp, có bao gồm biểu trưng (logo) và khẩu hiệu đặc trưng (slogan).

Thương hiệu (Brand) là thuật ngữ được phổ cập rộng rãi và sử dụng phổ biến và ở nước ta trong đời sống, kinh doanh cũng như việc giảng dạy về marketing trong các trường đại học nên nó vô tình ăn sâu vào nhận thức người dân và trong đa số tình huống hàng ngày thì nhãn hiệu (trade) và thương hiệu (brand) có ý nghĩa không khác biệt nhau.

Điểm khác nhau giữa “nhãn hiệu” và “thương hiệu”:
Điểm khác biệt thứ nhất giữa “nhãn hiệu” và “thương hiệu” nằm ở bối cảnh sử dụng từ ngữ của nó. Cụ thể, khi luận bàn về các vấn đề pháp lý, các tranh chấp cũng như các luật bảo hộ, cơ quan chức năng thường sử dụng từ “nhãn hiệu”, còn ở góc độ kinh doanh, marketing, nói chuyện trong đời sống hàng ngày chúng ta thường dùng cụm từ “thương hiệu”

Điểm khác biệt thứ hai giữa “nhãn hiệu” và “thương hiệu” đó là chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được pháp luật và Nhà Nước công nhận và bảo hộ, được ghi rõ ràng trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, còn “ thương hiệu” chỉ là giá trị cảm nhận lưu lại trong tâm trí khách hàng đặc trưng cho một doanh nghiệp nhất định. Thương hiệu được tạo ra khi doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình để làm sự tin cậy, tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường.

  • Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu độc quyền đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng đối tượng “thương hiệu” lại không được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Tuy nhiên trong bài viết này, để đơn giản, Nam Việt Luật xin được dùng từ “đăng ký thương hiệu độc quyền” để nói về việc “đăng ký nhãn hiệu độc quyền” theo pháp luật quy định.
  • Trong bài viết này, hai cụm từ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” này hoàn toàn có ý nghĩa như nhau và không ảnh hưởng gì đến việc đăng ký thương hiệu độc quyền của bạn.

 

Tóm lại:

  • Đăng ký thương hiệu độc quyền là việc chủ sở hữu doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu Trí tuệ để ghi nhận quyền được toàn quyền sở hữu độc quyền (là chủ sở hữu duy nhất) của thương hiệu đó và được là đối tượng  DUY NHẤT sử dụng thương hiệu tùy ý theo cách mình muốn.
  • Đăng ký thương hiệu độc quyền là giải pháp duy nhất để giúp chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ khi bị gian thương đạo nhái, xâm phạm, làm ảnh hưởng xấu đến doanh thu, danh tiếng và uy tín của mình trên thương trường.

2. LỢI ÍCH KHI ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN LÀ GÌ?

Nhãn hiệu bao gồm nhiều biểu tượng xác định nguồn gốc, xuất xứ của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Mục đích của việc đăng ký thương hiệu là ngăn chặn người khác sử dụng cùng tên hoặc các tên tương tự (nhãn hiệu) mà không được chủ sở hữu cho phép. Ở một số quốc gia, luật pháp cũng yêu cầu doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ngay cả khi chưa có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra với tên nhãn hiệu đó.

Nói cách khác, việc đăng ký thương hiệu độc quyền giúp:

  • Việc sử dụng thương hiệu của bạn trong đời sống, kinh doanh, sản xuất được được pháp luật bảo vệ.
  • Quyền lợi của chủ sở hữu thương hiệu đó sẽ không bị người khác xâm phạm do sử dụng chung cùng một tên thương hiệu để gây hiểu lầm hay làm tổn hại đến doanh thu, danh tiếng, tình hình kinh doanh, uy tín, danh dự trên thương trường của chủ sở hữu đó.
  • Đăng ký nhãn hiệu độc quyền giúp bảo vệ bạn và doanh nghiệp của bạn trước những người muốn sao chép sản phẩm của bạn. Họ có thể sử dụng các tên tương tự nhưng cố gắng sao chép tên thương hiệu của bạn hoặc họ sao chép nguyên xi bao bì mẫu mã sản phẩm, dịch vụ của bạn nhưng gắn tên của họ trên đó.
  • Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục không bắt buộc nhưng thực sự là việc làm rất cần thiết và cấp bách đối với bất kỳ công ty nào hoạt động trong thương mại trên thế giới. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi tình trạng đạo nhái, ăn cắp hình ảnh, tên thương hiệu đang ngày càng diễn biến phức tạp và chuyên nghiệp hơn.
    Là chủ sở hữu nhãn hiệu, bạn phải tuân theo các quy tắc nhất định để có thể bảo vệ nhãn hiệu của bạn và tên của nhãn hiệu.
  • Khi bạn đăng ký nhãn hiệu, bạn đang mang lại cho doanh nghiệp của mình sự công nhận trong nước và quốc tế. Điều này sẽ giúp khách hàng biết đến bạn nhiều hơn và cũng sẽ cung cấp cho mọi người sự tin cậy tuyệt đối khi giao dịch với doanh nghiệp của bạn.
  • Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu độc quyền còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các lượt hiển thị quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm và trong các chiến dịch quảng cáo, đặc biệt khi nói đến các từ khóa như “tên thương hiệu” hoặc “logo”.

3. LƯU Ý TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp lý, Nam Việt Luật nhận thấy hiểu lầm phổ biến nhất của mọi doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu là việc họ không có chuẩn bị trước và chưa có bất kỳ hình dung gì về kế hoạch dự định sử dụng thương hiệu của mình trong tương lai, nói chính xác hơn là họ còn chưa biết chính xác hàng hóa / sản phẩm / dịch vụ đi kèm thương hiệu sắp đăng ký độc quyền là hàng hóa /sản phẩm / dịch vụ gì.

Chủ doanh nghiệp thường tư duy rằng chỉ cần đăng ký độc quyền cho nhãn hiệu trước, có giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền trước xong rồi sau đó muốn làm gì cũng được. Muốn dán thương hiệu đó lên sản phẩm, dịch vụ nào thì dán tùy ý vì thương hiệu đã được mình độc quyền sở hữu nên làm gì cũng được.

Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một tư duy hoàn toàn sai lầm.

LƯU Ý 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC DANH MỤC HÀNG HÓA / DỊCH VỤ CẦN KHAI BÁO

Để tiện cho việc quản lý thị trường của cơ quan chức năng, người nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ phải tiến hành khai báo xem mình sẽ độc quyền thương hiệu cho sản phẩm gì, dịch vụ gì thì, và chỉ được độc quyền thương hiệu cho sản phẩm đó, dịch vụ đó mà thôi chứ không không được đăng ký chung chung để “giành phần” độc quyền cái tên thương hiệu trước rồi sản phẩm tính sau theo cách suy nghĩ thông thường.

Vi dụ:

  • Nhãn hiệu OMO sẽ được đăng ký độc quyền cho lĩnh vực bột giặt/nước giặt quần áo hoặc nhãn hiệu Sunlight sẽ được đăng ký cho lĩnh vực nước rửa chén (1 thương hiệu phải được gắn với 1 hàng hóa cụ thể khi đăng ký thương hiệu độc quyền).
  • Nhãn hiệu Co.op Mart sẽ được đăng ký cho nhóm ngành dịch vụ siêu thị / mua bán hàng hóa hoặc Viettravel sẽ được đăng ký cho lĩnh vực dịch vụ du lịch (1 thương hiệu phải được gắn với 1 dịch vụ cụ thể khi đăng ký thương hiệu độc quyền).

LƯU Ý 2: SỐ LƯỢNG THƯƠNG HIỆU / HÀNG HÓA / DỊCH VỤ TRÊN MỘT ĐƠN ĐĂNG KÝ

  • Mỗi MỘT đơn yêu cầu đăng ký thương hiệu độc quyền chỉ được áp dụng cho việc đăng ký cho MỘT thương hiệu tại một thời điểm nhất định.
  • Tuy nhiên, trên cùng một đơn yêu cầu đăng ký thương hiệu độc quyền, người nộp đơn có thể kê khai MỘT hoặc NHIỀU danh mục hàng hóa / sản phẩm và dịch vụ đi kèm thương hiệu này để được bảo hộ.

4. CÁC LOẠI HÌNH ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, hiện nay tại Việt Nam, có hai hình thức đăng ký thương hiệu độc quyền, đó là đăng ký thương hiệu độc quyền cho sản phẩm, và đăng ký thương hiệu độc quyền cho dịch vụ.

Cụ thể tại bảng phân nhóm danh mục sản phẩm và dịch vụ được đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ bao gồm 45 nhóm trong đó:

  • Nhóm hàng hóa / sản phẩm có thể đăng ký thương hiệu độc quyền là 34 nhóm.
  • Nhóm ngành dịch vụ có thể đăng ký thương hiệu độc quyền là 11 nhóm.

Bạn cầm tham khảo danh sách 45 nhóm ngành nghề được đăng ký thương hiệu độc quyền dưới đây để biết mình thuộc nhóm nào nhé!

5. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Bước 01: Chủ thương hiệu tiến hành tra cứu tại website của Cục Sở Hữu Trí Tuệ (http://iplib.noip.gov.vn) để xem tên thương hiệu mình chọn có còn khả dụng để đăng ký độc quyền không.
Bước này giúp đảm bảo rằng tên thương hiệu của bạn là duy nhất và chưa có ai đăng ký độc quyền tên thương hiệu của bạn trước đó.

Bước 2: Xác định nhóm ngành hàng hóa-sản phẩm hoặc dịch vụ mà tên thương hiệu được gắn vào thuộc nhóm ngành số bao nhiêu trong số 34 ngành hàng hóa và 11 ngành dịch vụ được quy định bởi Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký thương hiệu (theo mẫu mới nhất) của Cục Sở Hữu Trí Tuệ.
  • Nếu bạn tự đi nộp hồ sơ đăng ký thì mang kèm bản sao có công chứng CMND hoặc căn cước công dân của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Nếu bạn nhờ tổ chức khác nộp đơn hộ thì phải có giấy Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký.
  • Hóa đơn, chứng từ chứng minh bạn đã hoàn tất lệ phí.
  • Bản file mềm (JPEG) mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
  • Họ tên, địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì họ tên, địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh);

Bước 04: Nộp Hồ Sơ tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam và chờ giải quyết theo trình tự:

Hồ sơ Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền được xử lý theo nguyên tắc ai nộp trước ưu tiên xử lý trước, và phải trải qua các tiền trình thẩm định tiết như sau:

  • Thẩm định hình thức đơn Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền (mất từ 01-02 tháng).
    Lưu ý:

    • Các đơn không hợp lệ sẽ được Cục Sở Hữu Trí Tuệ nêu rõ điểm cần sửa đổi, bổ sung và chủ thương hiệu có thời hạn tối đa 02 tháng để hoàn thiện các thiếu sót này trước khi sang tiến trình công bố đơn đăng ký thương hiệu độc quyền.
    • Chỉ có đơn Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền hợp lệ mới được tiếp tục bước sang tiến trình công bố đơn đăng ký thương hiệu độc quyền.
  • Công bố đơn Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp (mất khoảng 1 tháng);
  • Tiến hành thẩm định nội dung đơn Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền (mất từ 16-18 tháng). Đây là bước tốn kém thời gian nhất của toàn bộ quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền.

Bước 05: Ra quyết định cấp Giấy Bảo Hộ Nhãn Hiệu Độc Quyền

6. THỜI HẠN CỦA GIẤY ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN

Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền do Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (không có hiệu lực trên thị trường quốc tế)

Khác với các loại giấy tờ khác, Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền có giá trị trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn chứ không phải từ ngày cấp. Đây là một điểm mà chủ sở hữu doanh nghiệp cũng nên hết sức chú ý.

Gia hạn Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền:

  • Khi Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền hết hạn thì có thể có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn được thêm 10 năm.
  • Để gia hạn thì chủ sở hữu thương hiệu đó, người nộp đơn hay chủ doanh nghiệp phải nộp lệ phí gia hạn và thực hiện các thủ tục gia hạn theo luật định.
  • 6 tháng TRƯỚC khi Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền hết hiệu lực, bạn có thể nộp đơn xin gia hạn tiếp nếu có nhu cầu.
  • Thời hạn nhận đơn xin gia hạn Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền (GCNDKTHĐQ)  kéo dài 12 tháng: từ 6 tháng TRƯỚC khi GCNDKTHĐQ hết hạn đến tối đa 6 tháng SAU khi GCNDKTHĐQ hết hạn.
  • Lưu ý nếu gia hạn sau khi Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền hết hạn thì mức phí mà người nộp đơn xin gia hạn phải trả càng cao.
  • Lệ phí gia hạn muộn sẽ tự động tăng thêm mỗi tháng và tăng thêm một khoảng bằng 10% lệ phí gia hạn;
  • Nhìn chung tổng chi phí để gia hạn Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền sẽ dao động khoảng 1.100.000 – 1.200.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm.

7. CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

Mọi người cần lưu ý khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền là theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chi phí bạn sẽ trả cho thủ tục này hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi quyền sử dụng cũng như số lượng các sản phẩm/dịch vụ (sẽ được phân theo nhóm) mà bạn dự tính sẽ gắn thương hiệu của mình gắn lên.

Số lượng sản/phẩm dịch vụ sử dụng thương hiệu đó càng nhiều thì chi phí làm thủ tục cũng sẽ càng cao.

Tại Nam Việt Luật:

  • Phí đăng ký thương hiệu độc quyền cho nhóm thứ nhất từ sản phẩm-dịch vụ thứ 1 đến thứ 6 thì chi phí là 2.500.000 đ. Từ sản phẩm- dịch vụ thứ 7 trở đi cộng thêm 300.000 đ.
  • Phí đăng ký cho nhóm thứ hai từ từ sản phẩm-dịch vụ thứ 1 đến thứ 6 là 2.000.000 đ. Từ sản phẩm/ dịch vụ thứ 7 trở đi cộng thêm 300.000 đ.
  • Sau khi có kết quả, lệ phí cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền là: 500.000 đ.

Ví dụ bạn cần đăng ký thương hiệu “ABC” độc quyền cho danh mục hàng hóa / dịch vụ nhóm thứ nhất gồm:

  1. Dao
  2. Kéo
  3. Muỗng
  4. Nĩa
  5. Đũa
  6. Chén bát
  7. Đĩa
  8. Nồi niêu
  9. Chảo

Và danh mục hàng hóa / dịch vụ nhóm thứ hai gồm:

  1. Tủ
  2. Kệ
  3. Ghế
  4. Bàn
  5. Giường
  6. Nệm
  7. Chăn

Thì tổng chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền được tính như sau:

  • Chi phí cho nhóm thứ nhất = 2.500.000 + 3 x 300.000 = 3.400.000 đ
  • Chi phí cho nhóm thứ hai = 2.000.000 + 1 x 300.000 = 2.300.000 đ
  • Lệ phí cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền: 500.000đ
  • Tổng chi phí sẽ là: 6.200.000đ.

8. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI NAM VIỆT LUẬT

  • Bạn phân vân không biết tên thương hiệu mình chọn đã có ai đăng ký độc quyền trước mình hay chưa?
  • Bạn không biết quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền tiến hành như thế nào?
  • Bạn không biết quy trình đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị những loại giấy tờ, hồ sơ gì?
  • Bạn phân vân không biết nhóm ngành sản phẩm – dịch vụ mà thương hiệu bạn độc quyền thuộc nhóm ngành số mấy?

Đừng lo lắng! Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những vướng mắc trên.

  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ được hơn cho 5000+ doanh nghiệp có được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền, Nam Việt Luật tự tin là đối tác giàu kinh nghiệm nhất tại TPHCM giúp bạn hoàn tất được thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền một cách sớm nhất.
  • Nam Việt Luật sẽ thay mặt bạn soạn thảo, dịch thuật, công chứng và nộp mọi loại giấy tờ pháp lý cần thiết cho quá trình đăng ký thương hiệu độc quyền.
  • Không những thế, dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền trọn gói của Nam Việt Luật còn giúp bạn theo dõi, phản hồi tức thời, kịp lúc trong những tình huống mà cục Sở Hữu Trí Tuệ cần yêu cầu phản hồi gấp.
  • Như bạn đã biết, quy trình từ lúc nộp đơn đến lúc cầm được giấy bảo hộ nhãn hiệu độc quyền trên tay có thể mất từ 20-28 tháng, có người phải chờ vài tháng rồi sau đó hồ sơ đăng ký bị trả về do không hợp lệ.
  • Do đó, việc sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Nam Việt Luật giúp bạn tránh được những rủi ro đến từ việc hồ sơ bị thiếu sót, thông tin kê khai không chính xác nên bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Ngoài ra, Nam Việt Luật còn:

  • Tư vấn chính xác cho bạn về khả năng thành công của việc đăng ký xin bảo hộ nhãn hiệu.
  • Tư vấn Ngành nào nên và không nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Tư vấn điều hướng việc kê khai các nhóm ngành sao cho tiết kiệm chi phí nhất cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ soạn công văn trả lời phức tạp khi các tình huống tranh chấp độc quyền thương hiệu xảy ra.
  • Hỗ trợ luật sư tư vấn độc quyền thương hiệu cho bạn khi quyền lợi của bạn bị chủ thương hiệu khác xâm hại.
  • Đồng hành cùng bạn trong suốt 20-28 tháng để theo dõi, phản hồi, thông báo đến bạn kết quả của giấy đăng ký thương hiệu độc quyền.
  • Đại diện cho bạn nhận giấy chứng nhận thương hiệu độc quyền từ Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Việc đăng ký thương hiệu độc quyền được giải quyết dựa trên nguyên tắc ai nộp đơn trước sẽ được bảo hộ trước. Do đó, nếu bạn thực sự đang ấp ủ dự định đăng ký thương hiệu độc quyền cho thương hiệu của mình, thì hãy nhanh tay liên hệ với Nam Việt Luật thông qua số điện thoại ở bên dưới chân website nhé. Chúng tôi tự tin là đối tác có hơn 10 kinh nghiệm trong việc hoàn tất thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền, cam kết đồng hành cùng bạn đến khi bạn thực sự cầm được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền trên tay. Sự hài lòng của bạn là mục tiêu tối thượng của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn.

0778000555
0909608102
button