• Mã ngành 7912-Mã ngành nghề điều hành tua du lịch lữ hành

    • Bổ sung ngành nghề kinh doanh
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 5 đánh giá

    Mã ngành 7912-Mã ngành nghề điều hành tua du lịch lữ hành là bao nhiêu? Ngành nghề kinh doanh du lịch là một trong những ngành dịch vụ đang hot nhất hiện nay. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp thành lập công ty du lịch hoặc mở rộng kinh doanh đối với ngành nghề này. Tuy nhiên, để đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ du lịch và lữ hành, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục pháp lý và bổ sung mã ngành du lịch lữ hành theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là những thông tin hữu ích mà Nam Việt Luật chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mã ngành du lịch và thủ tục bổ sung mã ngành kinh doanh du lịch sinh thái nhanh chóng và hiệu quả nhất.

    Thủ tục bổ sung mã ngành du lịch lữ hành

    Hướng dẫn tra cứu mã ngành du lịch lữ hành

    I/ Hướng dẫn tra cứu mã ngành du lịch chi tiết

    Để bổ sung mã ngành du lịch lữ hành thì bạn cần phải biết cách tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh. Mã ngành nghề du lịch nằm trong Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, nhóm mã ngành nghề kinh doanh du lịch bao gồm:

    Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch

    Nhóm này gồm:

    Hoạt động của các cơ quan chủ yếu thực hiện việc bán các sản phẩm du lịch, tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú cho khách du lịch và các hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi các đại lý như điều hành tua.

    Ngành nghề chi tiết Mã ngành
    Đại lý du lịch

    Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ quan chủ yếu thực hiện việc bán các sản phẩm du lịch, tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú cho khách du lịch…

    7911 – 79110
    Điều hành tua du lịch

    Nhóm này gồm:

    – Hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi điều hành tua. Các tua du lịch có thể bao gồm một phần hoặc toàn bộ các nội dung: vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn, tham quan các điểm du lịch như bảo tàng, di tích lịch sử, di sản văn hóa, nhà hát, ca nhạc hoặc các sự kiện thể thao.

    – Hoạt động hướng dẫn du lịch.

    7912 – 79120
    Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

    Nhóm này gồm:

    – Cung cấp các dịch vụ đặt chỗ liên quan đến hoạt động du lịch: vận tải, khách sạn, nhà hàng, cho thuê xe, giải trí và thể thao;

    – Cung cấp dịch vụ chia sẻ thời gian nghỉ dưỡng;

    – Hoạt động bán vé cho các sự kiện sân khấu, thể thao và các sự kiện vui chơi, giải trí khác;

    – Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách du lịch: cung cấp thông tin du lịch cho khách, hoạt động hướng dẫn du lịch;

    – Hoạt động xúc tiến du lịch.

    Loại trừ:

    – Đại lý du lịch và điều hành tua được phân vào các nhóm 79110 (Đại lý du lịch) và nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);

    – Tổ chức và điều hành các sự kiện như họp, hội nghị, họp báo được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại).

    799 – 7990 – 79900

    Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

    Nhóm này gồm:

    – Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch, khách trọ, hàng ngày hoặc hàng tuần, nhìn chung là ngắn hạn. Các cơ sở lưu trú bao gồm loại phòng thuê có sẵn đồ đạc, hoặc loại căn hộ khép kín có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn, có hoặc không kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp;

    – Hoạt động của các cơ sở lưu trú như: khách sạn; biệt thự du lịch (resort); phòng hoặc căn hộ khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, phòng trọ; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; làng sinh viên, ký túc xá sinh viên; nhà điều dưỡng.

    Loại trừ: Cho thuê nhà, căn hộ, phòng ở có hoặc không trang bị đồ đạc nhằm mục đích ở lâu dài, thường là hàng tháng hoặc hàng năm được phân vào ngành 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).

    Ngành nghề chi tiết Mã ngành
    Khách sạn

    Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú là khách sạn từ hạng 1 đến 5 sao, quy mô từ 15 phòng ngủ trở lên với các trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch, bao gồm khách sạn được xây dựng thành khối (hotel), khách sạn nổi (floating hotel), khách sạn thương mại (commercial hotel), khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel), có kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp.

    55101
    Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

    Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú:
    – Biệt thự du lịch (tourist villa): là biệt thự thấp tầng, có sân vườn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch;
    – Căn hộ cho khách du lịch lưu trú ngắn ngày (tourist apartment): Là căn hộ có trang bị sẵn đồ đạc, có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn… để khách tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

    55102
    Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

    Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú là nhà khách, nhà nghỉ với các trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch nhưng không đạt điều kiện tiêu chuẩn để xếp hạng khách sạn. Có thể kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt, là…

    55103
    Nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú ngắn ngày tương tự

    Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú là nhà trọ, phòng trọ là nhà dân có phòng cho khách thuê trọ với các trang thiết bị, tiện nghi tối thiểu cần thiết cho khách.

    55104

    II/ Thành phần hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh du lịch

    Thông tin về mã ngành nghề, tên ngành nghề cần phải được ghi chính xác trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề. Thành phần hồ sơ bổ sung ngành nghề du dịch gồm những thành phần sau:

    • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh du lịch.
    • Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh du lịch của doanh nghiệp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị.
    • Quyết định về việc thay đổi bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh du lịch.
    • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp và nhận kết quả nếu không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

    III/ Trình tự nộp và nhận kết quả hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch lữ hành

    Sau khi soạn thảo hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch lữ hành, doanh nghiệp cần tiến hành theo trình tự 3 bước sau:

    Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư

    • Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    • Thời gian làm việc là 03 ngày kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch và lữ hành, Sở sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.

    Bước 2: Nhận kết quả hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch lữ hành

    • Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện
    • Giấy xác nhận thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung mã ngành nghề du lịch
    • Theo quy định mới kể từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề kinh doanh du lịch và lữ hành thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

    Bước 3: Doanh nghiệp công bố đăng ký, thay đổi bổ sung mã ngành du lịch lữ hành lên cổng thông tin quốc gia 

    Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mã ngành du lịch lữ hành theo đúng quy định.

    Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.

    IV/ Một số điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch cần lưu ý

    Lĩnh vực lữ hành, du lịch là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề du lịch và lữ hành sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

    Điều kiện kinh doanh mã ngành du lịch lữ hành nội địa:

    • Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
      Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
      Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

    Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch nơi đăng ký trụ sở chính.

    Điều kiện kinh doanh mã ngành du lịch lữ hành quốc tế:

    • Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
    • Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình cho khách du lịch quốc tế.
    • Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
    • Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
    • Có tiền k‎ý quỹ tại Ngân hàng là 500 triệu đồng và được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với tiền ký quỹ.

    * Lưu ý: Khi thành lập công ty lữ hành hay hoạt động kinh doanh mã ngành du lịch doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh du lịch sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh rồi mới được phép đi vào kinh doanh. Thông thường, doanh nghiệp có thể xin một trong 3 loại giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch ra nước ngoài, Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách Việt Nam và Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách vào Việt Nam và du khách đi nước ngoài du lịch. Tuy nhiên, để thuận tiện, doanh nghiệp nên làm hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh du lịch như sau:

    • Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
    • Nội dung các chương trình du lịch và phương án kinh doanh dịch vụ lự hành quốc tế.
    • Các tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc của người điều hành doanh nghiệp.
    • Tài liệu về chứng chỉ hành nghề, thẻ hướng dẫn viên.
    • Tài liệu xác minh vốn ký quỹ tại ngân hàng.

    >> Hồ sơ nộp tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.

    V/ Dịch vụ tư vấn bổ sung mã ngành du lịch lữ hành – Nam Việt Luật

    Công ty Nam Việt Luật chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch thay đổi đăng ký kinh doanh khác như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên hoặc cổ đông công ty, tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu ti lệ góp vốn… Nên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung mã ngành du lịch lữ hành, bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

    Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:

    • Tư vấn các điều kiện, các danh mục ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp cũng như điều kiện quy định của pháp luật.
    • Nhân viên công ty Nam Việt Luật thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
    • Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng

    Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.

    Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhanh chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi.

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục, hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch lữ hành, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn tận tình hơn.

    Xem thêm:

    Thủ tục thành lập công ty du lịch

    Mã ngành nghề kinh doanh du lịch

    Các bước thành lập văn phòng du lịch

    Thành lập công ty lữ hành nội địa

    Thành lập công ty lữ hành quốc tế

    Thành lập công ty du lịch vốn nước ngoài

    Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành nội địa

    Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế

    Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành

Thông báo
Gọi điện thoại