Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất đồ uống thành công

Bước vào giới kinh doanh mặt hàng ăn uống thì nhà đầu tư sẽ rất băn khoăn việc chọn một mặt hàng để khởi nghiệp. Có thể thấy, ngoài kinh doanh lĩnh vực thực phẩm, thức ăn thì sản xuất đồ uống như bia, rượu, nước giải khát là một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường. Mặt hàng đồ uống rất đa dạng, bao gồm nước giải khát, nước uống có ga, bia, rượu,…. Để thành lập và hoạt động kinh doanh sản xuất đồ uống, thì cá nhân/ tổ chức phải đáp ứng các điều kiện kèm theo. Dưới đây, Nam Việt Luật xin chia sẻ các quy định cụ thể về thành lập công ty sản xuất đồ uống để các bạn có thể kinh doanh thành công.

Nước giải khát được cho là thức uống không thể thiếu trong xã hội hiện đại ngày nay

Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Điều kiện thành lập công ty sản xuất đồ uống;
  • Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất đồ uống;
  • Thủ tục & Hồ sơ xin cấp giấy phép con khi thành lập công ty sản xuất đồ uống;
  • Những kinh nghiệm khi thực hiện thành lập công ty sản xuất đồ uống;
  • Dịch vụ thành lập công ty sản xuất đồ uống tại Nam Việt Luật.

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty sản xuất đồ uống

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật An toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
  • Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
  • Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập công ty sản xuất đồ uống

Các loại nước đóng chai được Bộ Y tế quy định về các điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh. Cụ thể, các cá nhân/ tổ chức kinh doanh nước giải khát phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26, 27 Luật An toàn thực phẩm và Điều 4 Nghị định số 67/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP:

“Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:

a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Ngoài ra, điều 4, 5 Nghị định số 67/2016/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP:

“Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;

c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

d) Có ủng hoặc giày, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;

đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

e) Không bày bán hóa chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều 5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”

Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất đồ uống

Nếu nhà đầu tư sản xuất đồ uống là rượu thì bắt buộc doanh nghiệp phải xin Giấy phép con liên quan mới hoàn thiện thủ tục pháp lý để đi vào hoạt động. Lúc này, thủ tục & hồ sơ sẽ gồm 2 giai đoạn là: thành lập công ty sản xuất đồ uống và thủ tục xin giấy phép con khi hoạt động sản xuất.

Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập công ty sản xuất đồ uống

Để thành lập một công ty nào thì nhà đầu tư luôn luôn phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập sản xuất đồ uống bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ sản xuất đồ uống phù hợp với loại hình doanh nghiệp mình lựa chọn;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ uống;
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của Người đại diện pháp luật và người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ uống;
  • Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.

Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty sản xuất đồ uống trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo danh mục trên.

Bước 2: Đăng công bố thông tin công ty Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đăng công bố thông tin công ty của bạn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày.

Chúng ta thể tra cứu các thông tin của công ty gồm các nội dung sau: nội dung Giấy chứng nhận ĐKKD; danh sách thành viên, ngành nghề kinh doanh

Bước 3: Khắc con dấu của doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì con dấu của doanh nghiệp được khắc theo quyết định của chủ doanh nghiệp, bạn có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung thông tin trên con dấu tròn của mình. .

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

Giai đoạn 2:  Hoàn tất hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề liên quan tới công ty sản xuất đồ uống

Sau khi thành lập pháp nhân công ty sản xuất đồ uống, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin cấp đúng các loại giấy phép con cần thiết phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mới có thể tiến hành hoạt động. Tùy vào mặt hàng đồ uống mà doanh nghiệp sản xuất thì sẽ làm thủ tục để xin cấp Giấy phép con. Các loại Giấy phép con phổ biến liên quan tới kinh doanh đồ uống dưới đây:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho công ty nước giải khát bao gồm các thành phần theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm:

“Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

(Nội dung điều khoản được hướng dẫn bởi Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013)

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp. Quy định về khám sức khỏe: theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 “Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định”. Vì vậy, yêu cầu “xét nghiệm phân” sẽ do cơ quan y tế quyết định phụ thuộc vào mùa dịch, vùng dịch.

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.”

Trình tự, thủ tục cấp phép

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền cấp phép

Theo quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm được hướng dẫn  bởi Điểm 5 và Điểm 6 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013, thì thẩm quyền cấp phép Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

  1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều sản phẩm do từ 2 Bộ quản lý trở lên:

Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh cho đối tượng doanh nghiệp này. Trong thời gian Thông tư chưa được ban hành, việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh đối với các sản phẩm do Bộ Công Thương quản lý đề nghị thực hiện theo Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương.

  1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều sản phẩm có quy mô vừa do Bộ Công Thương và Sở Công Thương thụ lý hồ sơ: Cơ sở có thể nộp hồ sơ theo phân cấp quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 hoặc nộp hồ sơ về Bộ Công Thương thụ lý.

Những kinh nghiệm khi thành lập công ty sản xuất đồ uống

Bên cạnh thủ tục theo quy trình chuẩn, kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất đồ uống quan trọng khác chúng ta cần quan tâm chính là các kinh nghiệm về công tác chuẩn bị thông tin công ty.

Bước 1: Chuẩn bị tên và chọn loại hình công ty

  • Tên công ty:

– Tên của công ty sản xuất đồ uống có khá nhiều quy định cần tuân thủ như không được trùng lặp với công ty khác, không được gây nhầm lẫn, tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng.

– Tên riêng doanh nghiệp có thể viết tắt hoặc sử dụng tên tiếng anh nhưng phải đảm bảo là không giống những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Ngoài ra, cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hay sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc làm tên công ty.

>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty

  • Loại hình công ty:

– Doanh nghiệp có thể tùy vào số lượng thành viên công ty, mong muốn của doanh nghiệp… để chọn loại hình công ty phù hợp. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty hợp danh. Mỗi loại hình có những ưu điểm và hạn chế riêng, nên doanh nghiệp hãy xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn loại hình.

>> Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

Bước 2: Chuẩn bị địa chỉ và người đại diện pháp luật

  • Địa chỉ công ty:

– Có địa chỉ công ty, doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ đặt công ty đúng, cụ thể, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được sử dụng địa chỉ giả.

– Cấm đặt địa chỉ doanh nghiệp sản xuất đồ uống ở nhà chung cư, khu tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của mình hoặc mượn địa chỉ nhà của bạn bè, người thân… làm địa chỉ đăng ký doanh nghiệp khi thành lập công ty.

>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty

  • Người đại diện:

– Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm.

– Người đại diện của công ty kinh doanh sản xuất đồ uống có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật

Bước 3: Chuẩn bị vốn tối thiểu và kê khai vốn điều lệ

– Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ vốn khi mở công ty sản xuất đồ uống. Số vốn tối thiểu doanh nghiệp cần có sẽ tùy thuộc vào yêu cầu ngành nghề, khả năng tài chính và mức góp vốn của doanh nghiệp. Những loại vốn cần chuẩn bị gồm vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn ký quỹ…

>> Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?

– Khi thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ uống, doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy vào khả năng cũng như quy định của ngành nghề kinh doanh.

>> Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?

– Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề không yêu cầu về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy thích. Tuy nhiên, không nên đăng ký vốn điều lệ quá thấp, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín công ty trong mắt khách hàng và đối tác. Ngoài ra, mức vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai  sẽ quyết định mức thuế môn bài cần đóng mỗi năm. 

+ Vốn điều lệ trên trên 10 tỷ sẽ cần đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.

+ Vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ cần đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.

– Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì sẽ cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với vốn pháp định.

>> Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Bước 4: Chuẩn bị ngành nghề đăng ký kinh doanh đồ uống

– Doanh nghiệp phải tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp để có thể thực hiện hoạt động sản xuất đồ uống theo mục đích ban đầu.

>> Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh

– Các ngành nghề cùng mã ngành tương ứng doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh gồm:

+ Mã ngành 1104: Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

+ Mã ngành 1103: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia

+ Mã ngành 1101: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

Thủ tục sau khi thành lập công ty

Một số kinh nghiệm hữu ích khác sau khi mở công ty

Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, để tránh bị xử phạt hành chính và giúp công ty hoạt động thuận lợi hơn, thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm một số kinh nghiệm và vấn đề như sau:

Kinh nghiệm đóng thuế và kê khai thuế

– Sau khi thành lập công ty thì doanh nghiệp sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế cơ bản như: Thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi kết thúc năm tài chính; Thuế giá trị gia tăng theo quý báo cáo của doanh nghiệp; Thuế môn bài (mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký).

– Công ty cần nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh trong vòng 30 ngày, nêu không sẽ bị xử phạt hành chính.

Kinh nghiệm treo bảng hiệu và phát hành hóa đơn

Công ty kinh doanh sản xuất đồ uống nên ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. Trường hợp không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.

– Ngoài ra, công ty cần đặt làm bảng hiệu công ty có đầy đủ những thông tin cần thiết và thực hiện treo bảng hiệu công ty theo đúng quy định và thuận tiện cho việc quản lý.

Kinh nghiệm góp vốn vào doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất đồ uống trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện góp đủ vốn theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không góp đủ vốn theo cam kết thì cần làm thủ tục điều chỉnh, thay đổi vốn điều lệ của công ty.

– Doanh nghiệp có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp

Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng

– Để có thể tiến hành giao dịch tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty sản xuất đồ uống phải mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp để mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty sản xuất đồ uống lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư

Kinh nghiệm thuê và sử dụng dịch vụ kế toán

– Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết những sổ sản xuất đồ uống, tài chính và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật.

> Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

Kinh nghiệm mua chữ ký số điện tử

Công ty sản xuất đồ uống cần đăng ký mua chữ ký số để thực hiện đóng thuế trực tuyến. Doanh nghiệp hãy đề nghị ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế trực tuyến cho tài khoản ngân hàng của công ty mình. Kế toán công ty sản xuất đồ uống sẽ sử dụng chữ ký số này để thực hiện đóng thuế online theo định kỳ cho doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm: Chữ ký số là gì?

Những câu hỏi, vấn đề được quan tâm khi thành lập công ty:

– Khởi nghiệp là hoạt động để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh và xây dựng mô hình hoạt động để đem lại doanh thu, lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà các cá nhân, doanh nghiệp đang nhắm đến. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra làm cho các doanh nghiệp băn khoăn, ví dụ như sau đây:

Thành lập công ty có tốn nhiều thời gian không ?

>>> Tham khảo ngay: Thời gian thành lập công ty

Mở công ty – thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có tốn nhiều chi phí không?

>>> Tham khảo ngay: Chi phí thành lập công tyHồ sơ thành lập công ty

Nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp ở đâu? Thành lập lập doanh nghiệp ở đâu uy tín? Dịch vụ ở đâu vừa uy tín vừa tiết kiệm được chi phí trong thời gian đầu hoạt động ?

>>> Tham khảo ngay: Thành lập công ty ở đâu uy tín?

Dịch vụ thành lập công ty sản xuất đồ uống tại Nam Việt Luật

Nam Việt Luật với sứ mệnh là một đơn vị tư vấn pháp luật, đem đến sự chất lượng tới cho khách hàng, chúng tôi nhận tư vấn pháp lý với nhiều lĩnh vực đa dạng, đặc biệt là dịch vụ thành lập công ty. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:

  • Tư vấn các thông tin ban đầu như: trụ sở đăng ký công ty, mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Giải đáp những thắc mắc về điều kiện thành lập công ty;
  • Soạn thảo đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn về việc xin cấp Giấy phép con đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: khai thuế, mua chữ ký số, treo biển, …
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay cho khách hàng.

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ uống – Nam Việt Luật

—————————————-

Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất đồ uống thành công dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Các thủ tục tương đối khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu. Nếu Quý khách hàng còn đang băn khoăn hay thắc mắc về những hồ sơ và thủ tục liên quan, đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến số Hotline của Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn giải đáp miễn phí nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button