Trong xã hội hiện đại như ngày nay thì gần như công việc nào cũng đòi hỏi phải có kiến thức, hiểu biết nhất định. Đó là lý do ra đời của các công ty chuyên về đào tạo – nơi cung cấp, trang bị những kiến thức, kỹ năng cho người được đào tạo để áp dụng vào cuộc sống. Chính vì vậy, các công ty chuyên đào tạo, trang bị những kỹ năng mềm để áp dụng vào trong công việc ngày càng phổ biến và có vai trò quan trọng. Đây là một lĩnh vực kinh doanh thu hút và được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng dễ dàng trong việc thành lập công ty đào tạo, khi họ vướng phải những khó khăn về những thủ tục pháp lý cũng như giấy tờ để thành lập công ty. Vậy, thành lập công ty đào tạo cần những giấy tờ gì, như thế nào là đúng quy định và đúng chuẩn quy trình thực hiện?
Những kỹ năng mềm được các công ty đào tạo chú trọng
Hiểu được những khó khăn của Qúy Khách hàng, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Điều kiện thành lập công ty đào tạo
- Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty công ty đào tạo
- Những lưu ý sau khi thực hiện thành lập công ty đào tạo
- Dịch vụ thành lập công ty đào tạo tại Nam Việt Luật
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt trả lời:
Cơ sở pháp lý khi thành lập Công ty đào tạo
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Điều kiện thành lập Công ty đào tạo
Kinh doanh ngành nghề đào tạo là một lĩnh vực tương đối đặc biệt. Phần lớn những ngành nghề thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, Quý Khách hàng cần lưu ý đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiến hành hoạt động kinh doanh. Khách hàng có thể tra danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020.
Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nhìn chung, dù doanh nghiệp kinh doanh đào tạo ở lĩnh vực, ngành nghề nào, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện chung theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
- Điều kiện về chủ thể thành lập công ty đào tạo
Theo quy định tại khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, trừ các trường hợp sau đây: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,……
- Điều kiện về trụ sở công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Xem thêm: Cách đặt địa chỉ công ty
- Điều kiện về đặt tên công ty khi đăng ký thành lập công ty đào tạo
* Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.
* Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,…
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Xem thêm: Cách đặt tên công ty
- Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh của công ty đào tạo
Hiện nay, với đa dạng ngành nghề kinh doanh đào tạo, doanh nghiệp có thể lựa chọn các ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện tài chính, nhân công của mình. Các ngành nghề đào tạo phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn như:
- Mã ngành 8510: Giáo dục mầm non
- Mã ngành 8541: Đào tạo đại học:
- Mã ngành 8531: Đào tạo sơ cấp
- Mã ngành 8532: Đào tạo trung cấp
- Mã ngành 8533: Đào tạo cao đẳng
- Mã ngành 8542: Đào tạo thạc sĩ
- Mã ngành 8543: Đào tạo tiến sĩ
- Mã ngành 8559: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu:
- …..
Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất
- Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của công ty đào tạo
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
- Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
- Điều kiện về vốn của công ty đào tạo
Với ngành nghề kinh doanh là đào tạo kỹ năng không yêu cầu có vốn pháp định theo quy định của pháp luật nên công ty không bị giới hạn tối thiểu số vốn điều lệ mà có thể lựa chọn số vốn điều lệ theo quy mô của doanh nghiệp mình.
Bên cạnh những điều kiện chung về thành lập doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì mỗi ngành nghề kinh doanh đều sẽ có những điều kiện riêng, Quý Khách hàng cần phải tìm hiểu và tuân thủ những quy định của pháp luật. Dưới đây, Luật Nam Việt cung cấp điều kiện thành lập công ty của một số ngành nghề phổ biến:
(1) Ngành nghề kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô
- Điều kiện chung của cơ sở đào tạo lái xe ô tô:
Phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định tại Nghị định 65/2016/NĐ-CP.
“Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
(Nội dung đã được sửa đổi bởi Khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP đồng thời bãi bỏ các điểm h khoản 1 Điều 6; các điểm c, đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 6; khoản 4 Điều 6 bởi Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP)
1. Hệ thống phòng học chuyên môn
a) Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;
c) Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
d) Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bỏ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;
đ) Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu…); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái…); có xe ô tô được kê kích đảm bảo an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có thiết bị mô phòng để đào tạo lái xe;”
e) Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;
g) Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập;
2. Xe tập lái
a) Có xe tập lái các hạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái;”
b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;
d) Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
3. Sân tập lái xe
a) Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;
c) Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng;
d) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;
đ) Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành;
e) Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng B1, B2 và C là 10.000 m2; hạng B1, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.
- Điều kiện về giảng viên
Cơ sở đào tạo lái xe phải đáp ứng điều kiện về giảng viên như sau:
- Có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định pháp luật.
- Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái.
(2) Ngành nghề kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông
- Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh – Nghị định 64/2016/NĐ-CP
“Điều 12a. Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
(Nội dung đã được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2018/NĐ-CP)
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
Về cơ sở vật chất
a) Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn, gồm: Màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa;
b) Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường.
Về đội ngũ giảng viên
a) Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
b) Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định này.”.
- Điều kiện đối với giảng viên và học viên
“Điều 12c. Giảng viên và học viên tham gia đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
(Nội dung đã được sửa đổi bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2018/NĐ-CP)
1. Giảng viên tham gia giảng dạy đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:
a) Đủ điều kiện đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
b) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ; soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
2. Học viên phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
b) Có năng lực hành vi dân sự; có đủ sức khỏe;
c) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ và có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 03 năm; hoặc có trình độ từ đại học trở lên và có thời gian ít nhất 05 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ.”
(3) Hoạt động cơ sở giáo dục mầm non
- Điều kiện để được cấp phép thành lập (do UBND quận/huyện cấp)
Theo quy định tại Điều 3, Nghị Định 46/2017/NĐ-CP
“Điều 3. Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục
1. Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.”
- Điều kiện để được cấp phép hoạt động (do Phòng giáo dục và đào tạo cấp)
Theo quy định tại Điều 5, Nghị Định 46/2017/NĐ-CP
“Điều 5. Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
a) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường (điểm được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP);
b) Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo (nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP).
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp. Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
c) Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
d) Cơ cấu khối công trình gồm:
– Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
– Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
– Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
– Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
– Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung (Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP).
đ) Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
4. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.”
Quy định về điều kiện thành lập công ty đào tạo
Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập Công ty đào tạo
Để thành lập công ty đào tạo sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực đào tạo để doanh nghiệp lựa chọn mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp. Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thực hiện thủ tục này bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên nếu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hoặc công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên là cá nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập của tổ chức và văn bản ủy quyền; chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức là thành viên;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
- Giấy uỷ quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty đào tạo.
Hồ sơ sẽ được nộp đến Phòng đăng ký kinh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Từ 03 – 05 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật thì công ty đào tạo sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần) kèm theo thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty.
Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mà công ty không thông báo công khai có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu của công ty
Khi thành lập công ty, công ty có toàn quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu thể hiện được tên công ty và mã số doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu phù hợp với quy định. Và trước khi sử dụng, công ty cần thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh..
Bước 4: Đăng bố cáo thông tin công ty đào tạo
Doanh nghiệp phải công bố thông tin công khai về các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.
Bước 5: Đăng ký khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài
- Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản lên sở kế hoạch đầu tư và cơ quan thuế
- Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu gồm:
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
- Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản đăng ký khấu hao tài sản cố định
- Bản đăng ký hình thức, phương pháp kế toán
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật
Công ty đào tạo đa dạng về các lĩnh vực
Những lưu ý sau khi thành lập Công ty đào tạo
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho công ty đào tạo
Hiện nay, công ty có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số mã ngành nghề đào tạo sau đây:
- Giáo dục mầm non: Mã ngành 8510
- Giáo dục tiểu học: Mã ngành 8520
- Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông: Mã ngành 8531
- Giáo dục nghề nghiệp: Mã ngành 8532
- Đào tạo cao đẳng: Mã ngành 8541
- Đào tạo đại học và sau đại học: Mã ngành 8542
- Giáo dục thể thao và giải trí: Mã ngành 8551
- Giáo dục văn hoá nghệ thuật: Mã ngành 8552
- Giáo dục khác : Mã ngành 8559
Tùy vào lĩnh vực đào tạo mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mã ngành phù hợp với hoạt động giáo dục của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tham khảo các mã ngành như sau:
- Mã ngành 8531: đào tạo sơ cấp
- Mã ngành 8532: đào tạo trung cấp
- Mã ngành 8533: đào tạo cao đẳng
- Mã ngành 8542: đào tạo thạc sĩ
- Mã ngành 8543: đào tạo tiến sĩ
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo các mã ngành liên quan đến giáo dục như sau:
- Mã ngành 8511: giáo dục nhà trẻ
- Mã ngành 8512: giáo dục mẫu giáo
- Mã ngành 8521: giáo dục tiểu học
- Mã ngành 8522: giáo dục trung học cơ sở
- Mã ngành 8523: giáo dục trung học phổ thông
- Mã ngành 8551: giáo dục thể thao và giải trí
- Mã ngành 8552: giáo dục văn hóa nghệ thuật
- Mã ngành 8559: giáo dục khác chưa được phân vào đâu
- Mã ngành 8560: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty đào tạo:
- Treo biển tại trụ sở công ty đào tạo;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng của công ty đào tạo;
- Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Đăng ký chữ ký số điện tử cho thành lập công ty đào tạo;
- Đăng ký nộp thuế điện tử;
- In và đặt in hóa đơn lần đầu cho doanh nghiệp;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Dịch vụ thành lập Công ty đào tạo tại Nam Việt Luật
Thấu hiểu những lo lắng của nhiều đơn vị khi bắt tay thực hiện các công tác giấy tờ, thủ tục, hồ sơ… Hãy đến với dịch vụ thành lập công ty đào tạo của Nam Việt Luật, Quý khách hàng sẽ có những lợi ích sau:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về thành lập công ty đào tạo, như điều kiện thành lập & các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động;
- Tư vấn & hỗ trợ khách hàng các vấn đề trước khi thành lập công ty: Chọn tên công ty, chọn ngành nghề kinh doanh, chọn loại hình công ty, địa điểm, người đại diện theo pháp luật…
- Tư vấn & Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & giấy phép con cần thiết;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền & theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, bổ sung, điều chỉnh hồ sơ nếu có yêu cầu;
- Tư vấn & cung cấp dịch vụ toàn diện để hỗ trợ các thủ tục về thuế, dịch vụ kế toán… cũng như các vấn đề phát sinh sau thành lập & trong quá trình hoạt động của công ty.
Nếu các bạn quan tâm đến bài tư vấn thành lập công ty đào tạo, có thể xem các nội dung liên quan khác tại website của Nam Việt Luật:
- Giấy phép kinh doanh mầm non – Điều kiện và Thủ tục
- Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh 500.000đ
- Thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục đại học
- Thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty đào tạo
——————————————————————————————————–
Trên đây là bài viết về thủ tục thành lập công ty đào tạo do công ty Nam Việt Luật biên soạn. Ngành nghề giáo dục và đào tạo là ngành nghề hết sức phức tạp và cần có hiểu biết chuyên môn nhất định mới có thể tư vấn một cách chính xác và đầy đủ về quy trình thành lập công ty. Nếu Quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến điều kiện thành lập công ty đào tạo nghề, quy trình thành lập công ty đào tạo, thủ tục thành lập viện đào tạo hay bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục thành lập công ty. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí nhé! Công ty Nam Việt Luật chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn chi tiết về thủ tục, bên cạnh đó còn phục vụ dịch vụ thành lập công ty giúp quý khách hàng trong thời gian ngắn nhất với chi phí hợp lý, mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.