Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Đồ dùng thủy tinh đã trở nên thông dụng, phổ biến trong đời sống con người. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, rất nhiều nhà đầu tư đã góp vốn thành lập các công ty sản xuất thủy tinh. Trong quá trình tư vấn và thực hiện thủ tục cho nhiều khách hàng, Nam Việt Luật nhận được rất nhiều thắc mắc, yêu cầu tư vấn của khách hàng liên quan đến việc thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh, Nam Việt Luật sẽ đưa ra những lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh để các bạn tham khảo.

Những lưu ý quan trọng nhất khi thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Trong phạm vi bài viết này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Điều kiện – Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh
  • Thủ tục & hồ sơ – Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh
  • Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh
  • Dịch vụ kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh tại Nam Việt Luật

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý về kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh:

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 quy định về lệ phí môn bài đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Điều kiện – Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Khi xác định các điều kiện thành lập doanh nghiệp, bạn cần lưu ý những kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh dưới đây:

1. Kinh nghiệm xác định điều kiện về chủ thể thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Khi bắt đầu quyết định thành lập công ty, bạn cần xem xét bản thân cùng những người tham gia thành lập công ty với mình (nếu có) có quyền được thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp hay không theo Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 hay không.

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự...

2. Kinh nghiệm xác định điều kiện tên công ty sản xuất hàng thủy tinh

Khi thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh, bạn cần đặt tên công ty theo các yêu cầu tại Điều 37, Điều 38, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh lâu năm của chúng tôi, tên công ty bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã được thành lập trước đó có thể khiến hồ sơ thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh của bạn không được Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận.

Điều 37. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

5….

Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Một kinh nghiệm quan trọng khác là để tránh trường hợp tên công ty sản xuất hàng thủy tinh của bạn bị trùng với doanh nghiệp khác, bạn có thể kiểm tra tên doanh nghiệp mình dự định thành lập qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi lựa chọn tên cho công ty của mình.

3. Kinh nghiệm lựa chọn trụ sở chính công ty sản xuất hàng thủy tinh

Địa chỉ trụ sở chính là yếu tố quyết định cơ quan quản lý thuế trực tiếp cho công ty của bạn. Bạn phải lựa chọn trụ sở chính theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bạn cần nhớ một lưu ý quan trọng rằng, hồ sơ khi thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay Hợp đồng thuê văn phòng để chứng minh, tuy nhiên, địa chỉ trụ sở công ty không được là nhà chung cư và nhà tập thể vì chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định luật Nhà ở. Đây cũng là một kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh quan trọng mà bạn cần phải lưu tâm.

4. Kinh nghiệm xác định vốn cho công ty sản xuất hàng thủy tinh

Công ty sản xuất hàng thủy tinh không yêu cầu vốn pháp định, bạn có thể chọn góp số vốn tùy theo khả năng của mình và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty.

Việc góp vốn có thể thực hiện góp bằng các loại tài sản như quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020:

Điều 34. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Mức vốn điều lệ của công ty sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem thêm: Cách nộp thuế môn bài đơn giản nhanh chóng

5. Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh khi ghi ngành, nghề kinh doanh

Sản xuất hàng thủy tinh không phải là ngành, nghề bị cấm kinh doanh; không thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, bạn cần lựa chọn các ngành nghề liên quan đến sản xuất hàng thủy tinh khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.

Một lưu ý quan trọng cho bạn khi ghi ngành, nghề kinh doanh vào hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh, bạn phải ghi mã ngành nghề cấp 4 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Xem thêm: Hệ thống ngành nghề kinh tế cấp 4

Các ngành nghề cùng mã ngành tương ứng công ty sản xuất hàng thủy tinh có thể đăng ký kinh doanh gồm:

  • Mã ngành 2310: Sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh
  • Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn hàng gốm, sứ, thủy tinh

  • Mã ngành 4759: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ, thủy tinh trong các cửa hàng chuyên doanh

  • Mã ngành 4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ

Chi tiết: Bán lẻ hàng gốm sứ, thủy tinh lưu động hoặc tại chợ.

6. Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh khi xác định nhân sự

Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh, bạn cần đáp ứng đủ số lượng chủ thể tối thiểu tham gia thành lập tương ứng với từng loại hình. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, khi bạn muốn thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh dưới loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh cần có ít nhất 02 thành viên tham gia, loại hình công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân chỉ có 01 thành viên/chủ sở hữu, loại hình công ty cổ phần cần có ít nhất 03 thành viên tham gia.

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, bạn có thể tham khảo bài viết: Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất!

Những kinh nghiệm quan trọng khi xác định điều kiện thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Thủ tục & hồ sơ đăng ký – Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Khi đã chuẩn bị tốt những điều kiện để thành lập công ty sản xuất thủy tinh, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh dưới đây để chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ và các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (trong trường hợp thành lập Công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (trong trường hợp thành lập Công ty cổ phần);
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp có sự tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Văn bản ủy quyền người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh;
  • Các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
  • Lưu ý rằng, trường hợp bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký chỉ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bạn cần chú ý chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ theo danh sách trên. Bạn cũng cần lưu ý, Giấy tờ pháp lý cá nhân trong hồ sơ phải là bản sao được công chứng trong thời hạn 06 tháng trước ngày thực hiện thủ tục.

Khi kê khai thông tin, bạn cũng cần lưu ý ghi chính xác, đầy đủ thông tin đăng ký. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp do nhầm lẫn hoặc thiếu hiểu biết dẫn đến kê khai sai/ thiếu thông tin nên bị cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo sửa đổi hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ và Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi công ty của bạn dự định đặt trụ sở chính. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty sản xuất hàng thủy tinh.

Hiện nay, tất cả các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đều được thực hiện thông qua Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bạn chỉ cần truy cập vào website và thực hiện các bước theo hướng dẫn.

Sau khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được chấp thuận, thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Nội dung công bố thực hiện theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:

Điều 32. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh;

b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Bước 3: Công ty sản xuất hàng thủy tinh tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp

Công ty liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp có dấu ban hành; doanh nghiệp không phải thông báo về mẫu con dấu cho Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Thực hiện các công việc sau khi thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh cho thấy nhiều khách hàng thường không chú ý các công việc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, dẫn đến thực hiện sai quy định, không hoạt động được trên thực tế. Để được chính thức hoạt động, công ty sản xuất hàng thủy tinh phải thực hiện thêm các công việc sau:

  • Thực hiện treo bảng hiệu công ty: Công ty sản xuất hàng thủy tinh đặt làm bảng hiệu của công ty mình, sau đó treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính để thuận tiện cho việc quản lý. Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…
  • Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số

Đăng ký tài khoản ngân hàng: Chủ công ty sản xuất hàng thủy tinh mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty.

Mua chữ ký số điện tử: Công ty sản xuất hàng thủy tinh cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến. Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

  • Thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuê: Nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên hoặc để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí.

Tham khảo thêm: Dịch vụ báo cáo thuế

  • Thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp: Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bạn cùng các thành viên/ cổ đông khác (nếu có) phải góp đủ số vốn đã cam kết. Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp

  • Tiến hành thông báo phát hành hóa đơn: Doanh nghiệp thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.
  • Tiến hành kê khai và đóng thuế: Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty sản xuất hàng thủy tinh. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
    • Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
    • Thuế môn bài: Công ty sản xuất hàng thủy tinh phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Những kinh nghiệm quan trọng nhất khi chuẩn bị hồ sơ và thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Kinh nghiệm khi thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

Với nhiều năm kinh nghiệm khi thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh cho khách hàng, Nam Việt Luật lưu ý với các bạn một số lưu ý quan trọng sau:

  • Nếu bạn cùng góp vốn thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh với nhà đầu tư nước ngoài, bạn cần phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tham khảo ngay: Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Dịch vụ thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh tại Nam Việt Luật

Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh, Nam Việt Luật là nơi quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh. Có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn. Đặc biệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh, Nam Việt Luật chuyên tư vấn những vấn đề liên quan như:

  • Tư vấn trước khi thành lập công ty: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm, người đại diện theo pháp luật…;
  • Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập và các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động (nếu có);
  • Tư vấn và Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép con cần thiết (nếu có);
  • Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh;
  • Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty: Tư vấn pháp luật về thuế; dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…

Đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh

—————————————————–

Trên đây là những lưu ý quan trọng và những kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh vô cùng thiết thực của công ty Nam Việt Luật về điều kiện, thủ tục đăng ký thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh dựa trên quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện thủ tục của Nam Việt Luật. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng, trong giới hạn bài viết này sẽ không thể đáp ứng được hết những nhu cầu, thắc mắc của người xem – vì phạm vi lĩnh vực khá rộng, để được tư vấn trực tiếp hơn hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, gỡ rối những vấn đề bạn đang gặp phải và tư vấn chi tiết hơn nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button