Thành lập văn phòng du lịch & kinh doanh dịch vụ lữ hành

Ngành du lịch nói chung đang có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch và vẫn là một ngành mang lại lợi nhuận vô cùng hấp dẫn từ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho đến các tour quốc tế. Vậy làm thế nào để thành lập văn phòng du lịch và mất bao lâu để có thể đi vào hoạt động theo đúng quy định?

Công ty Nam Việt Luật tự hào là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn thành lập doanh nghiệp và xin cấp giấy phép kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết để bạn có thể hình dung sơ bộ các điều kiện và thủ tục thành lập văn phòng du lịch.

  • Điều kiện cần đáp ứng muốn thành lập văn phòng du lịch
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Hồ sơ & thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa?
  • Hồ sơ & thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế?
  • Dịch vụ thành lập văn phòng du lịch Nam Việt Luật

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt dưới bài viết sau đây nhé!

Cơ sở pháp lý thành lập văn phòng du lịch

  • Luật Du lịch số 09/2017/QH14
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
  • Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Điều kiện thành lập văn phòng du lịch

Theo điều 31, Luật Du lịch 2017 quy định:

Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chi tiết về mức ký quỹ, được quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP, với nội dung như sau:

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.

Chi tiết hơn về quy định liên quan đến chuyên ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL như sau:

Điều 3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch bao gồm một trong các chuyên ngành sau:

a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b) Quản trị lữ hành;

c) Điều hành tour du lịch;

d) Marketing du lịch;

đ) Du lịch;

e) Du lịch lữ hành;

g) Quản lý và kinh doanh du lịch.

Tham khảo thêm:

Thủ tục đăng ký thành lập văn phòng du lịch

Để mở văn phòng du lịch bước đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cá nhân/tổ chức muốn thành lập văn phòng du lịch tham khảo và thực hiện thủ tục mở văn phòng như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    • Điều lệ doanh nghiệp
    • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông doanh nghiệp
    • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực sau: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu đối với các cá nhân; Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận ĐKDN đối với tổ chức và cùng với giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện của tổ chức;
    • Quyết định góp vốn nếu thành viên là tổ chức
    • Giấy uỷ quyền cho Nam Việt Luật
  • Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được sở kế hoạch đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung công bố bao gồm nội dung Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thông tin về ngành nghề kinh doanh.

  • Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày văn phòng du lịch có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, Nam Việt Luật sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng quy định. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành trao Giấy biên nhận cho văn phòng du lịch, thực hiện đăng tải thông báo của văn phòng trên Cổng thông tin quốc gia và Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu của văn phòng du lịch.

Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Theo điều 32, Luật Du lịch 2017 quy định:

Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Theo điều 33, Luật Du lịch 2017 quy định:

Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này;

đ) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Dịch vụ thành lập văn phòng du lịch Nam Việt Luật

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ giúp bạn những thông tin cơ bản nhất để để thành lập văn phòng du lịch, hy vọng những thông tin trên đây sẽ góp phần giúp cho những đơn vị có nhu cầu thành lập trung tâm xúc tiến du lịch nói chung hay mở văn phòng du lịch nói riêng, nắm rõ được trình tự để thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:

  • Tư vấn đặt tên công ty và tra cứu miễn phí tên văn phòng du lịch phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn về trụ sở đăng ký công ty, mức vốn của công ty phù hợp với hoạt động kinh doanh của văn phòng du lịch;
  • Tư vấn điều kiện, soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa/ Quốc tế;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập công ty văn phòng du lịch;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thành lập văn phòng du lịch.
  • Tư vấn pháp luật thuế, dịch vụ kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm: Kinh nghiệm thành lập công ty du lịch dễ dàng và nhanh chóng

Đơn vị tư vấn thành lập văn phòng du lịch

—————————————————–

Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập văn phòng du lịch, thủ tục đăng ký giấy phép thành lập văn phòng du lịch dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Nội dung tư vấn trên quý khách chỉ được coi là nội dung tham khảo, không được coi là ý kiến pháp lý cuối cùng của Luật sư trong việc giải quyết vụ việc. Để được tư vấn chính xác hơn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Nam Việt Luật để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Xem thêm:

Thủ tục thành lập công ty du lịch

Mã ngành nghề kinh doanh du lịch

Các bước thành lập văn phòng du lịch

Thành lập công ty lữ hành nội địa

Thành lập công ty lữ hành quốc tế

Thành lập công ty du lịch vốn nước ngoài

Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành nội địa

Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế

Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button