Tư vấn thành lập văn phòng kiến trúc

Trình tự thành lập văn phòng kiến trúc như thế nào? Mở văn phòng kiến trúc thì cần chuẩn bị những điều kiện gì? Nếu bạn đang băn khoăn những vấn đề này thì bài viết sau đây, Nam Việt Luật sẽ làm rõ thủ tục mở văn phòng thiết kế kiến trúc một cách cụ thể để bạn tham khảo, qua đó thuận lợi thực hiện thành lập văn phòng hoạt động kiến trúc thành công.

1/ Nhữn yếu tố cần lưu ý khi muốn thành lập văn phòng kiến trúc

Để mở một văn phòng kiến trúc và hoạt động hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau. Những yếu tố này cũng có thể xem là điều kiện để thành lập văn phòng kiến trúc thành công

Khả năng, trình độ của bạn (người đứng đầu)

– Có thể thấy thiết kế kiến trúc là một lĩnh vực đòi hỏi có năng khiếu nên khá kén chọn người gắn bó được với ngành này. Không phải ai cũng có thể dễ để làm nghề này, trở thành kiến trúc sư và kiến tạo nên những ngôi nhà đẹp cho mọi người.

– Đầu tiên để có thể mở văn phòng thiết kế kiến trúc chính là đòi hỏi khả năng và trình độ của người chủ. Không đơn thuần là việc học vài ba khóa học là bạn có thể trở thành kiến trúc sư được và mở công ty thiết kế riêng cho mình.

– Một công ty/văn phòng thiết kế kiến trúc đòi hỏi người đứng đầu phải có đủ chín chắn, đủ kinh nghiệm và kiến thức, điều này có thể có được qua quá trình dài trau dồi kiến thức sách vở cũng như kinh nghiệm làm việc nhiều năm để trải nghiệm thực tế.

Nhân sự đầy đủ để thiết kế hoàn chỉnh một công trình

– Để thành lập văn phòng văn phòng kiến trúc thì vấn đề nhân sự cần được coi trọng. Theo đó, đội ngũ nhân viên chủ chốt của văn phòng kiến trúc chắc chắn phải là những người có chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế. Và có thể thấy nhân lực ngành thiết kế kiến trúc không phải dễ tìm, đặc biệt là những người có chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

– Bên cạnh đó, việc chuẩn bị nhân sự cho các bộ phận khác như kinh doanh, marketing, kế toán… Nhân sự phòng ban đầy đủ và đáp ứng được chuyên môn thì văn phòng làm việc mới hoạt động trơn tru được.

Chuẩn bị về tài chính

– Khả năng tài chính khi quyết định mở văn phòng kiến trúc cũng là tiêu chí quan trọng không kém bởi cần phải có đảm bảo tài chính mới có thể trả lương cho các nhân viên và trang trải chi phí hoạt động trong giai đoạn đầu khởi sự kinh doanh.

– Việc chủ động chuẩn bị về mặt tài chính cũng như có số vốn đảm bảo thì sẽ giúp văn phòng, công ty không bị rơi vào thế bị động.

2/ Hồ sơ thành lập văn phòng kiến trúc

Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau nếu như muốn thành lập văn phòng kiến trúc:

– Giấy đề nghị thành lập văn phòng kiến trúc (có thể tham khảo theo mẫu);

– Điều lệ của văn phòng kiến trúc (có thể tham khảo theo mẫu);

– Danh sách các cổ đông, thành viên (có thể tham khảo theo mẫu);

– Bản sao công chứng các loại chứng chỉ hành nghề thiết kế, kiến trúc;

– Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn hạn hoặc thẻ căn cước công dân của các cổ đông hoặc thành viên;

– Chứng chỉ hành nghề đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải có chứng chỉ như: giám sát thi công, thiết kế công trình,…

– Quyết định bổ nhiệm quản lý/ người đứng đầu văn phòng kiến trúc;

– Hợp đồng lao động đối với các lao động không phải là cổ đông hoặc thành viên góp vốn nhưng lại giữ chức vụ quản lý của văn phòng kiến trúc;

– Một số tài liệu khác có liên quan nếu pháp luật yêu cầu.

Một số ngành nghề liên quan đến kiến trúc bao gồm:

– Thiết kế kiến trúc công trình công cộng

– Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng

– Thiết kế kiến trúc công trình đường bộ

– Thiết kế kiến trúc công trình giao thông

– Thiết kế quy hoạch xây dựng, kiến trúc công trình

– Khảo sát địa hình và đo đạc bản đồ

– Khảo sát địa chất công trình;

– Và một số ngành nghề tư vấn – thiết kế kiến trúc khác.

3/ Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng kiến trúc

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn mở văn phòng kiến trúc của Nam Việt Luật, quý khách hàng sẽ được:

– Tư vấn về mô hình, cơ cấu tổ chức của văn phòng kiến trúc;

– Tư vấn về phương thức hoạt động và các điều hành văn phòng;

– Tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ cần phải thực hiện của các thành viên, cổ đông công ty;

– Tư vấn về mối quan hệ giữa những người quản lý của công ty

– Tư vấn về tỷ lệ góp vốn và các phương thức;

– Tư vấn về việc chia lợi nhuận và các xử lý nghĩa vụ phát sinh;

Sau đó, Nam Việt Luật sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ giúp khách hàng bao gồm:

– Biên bản về việc họp thành lập văn phòng kiến trúc;

– Giấy đề nghị thành lập văn phòng kiến trúc;

– Dự thảo điều lệ Công ty;

– Soạn thảo danh sách thành viên, cổ đông góp vốn;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc);

– Hợp đồng lao động giữa công ty và người đứng đầu chi nhánh (người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc);

Trên đây là phần chia sẽ những điều kiện cần chuẩn bị vàchi tiết thủ tục thành lập văn phòng kiến trúc. Nếu còn vướng mắc hay cần tư vấn thêm quy định khi mở văn phòng kiến trúc, hãy liên hệ trực tiếp cho Nam Việt Luật, để được hỗ trợ giải đáp cụ thể nhé

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button