Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam

Xuất phát từ vùng đất có điều kiện để phát triển kinh tế tiềm năng và chính sách mở cửa cho doanh nghiệp hoạt động đầu tư thì những năm gần đây, số lượng các chi nhánh, văn phòng trực thuộc tại Hà Nam tăng lên đáng kể. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam được thực hiện như thế nào? Mời Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung bài viết thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam dưới đây của Nam Việt Luật để biết thêm chi tiết.

Những năm gần đây kinh tế của tỉnh Hà Nam đạt mức tăng trưởng cao hơn so với kỳ vọng.

Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Cơ sở pháp lý thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam;
  • Quy định liên quan về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam;
  • Quy trình & thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam tại Nam Việt Luật;
  • Kinh nghiệm khi thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam;
  • Một số lưu ý thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam;

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Quy định liên quan về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam

Để thành lập chi nhánh tại Hà Nam thì nhà đầu tư phải thành lập công ty. Có thể thành lập công ty các tỉnh thành khác trong nước và công ty tại nước ngoài. Sau đó. nếu có nhu cầu thành lập chi nhánh tại Hà Nam, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Tên của chi nhánh

Tên chi nhánh là do doanh nghiệp tự lựa chọn nhưng phải tuân thủ quy tắc sau:

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
  • Phần tên riêng trong tên chi nhánh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”

Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh cũng có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh

  • Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh, bạn chỉ được đăng ký những ngành nghề kinh doanh mà đã được đăng ký cho doanh nghiệp sở hữu chi nhánh đó.
  • Nếu muốn đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh khác, bạn cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh đó cho doanh nghiệp chính trước rồi mới thực hiện việc đăng ký bổ sung cho chi nhánh sau.

Địa chỉ hoạt động của chi nhánh

Địa chỉ đăng ký hoạt động cho chi nhánh đặt trên lãnh thổ Việt Nam phải có đầy đủ các đơn vị hành chính sau:

  • Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn
  • Xã/phường/thị trấn
  • Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
  • Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng có thể thành lập chi nhánh của công ty tại nước ngoài.

Người đứng đầu của chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được doanh nghiệp bổ nhiệm, có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người khác.

Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Đất đai tỉnh Hà Nam thuộc vùng chiêm trũng, từ xa xưa được coi là “cái rốn nước” của đồng bằng Bắc Bộ

Quy trình & thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam tại Nam Việt Luật

Đến với dịch vụ thành lập chi nhánh tại Hà Nam, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý thành lập chi nhánh tại Hà Nam

  • Chuyên viên sẽ khai thác thông tin từ khách để giải đáp các thắc mắc cũng như là đưa ra các vấn đề pháp lý về vấn đề thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam

Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký).
  • Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (Của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên; Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần; Quyết định của thành viên công ty hợp danh).
  • Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này).
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
  • Văn bản ủy quyền cho Nam Việt Luật
  • Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty đến Sở KH&ĐT tỉnh Hà Nam.

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 cách thức nộp hồ sơ sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Trung tâm hành chính và Phục vụ hành chính công – Sở KH&ĐT Hà Nam, địa chỉ: số 85, đường Nguyễn Huệ, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Hà Nam
  • Cách 2: Nộp online trên Cổng thông tin quốc gia;

Bước 4: Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và con dấu chi nhánh nếu có:

  • Sau 3-5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đã ký từ khách hàng, chúng tôi sẽ bàn giao kết quả giấy phép kinh doanh và con dấu chi nhánh.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý mà chủ doanh nghiệp cần thực hiện sau khi được cấp giấy phép kinh doanh.

Xem thêm tại: Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty

Khi đến với dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam tại Nam Việt Luật, Quý khách hàng sẽ được: 

  • Miễn phí tư vấn các thông tin về pháp lý trước, trong và sau khi thành lập chi nhánh;
  • Miễn phí tư vấn các vấn đề về thuế, kế toán thuế trong quá trình doanh nghiệp hoạt động;
  • Miễn phí công chứng các giấy tờ, tài liệu cần thiết khi làm thủ tục mở chi nhánh;
  • Miễn phí chi phí giao nhận hồ sơ và trả kết quả theo yêu cầu;

Xem thêm: Thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam

Kinh nghiệm thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam

Để chi nhánh đủ cơ sở pháp lý để đi vào hoạt động, thì sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau:

4.1. Treo biển chi nhánh

Chi nhánh khi được cấp phép phải thực hiện treo biển tại trụ sở làm việc. Thông thường khi treo biển chi nhánh sẽ có đầy đủ thông tin: tên chi nhánh, địa chỉ, mã số thuế và số điện thoại.

4.2. Làm dấu và thông báo dấu chi nhánh

Chi nhánh vẫn được thực hiện ký hợp đồng, hoạt động xuất nhập khẩu và thực hiện chức năng kinh doanh nên việc làm dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu là cần thiết.

4.3. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng được mở dùng để giao dịch trong hoạt động của chi nhánh. Thủ tục mở tài khoản ngân hàng sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc chi nhánh mở tài khoản tại ngân hàng nào.

4.4. Mua chữ ký số thực hiện khai thuế

Chi nhánh có chức năng kinh doanh như công ty nên phải nộp lệ phí môn bài, hàng quý phải thực hiện kê khai và phải nộp báo cáo tài chính (nếu chi nhánh hạch toán độc lập) với cơ quan thuế nên phải mua chữ ký số. Khách hàng có thể lựa chọn chữ ký số của nhiều nhà cung cấp khác nhau để mua và sử dụng.

4.5. Thông báo phát hành hoá đơn

Công ty và chi nhánh được quyền sử dụng chung mẫu hóa đơn. Do đó nếu công ty thực hiện kê khai thuế GTGT cho chi nhánh thì chi nhánh không phải thực hiện thông báo phát hành hóa đơn riêng cho đơn vị của mình. Tuy nhiên chi nhánh vẫn được quyền thông báo phát hành hóa đơn riêng của mình nếu thực hiện kê khai riêng so với kê khai thuế GTGT của công ty mẹ.
4.6. Thực hiện nộp lệ phí môn bài và nộp tờ khai cho chi nhánh

Thời gian nộp lệ phí môn bài và tờ khai cho chi nhánh là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi nhánh được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, công ty được miễn lệ phí môn bài năm tài chính đầu tiên, trong thời gian công ty được miễn lệ phí môn bài thì chi nhánh cũng được miễn lệ phí môn bài.

Hà Nam rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái.

Một số lưu ý thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam

1. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam?

Việc thành lập chi nhánh công ty cần chuẩn bị nhiều hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan và để đảm bảo cho thủ tục được thực hiện nhanh chóng, quý khách hàng lựa chọn  làm bên cung cấp dịch vụ sẽ được hưởng các lợi ích chính như:

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhiệt tình, đúng quy định pháp luật do đội ngũ luật sư trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đích thân tư vấn
  • Luôn báo giá trọn gói tất cả các thủ tục từ thành lập đến thủ tục thuế, bảo hiểm, lao động liên quan
  • Liên kết với các đối tác thiết kế logo, web, biển hiệu tên tuổi và chuyên nghiệp để hỗ trợ việc kinh doanh tốt nhất cho khách hàng nếu khách có nhu cầu.
  • Không phải đi lại, luôn hạn chế tối đa việc đi lại cho khách hàng
  • Cam kết đúng quy định và luôn đảm bảo hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý liên quan khác nếu khách hàng có nhu cầu

2. Bối cảnh & tình hình kinh tế xã hội tại Hà Nam

Hà Nam là tỉnh nằm tại vùng châu thổ sông Hồng, với diện tích tự nhiên khoảng 862 nghìn km2, dân số trên 85 vạn người. Có khí hậu thời tiết ôn hòa, quỹ đất tốt, không phải đối mặt với các thiên tai, động đất nên Hà Nam đang là điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tới đầu tư.

Tiếp giáp với các tỉnh có nền kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng,… Hà Nam có điều kiện để giao lưu kinh tế. Với hệ thống giao thông đã được nâng cấp nên khoảng cách từ Hà Nam tới các tỉnh khác được rút ngắn, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại.

Ngoài ra, Hà Nam có nhiều di tích lịch sử văn hóa được nhiều du khách du lịch quan tâm đến như: Đền Trần Thương, Chùa Đọi Sơn,… và nhiều danh lam thắng cảnh như: Tam Chúc; Đền Trúc Ngũ động sơn, Bát Cảnh Sơn…Điều này giúp tỉnh có điều kiện để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch.

3. Một số ngành nghề đáng cân nhắc khi khi muốn thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam

Tại Hà Nam các nhà đầu tư nên chú trọng đầu tư các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản. Bạn có thể tham khảo một số ngành nghề sau:

————————————————-

Với bài viết trên đây, chúng tôi đã trình bày những thông tin cơ bản về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam. Bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian, và công sức đi lại nhiều. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu hoặc có các thắc mắc về dịch vụ xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại dưới chân website để được hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button