Thành lập công ty thiết bị y tế

Đại dịch Covid 19 cùng các bệnh mới xuất hiện và gia tăng mạnh trong bối cảnh hiện nay đã làm các vấn đề liên quan đến y tế ngày càng trở nên quan trọng, cấp thiết mà một trong số đó là lĩnh vực thiết bị y tế. Sự phát triển và không ngừng mở rộng về số lượng, quy mô các công ty về y tế nói chung, công ty thiết bị y tế nói riêng đã chứng tỏ tầm quan trọng và sự hấp dẫn của lĩnh vực kinh doanh này. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ những điều kiện, thủ tục để thành lập công ty thiết bị y tế và để công ty hoạt động hợp pháp.

Các công ty thiết bị y tế phát triển mạnh trong bối cảnh hiện nay

Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Điều kiện thành lập công ty thiết bị y tế
  • Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty thiết bị y tế
  • Kinh nghiệm khi thành lập công ty thiết bị y tế
  • Dịch vụ thành lập công ty thiết bị y tế tại Nam Việt Luật

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty thiết bị y tế:

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Điều kiện thành lập công ty thiết bị y tế

Điều kiện thành lập công ty thiết bị y tế gắn liền với từng loại thiết bị y tế. Trang thiết bị y tế được phân thành các loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn theo điều 4, Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế như sau:

Điều 4. Loại trang thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:

1. Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.

2. Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.

3. Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.

4. Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

Trong đó, pháp luật Việt Nam không quy định điều kiện gì khi kinh doanh thiết bị y tế loại A. Còn đối với thành lập công ty thiết bị y tế loại B, C, D cần đáp ứng những điều kiện theo Điều 40 Nghị định 98/2021/NĐ-CP:

Điều 40. Điều kiện của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D

1. Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, chuyên ngành y, dược, hóa học, sinh học hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.

2. Có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:

a) Kho bảo quản:

– Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản,
– Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm,
– Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.

b) Phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.

Trường hợp không có kho hoặc phương tiện bảo quản trang thiết bị y tế phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.

3. Đối với cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất:

a) Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế, y, dược, hóa dược hoặc sinh học.

b) Có kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động liên quan đến ma túy ở trong nước.

c) Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.

Theo đó, nội dung cụ thể tại điều 7 Nghị định số 80/2001/NĐ-CP được đề cập tại điểm b, khoản 3, điều 40 như sau:

Điều 7. Chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải được bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng, phải bảo đảm an toàn.

Theo đó, trước khi thành lập và hoạt động, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nêu trên để được cấp phép hoạt động.

Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty thiết bị y tế

Công ty thiết bị y tế là công ty hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để công ty có thể thành lập và hoạt động hợp pháp trên thị trường, bạn cần thực hiện thông qua hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thành lập công ty thiết bị y tế tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Để đăng ký thành lập công ty thiết bị y tế tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, bạn cần thực hiện các bước sau:

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty trọn gói

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty thiết bị y tế;
  • Danh sách thành viên (trong trường hợp thành lập Công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (trong trường hợp thành lập Công ty cổ phần);
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp có sự tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Văn bản ủy quyền người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
  • Lưu ý rằng, trường hợp bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký chỉ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ và Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi công ty thiết bị y tế dự định đặt trụ sở chính. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.

Sau khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được chấp thuận, thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Nội dung công bố thực hiện theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:

Điều 32. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh;

b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Bước 3: Công ty thiết bị y tế tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp

Công ty tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp có dấu ban hành; doanh nghiệp không phải thông báo về mẫu con dấu cho Phòng Đăng ký kinh doanh.

Công ty thiết bị y tế phải tuân thủ nhiều điều kiện trước khi đi vào hoạt động

Giai đoạn 2: Xin giấy phép hoạt động của công ty thiết bị y tế

Việc kinh doanh các loại trang thiết bị y tế khác nhau gắn với các điều kiện khác nhau, do đó, thủ tục xin giấy phép để công ty thiết bị y tế hoạt động kinh doanh các loại thiết bị y tế cũng không giống nhau.

Đối với kinh doanh thiết bị y tế loại A, công ty thiết bị y tế thực hiện xin giấy phép hoạt động theo các bước sau:

Kinh doanh trang thiết bị loại A không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn chỉ cần thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng cho trang thiết bị y tế loại A trước khi đưa sản phẩm ra thị trường là có thể kinh doanh. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A thực hiện theo Điểu 26 Nghị định 98/2021/NĐ-CP:

Điều 26. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B bao gồm:

1. Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A, B.

2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

3. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định này.

4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.

5. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành.

Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định.

6. Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố.

Riêng đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước bổ sung kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp hoặc Giấy chứng nhận đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro. Kết quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố.

7. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế.

8. Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế.

9. Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.

Bước 2. Nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng

Công ty nộp hồ sơ tại Sở Y tế trên địa bàn nơi đặt trụ sở kinh doanh của công ty. Thủ tục thực hiện theo Điều 28 Nghị định 98/2021/NĐ-CP:

Điều 28. Thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Trước khi đưa trang thiết bị y tế thuộc loại A, B lưu thông trên thị trường, cơ sở công bố tiêu chuẩn áp dụng có trách nhiệm nộp hồ sơ công bố về Sở Y tế nơi đặt trụ sở kinh doanh.

2. Khi nhận hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính), Sở Y tế trên địa bàn nơi đặt cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế đăng tải Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế và hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, trừ tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định này.

Trường hợp bạn thành lập công ty thiết bị y tế để kinh doanh thiết bị y tế thuộc loại B, C, D thì các bước xin giấy phép hoạt động của công ty được thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi thành lập công ty thiết bị y tế, công ty chuẩn bị bộ hồ sơ công bố đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế gồm các thành phần theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 98/2021/NĐ-CP:

Điều 41. Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế

1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế được lập thành 01 bộ gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế;

b) Bản kê khai nhân sự;

c) Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán;

d) Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định này. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Công ty thiết bị y tế nộp hồ sơ công bố về Sở Y tế nơi đặt địa điểm mua bán trang thiết bị y tế. Trình tự thực hiện theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 98/2021/NĐ-CP:

Điều 41. Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế

2. Thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán:

a) Trước khi thực hiện mua bán trang thiết bị y tế cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có trách nhiệm nộp hồ sơ công bố về Sở Y tế nơi đặt địa điểm mua bán.

b) Khi nhận hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính), Sở Y tế trên địa bàn đặt trụ sở cơ sở mua bán trang thiết bị y tế đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế các thông tin và hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế.

c)

Theo đó, sau khi Sở Y tế đăng tải công khai các thông tin và hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế, công ty được phép hoạt động hợp pháp trên thị trường.

Kinh nghiệm từ nhiều đơn vị đi trước & chuyên nghiệp sẽ giúp các công ty nhanh chóng hoàn tất các công tác cần thiết

Kinh nghiệm khi thành lập công ty thiết bị y tế

Để có thể thuận lợi thành lập công ty thiết bị y tế thì doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

Chọn loại hình công ty nào phù hợp với công ty thiết bị y tế

– Công ty thiết bị y tế có thể lựa chọn một trong những loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Mỗi loại hình công ty sẽ có những đặc điểm riêng, doanh nghiệp hãy căn cứ vào tình trạng cụ thể của công ty mình, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

Phải chọn địa chỉ đặt công ty đúng quy định

– Địa chỉ của công ty thiết bị y tế phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Có số nhà, số ngõ, tỉnh, huyện, thành phố… chi tiết, rõ ràng, cụ thể. Địa chỉ công ty là nơi doanh nghiệp tiến hành giao dịch kinh doanh, do đó không được sử dụng địa chỉ giả, địa chỉ giả.

– Không được đặt địa chỉ công ty ở khu vực cấm hay khu vực hạn chế đặt trụ sở kinh doanh như nhà chung cư, khu tập thể. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau, bạn cũng có thể tận dụng nhà riêng độc lập để làm địa chỉ cho doanh nghiệp, như vậy sẽ giúp tiết kiệm chi phí. (Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty).

Lưu ý về tên doanh nghiệp đúng quy định

– Tên của công ty thiết bị y tế phải đảm bảo là duy nhất, không giống, không trùng lặp với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó. Hơn nữa, cũng không được gây nhầm lẫn với công ty khác. Tên có đủ cấu trúc gồm loại hình + tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên công ty. Cấm dùng tên cơ quan nhà nước làm tên công ty. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).

Cần chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ công ty

– Doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn tối thiểu đầy đủ khi thành lập công ty. Trường hợp này, doanh nghiệp cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh cũng điều kiện, khả năng tài chính của mình. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?).

– Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì cần thực hiện đăng ký kê khai vốn điều lệ ít nhất bằng với mức vốn pháp định được quy định. Còn nếu đảm bảo nguồn tài chính thì có thể kê khai cao hơn mức vốn pháp định được yêu cầu. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).

– Trường hợp, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không yêu cầu vốn pháp định thì chỉ cần kê khai vốn điều lệ tùy theo mong muốn, khả năng, điều kiện của mình. Doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ ở mức vài triệu đồng hoặc vài tỉ đồng. Nhưng hãy lưu ý là không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp, vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín công ty trong mắt đối tác hay khách hàng. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).

Chọn người đại diện pháp luật như thế nào thì phù hợp

– Doanh nghiệp cần chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm để làm người đại diện cho công ty thiết bị y tế. Bởi vì người đại diện là người có vai trò quan trọng, là người chịu trách nhiệm với những quyết định cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Một số loại hình doanh nghiệp có thể có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.  

– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. (Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật).

Tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp

– Khi thành lập công ty thiết bị y tế thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề phù hợp. Một số ngành nghề doanh nghiệp có thể đăng ký như:

Ngành nghề

Mã ngành

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác4659
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế

4649
Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.

Chi tiết: Bán lẻ dược phẩm, dụng cụ y tế trong các cửa hàng chuyên doanh

4771
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác4659
Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học3313

>> Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh

– Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành chuẩn bị đầy đủ điều kiện để xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sau khi mở công ty, rồi mới được tiến hành hoạt động. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện).

– Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện thì không cần chuẩn bị điều kiện liên quan và có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi được cấp giấy phép thành lập công ty

Doanh nghiệp phải tiến hành khắc con dấu của công ty

– Công ty thiết bị y tế cần đặt khắc con dấu cho công ty. Số lượng, hình thức con dâu sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý là con dấu phải chứa tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiến hành công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

Lưu ý về việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty.  Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp thiết bị y tế sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.

Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng để cho công ty thực hiện giao dịch

– Công ty thiết bị y tế cần đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các giao dịch về tài chính cho doanh nghiệp. Sau đó báo số tài khoản giao dịch lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Để có thể mở tài khoản ngân hàng thì chủ doanh nghiệp mang theo con dấu, CMND, giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng.

Công ty thiết bị y tế cần mua chữ ký số để đóng thuế online

– Nhằm phục vụ cho mục đích đóng thuế trực tuyến, thì doanh nghiệp nên đăng ký mua chữ ký số. Kế toán viên của công ty có thể sử dụng chữ ký số này để đóng thuế trực tuyến cho công ty thiết bị y tế.

Kê khai thuế môn bài và đóng thuế

– Sau khi đi vào hoạt động, công ty thiết bị y tế cần nộp tờ khai thuế môn bài đúng quy định.

– Ngoài ra, doanh nghiệp phải đóng đủ những loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài.

Thông bào về việc phát hành hóa đơn để sử dụng

– Công ty thiết bị y tế thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.

Sử dụng dịch vụ kế toán hoặc thuê kế toán viên cho công ty thiết bị y tế

– Để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).

– Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên.

Góp vốn vào công ty thiết bị y tế đúng thời hạn và số vốn đã cam kết

– Các thành viên hoặc cổ đông công ty thiết bị y tế tiến hành góp vốn vào công ty trong thời hạn quy định là 90 ngày.

– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp

Dịch vụ thành lập công ty thiết bị y tế tại Nam Việt Luật

Nam Việt Luật là nơi quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty. Có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi thành lập công ty thiết bị y tế cho bạn. Đặc biệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế, Nam Việt Luật chuyên tư vấn những vấn đề liên quan như:

  • Tư vấn trước khi thành lập công ty thiết bị y tế: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm, người đại diện theo pháp luật…;
  • Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập và các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động;
  • Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép con cần thiết;
  • Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty thiết bị y tế;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty như: Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…

Nếu các bạn quan tâm đến bài tư vấn thành lập công ty thiết bị y tế, có thể xem các nội dung liên quan khác tại website của Nam Việt Luật:

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty thiết bị y tế

—————————————————–

Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty thiết bị y tế và thủ tục đăng ký thành lập công ty thiết bị y tế dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng, trong giới hạn bài viết này sẽ không thể đáp ứng được hết những nhu cầu, thắc mắc của người xem – vì phạm vi lĩnh vực khá rộng. Để được tư vấn trực tiếp hơn, hoặc có nhu cầu thành lập công ty thiết bị y tế, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, gỡ rối và tư vấn cụ thể những vấn đề bạn đang gặp phải nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button