Việt Nam được biết đến là nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu năm, ngành nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Vì thế, nước ta có đa dạng các loại nông sản phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Là một sản phẩm thiết yếu không thể thiếu trong đời sống của con người, thì sản xuất nông sản không bao giờ bị coi là một ngành nghề kinh doanh lỗi thời. Ngành sản xuất nông sản hiện đang được các nhà đầu tư trẻ khởi nghiệp với nhiều hình thức đa dạng khác nhau, đem lại nhiều thành tựu mới mẻ trong ngành nông nghiệp của nước nhà. Hiện nay, người tiêu dùng không chỉ cần số lượng về nông sản lớn mà còn đang thật sự rất cần những doanh nghiệp mang tới những thực phẩm sạch, an toàn để đảm bảo chất lượng mâm cơm của gia đình người tiêu dùng. Bởi vậy, thành lập công ty sản xuất nông sản đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản được thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nam Việt Luật để biết thêm chi tiết.
Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh trồng rau sạch
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Điều kiện thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Thủ tục & Hồ sơ xin cấp các Giấy phép con khi thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Những lưu ý sau khi thực hiện thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Dịch vụ thành lập công ty sản xuất nông sản tại Nam Việt Luật
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:
Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty sản xuất nông sản
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập công ty sản xuất nông sản
Nông sản bao gồm rất nhiều loại sản phẩm, chúng đều là kết quả quá trình trồng trọt tạo ra. Các loại nông sản phổ biến như sau: lúa gạo, bột mì, sữa, rau quả tươi, chè, cà phê, hạt tiêu, điều… khi thực hiện hoạt động kinh doanh các loại nông sản thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện liên quan. Cụ thể, căn cứ vào STT 169 Phụ lục IV Luật đầu tư 2020 thì sản xuất rau quả tươi là ngành nghề có điều kiện (kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nên muốn công ty được đưa vào hoạt động thì phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với lĩnh vực kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 21 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì rau quả tươi sẽ thuộc thực phẩm tươi sống: Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
Vì vậy, khi công ty thực hiện sản xuất rau, củ, quả tươi phải đáp ứng các điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống. Các điều kiện cụ thể đối với từng lĩnh vực kinh doanh được quy định tại Điều 23 Luật An toàn thực phẩm 2010, nội dung cụ thể dưới đây:
Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
“Điều 23. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
c) Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
d) Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
e) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.”
Bên cạnh đáp ứng các điều kiện trên, công ty kinh doanh nông sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất nông sản
Như đã phân tích ở Mục 2, sẽ tùy vào loại nông sản mà công ty lựa chọn kinh doanh mà chuẩn bị các thủ tục để xin cấp Giấy phép con liên quan. Nếu công ty lựa chọn kinh doanh sản xuất rau, củ tươi hoặc xuất khẩu gạo thì doanh nghiệp phải xin giấy phép con và chứng chỉ đi kèm để công ty có thể đi vào hoạt động. Lúc này, thủ tục & hồ sơ sẽ gồm 2 giai đoạn là: thành lập công ty sản xuất nông sản và thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập công ty sản xuất nông sản
Để thành lập công ty sản xuất nông sản sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh để doanh nghiệp lựa chọn mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp. Nhưng dù mặt hàng kinh doanh là gì doanh nghiệp cũng cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập công ty sản xuất nông sản bao gồm các thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty sản xuất nông sản phù hợp với loại hình doanh nghiệp mình lựa chọn;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập doanh nghiệp; bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của Người đại diện pháp luật và người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.
Sau 03 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty kinh doanh sản xuất nông sản.
Bước 2: Đăng bố cáo thông tin công ty sản xuất nông sản trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, thông tin của công ty sản xuất nông sản sẽ được Phòng Đăng ký kinh doanh đăng công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung thông tin trên con dấu tròn của mình.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật
Trồng rau sạch đang được nhiều đơn vị đầu tư, khai thác
Giai đoạn 2: Hoàn tất hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Nam Việt Luật sẽ ngành nghề là kinh doanh rau, củ tươi và để làm ví dụ về xin các chứng chỉ liên quan để mọi người được hiểu rõ. Theo đó, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới có thể tiến hành hoạt động. Về thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục để xin cấp các Giấy phép con được quy định tại các điều trong Luật an toàn thực phẩm 2010. Cụ thể như sau:
Thành phần hồ sơ
“Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
(Nội dung điều khoản được hướng dẫn bởi Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013)
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp. Quy định về khám sức khỏe: theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 “Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định”. Vì vậy, yêu cầu “xét nghiệm phân” sẽ do cơ quan y tế quyết định phụ thuộc vào mùa dịch, vùng dịch.
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.”
Trình tự, thủ tục cấp phép
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền cấp phép
Theo quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm được hướng dẫn bởi Điểm 5 và Điểm 6 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013, thì thẩm quyền cấp phép Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
5. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều sản phẩm do từ 2 Bộ quản lý trở lên:
Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh cho đối tượng doanh nghiệp này. Trong thời gian Thông tư chưa được ban hành, việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh đối với các sản phẩm do Bộ Công Thương quản lý đề nghị thực hiện theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương.
6. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều sản phẩm có quy mô vừa do Bộ Công Thương và Sở Công Thương thụ lý hồ sơ: Cơ sở có thể nộp hồ sơ theo phân cấp quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 hoặc nộp hồ sơ về Bộ Công Thương thụ lý.
Những kinh nghiệm khi thành lập công ty sản xuất nông sản
Để kinh doanh lĩnh vực sản xuất nông sản thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề liên quan, như vậy mới thực hiện được mục đích kinh doanh của mình.
>> Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh
* Các ngành nghề cùng mã ngành tương ứng doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh gồm:
– Mã ngành 0118: Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh
– Mã ngành 1030: Chế biến và bảo quản rau quả
– Mã ngành 0122: Trồng cây lấy quả chứa dầu
– Mã ngành 0121: Trồng cây ăn quả
– Mã ngành 0125: Trồng cây cao su
– Mã ngành 0119: Trồng cây hàng năm khác
– Mã ngành 0124: Trồng cây hồ tiêu
– Mã ngành 0128: Trồng cây gia vị, cây dược liệu
– Mã ngành 0123: Trồng cây điều
– Mã ngành 0127: Trồng cây chè
– Mã ngành 0126: Trồng cây cà phê
– Mã ngành 4632: Bán buôn thực phẩm
– Mã ngành 4620: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
– Mã ngành 4631: Bán buôn gạo
– Mã ngành 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
– Mã ngành 4721: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện về vốn, về chứng chỉ hành nghề, về giấy phép… mới được đi vào kinh doanh.
>> Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện
– Trường hợp công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép.
1. Một số lưu ý khác khi thành lập công ty sản xuất nông sản
Để có thể thành lập công ty sản xuất nông sản thành công thì bên cạnh việc đăng ký ngành nghề kinh doanh và soạn thảo hồ sơ, doanh nghiệp cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Lưu ý khi đặt tên cho công ty sản xuất nông sản
– Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty. Tên của công ty sản xuất nông sản phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.
– Tên công ty sản xuất nông sản có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.
>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty
Lưu ý khi chọn loại hình phù hợp cho công ty
– Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với mô hình công ty sản xuất nông sản của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn.
– Một số loại hình công ty phổ biển hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
>> Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
Lưu ý khi chọn người đại diện theo pháp luật
– Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm.
– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Người đại diện của công ty sản xuất nông sản có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.
Lưu ý về vốn và kê khai vốn điều lệ cho công ty
– Khi thành lập công ty sản xuất nông sản, doanh nghiệp cần lưu ý là phải chuẩn bị đủ vốn tối thiểu. Vốn tối thiểu này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính hay vốn góp của từng doanh nghiệp, hơn nữa, một số trường hợp còn phụ thuộc vào quy định về vốn của từng ngành nghề.
>> Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?
– Bên cạnh vốn tối thiểu, doanh nghiệp sẽ cần kê khai vốn điều lệ phù hợp theo khả năng hoặc quy định mỗi ngành nghề sẽ kinh doanh:
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không có yêu cầu về vốn thì có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy ý, tức là tùy vào khả năng tài chính hay mong muốn doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ ở mức 5 triệu đồng hoặc 5 tỷ đồng. Bởi vì pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa trong trường hợp này. Tuy nhiên, doanh nghiệp đừng kê khai vốn điều lệ quá thấp, vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín công ty trong mắt khách hàng và đối tác.
>> Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, mà cụ thể là vốn pháp định thì sẽ cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn với mức vốn pháp định được quy định.
>> Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
Lưu ý khi chọn địa chỉ đặt trụ sở công ty
– Công ty sản xuất nông sản cần có địa chỉ hoạt động kinh doanh thì mới được phép đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty có thể đặt ở nhà riêng có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, bạn có thể tận dụng nhà của người thân, bạn bè.
– Tuy nhiên, không được đặt công ty ở khu chung cư hay tập thể phục vụ mục đích để ở. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam và cấm sử dụng địa chỉ giả.
>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty
2. Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty – Tránh bị XỬ PHẠT
Bên cạnh những thủ tục khi thành lập doanh nghiệp sản xuất nông sản, những vấn đề cần lưu ý liên quan thì để công ty có thể hoạt động kinh doanh đúng quy định, bạn cần hoàn tất các thủ tục liên quan sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh. Cụ thể như sau:
Kinh nghiệm treo bảng hiệu cho công ty sản xuất nông sản
– Doanh nghiệp đặt làm bảng hiệu của công ty mình, sau đó treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý. Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…
Kinh nghiệm công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty. Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Lưu ý: Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp sản xuất nông sản sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.
Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty
– Doanh nghiệp mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau đó, làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.
Kinh nghiệm mua chữ ký số điện tử để đóng thuế online
– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online. Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
Kinh nghiệm kê khai và đóng thuế
Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty sản xuất nông sản. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
– Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
– Thuế môn bài, công ty sản xuất nông sản phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Kinh nghiệm góp vốn vào công ty
– Công ty sản xuất nông sản có thể tiến hành góp vốn bằng tài sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.
– Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty sản xuất nông sản là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết. Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.
>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
Kinh nghiệm khắc con dấu công ty
– Công ty sản xuất nông sản sẽ cần có con dấu riêng cho công ty mình. Do đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng khắc con dấu sau khi có mã số thuế. Hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên phải đảm bảo có đủ những thông tin cần thiết về tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp. Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp công bố mẫu dấu sẽ sử dụng công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Kinh nghiệm thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
– Nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên. Hoặc để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật
Kinh nghiệm phát hành hóa đơn GTGT
– Công ty sản xuất nông sản thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.
4. Những câu hỏi, vấn đề được quan tâm khi thành lập công ty
– Khởi nghiệp là hoạt động để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh và xây dựng mô hình hoạt động để đem lại doanh thu, lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà các cá nhân, doanh nghiệp đang nhắm đến. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra làm cho các doanh nghiệp băn khoăn, ví dụ như sau đây:
- Thành lập công ty có tốn nhiều thời gian không ?
>>> Tham khảo ngay: Thời gian thành lập công ty
- Mở công ty – thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có tốn nhiều chi phí không?
>>> Tham khảo ngay: Chi phí thành lập công ty – Hồ sơ thành lập công ty
- Nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty ở đâu? Thành lập lập doanh nghiệp ở đâu uy tín? Dịch vụ ở đâu vừa uy tín vừa tiết kiệm được chi phí trong thời gian đầu hoạt động ?
>>> Tham khảo ngay: Thành lập công ty ở đâu uy tín?
Dịch vụ thành lập công ty sản xuất nông sản tại Nam Việt Luật
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ giúp bạn những thông tin cơ bản nhất để để thành lập công ty sản xuất nông sản, hy vọng những thông tin trên đây sẽ góp phần giúp cho những đơn vị có nhu cầu có thể hình dung sơ bộ về điều kiện cũng như những công tác cần thực hiện. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:
- Tra cứu miễn phí & Tư vấn đặt tên công ty phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn các thông tin ban đầu như: trụ sở đăng ký công ty, mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty;
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & giấy phép con cần thiết;
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thành lập công ty: thuế, hóa đơn điện tử, biển hiệu,…
- Nộp hồ sơ thay cho khách hàng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản – Nam Việt Luật
——————————————————————————————————–
Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về thủ tục đăng ký thành lập công ty sản xuất nông sản dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Các thủ tục cũng như điều kiện thành lập công ty nông sản tương đối khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu. Đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến số Hotline của Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn giải đáp miễn phí nhé!
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.