Sản xuất hàng may mặc và dệt may là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam. Ngành sản xuất hàng may mặc là ngành nghề được đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam. Thực tế chứng minh là các doanh nghiệp dệt may thu được mức lợi nhuận cao và sản phẩm dệt may Việt Nam được xuất khẩu hàng năm với số lượng lớn. Do đó, nhu cầu thành lập các doanh nghiệp dệt may tăng cao. Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu về quy trình thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may như thế nào là đúng quy định, đúng chuẩn quy trình thực hiện?
Ngành sản xuất dệt may thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Nam Việt Luật
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt trả lời:
Cơ sở pháp lý khi thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Điều kiện thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Theo pháp luật Doanh nghiệp và Đầu tư thì các ngành nghề dệt may là ngành nghề tự do không có điều kiện. Vì thế, các cá nhân kinh doanh khi có nhu cầu, chỉ cần thành lập pháp nhân công ty là đã có thể đi vào hoạt động kinh doanh sản xuất hàng dệt may bình thường mà không cần đáp ứng các điều kiện khác về vốn, cơ sở vật chất hay nhân sự như các ngành nghề có điều kiện khác.
Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Tuy nhiên, khi muốn thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may phải đáp ứng các điều kiện chung Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
1. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
…
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
2. Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;”
Tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may cần xác định chính xác mã ngành. Quý khách hàng có thể tham khảo các mã ngành nghề sản xuất được liệt kê dưới đây:
- Mã ngành 1311: Sản xuất sợi
- Mã ngành 1312: Sản xuất vải dệt thoi
- Mã ngành 1313: Hoàn thiện sản phẩm dệt
- Mã ngành 1391: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
- Mã ngành 1392: Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)
- Mã ngành 1393: Sản xuất thảm, chăn, đệm
- Mã ngành 1394: Sản xuất các loại dây bện và lưới
- Mã ngành 1399: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
- Mã ngành 1410: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
- Mã ngành 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
- Mã ngành 1430: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất
3. Điều kiện về tên doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về tên quy định từ Điều 38 – 42 Luật doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm sau đây:
“ Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
4. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Trụ sở chính của doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may khi đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
5. Điều kiện về Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
- Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
6. Điều kiện về vốn của doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Các thành viên, cổ đông phải góp đủ số vốn này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc một thời hạn ngắn hơn theo quy định của điều lệ.
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may.
Quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Tùy thuộc vào số lượng những người tham gia, quy mô công ty kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định hình thức mô hình công ty đang được phổ biến hiện nay như loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Tuy nhiên cho dù lựa chọn loại hình nào, để thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may cũng sẽ trải qua những bước chính như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may bao gồm các thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may phù hợp với loại hình doanh nghiệp mình lựa chọn;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập doanh nghiệp; Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của Người đại diện pháp luật và người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may;
- Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.
Sau 03 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may.
Bước 2: Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai, các doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung công bố bao gồm:
- Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập,
- Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc con dấu tròn và thông báo sử dụng mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung thông tin trên con dấu tròn của mình. Sau khi khắc xong dấu, doanh nghiệp thông báo về mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp biên nhận. Sở Kế hoạch – Đầu tư sẽ thực hiện đăng tải mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 4: Đăng bố cáo thông tin Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Doanh nghiệp phải công bố thông tin công khai về các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.
Bước 5: Đăng ký khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài
- Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản lên Sở Kế hoạch Đầu tư và cơ quan thuế
- Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu gồm:
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
- Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản đăng ký khấu hao TSCĐ
- Bản đăng ký hình thức, phương pháp kế toán
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật
Thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Những lưu ý sau khi khi thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
1. Các thủ tục sau khi thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Sau khi làm thủ tục thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
- Treo biển tại trụ sở Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Đăng ký chữ ký số điện tử cho thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
- Đăng ký nộp thuế điện tử;
- In và đặt in hóa đơn lần đầu cho doanh nghiệp
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
2. Những câu hỏi thường gặp khi thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
Phong trào “khởi nghiệp” đã và đang góp phần không nhỏ cho nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên rất nhiều chủ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra làm cho các doanh nghiệp băn khoăn, ví dụ như sau đây:
- Thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may mất bao nhiêu ngày?
- Đăng ký được nhiều ngành nghề được không?
- Vốn bao nhiêu là đủ để thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may?
- Mở công ty – thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có tốn nhiều chi phí không?
Dịch vụ thành lập Công ty tư vấn giám sát xây dựng tại Nam Việt Luật
Dịch vụ tại Nam Việt Luật sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xin thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Đến với Nam Việt Luật, doanh nghiệp sẽ được phục vụ trọn gói từ công tác tư vấn tới khi hoàn thành công việc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý trong nhiều lĩnh vực, Nam Việt Luật tự tin vào khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp của mình và cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách khi sử dụng Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Nam Việt Luật. Quý khách hàng sẽ có những lợi ích sau:
- Sử dụng trọn gói dịch vụ cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Tiết kiệm được thời gian, chi phí thay vì phải trả tiền cho nhiều nhân sự thực hiện nhiều công đoạn khác nhau trong quá trình thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may thì chỉ trả tiền một lần;
- Tính chính xác cao trong việc soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ do chúng tôi cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung qua các năm. Đặc biệt đã có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị thủ tục thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may;
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh, chi phí đi lại do nhiều doanh nghiệp còn hoạt động các lĩnh khác.
- Tính bảo mật thông tin của khách hàng cao qua Hợp đồng bảo mật;
- Đội ngũ chuyên viên pháp lý tư vấn tận tình, thái độ làm việc tốt, luôn nỗ lực hoàn thành nhanh các thủ tục về mặt thời gian và bảo vệ quyền lợi cao nhất của khách hàng;
Nếu các bạn quan tâm đến bài tư vấn thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, có thể xem các nội dung liên quan khác tại website của Nam Việt Luật:
- Thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài
- Hướng dẫn mở cửa hàng may mặc
- Mở cửa hàng phụ liệu may mặc – Quy trình thành công
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
————————————–
Trên đây là tư vấn của Nam Việt Luật về điều kiện thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết giúp Quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn pháp luật về thủ tục Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác về thủ tục này hoặc có nhu cầu về dịch vụ Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Công ty Nam Việt Luật hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên chúng tôi nhé.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.