Mũi Cà Mau tọa lạc tại vị trí cuối cùng của Việt Nam. Là một tỉnh ở phía Tây, tiếp giáp các biển lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển mạnh về ngành nghề thủy hải sản. Bên cạnh đó, tỉnh còn tập trung phát triển các ngành khác như: Du lịch, thủ công nghiệp, khai khoáng,… Vì thế các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung ở tỉnh Cà Mau khá lớn. Thay vì thành lập công ty để kinh doanh thì họ sẽ thành lập chi nhánh để thực hiện việc tiếp cận thêm thị trường và mở rộng kinh doanh của công ty mình. Vậy mời Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung bài viết thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau dưới đây của Nam Việt Luật để biết thêm chi tiết.
Thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau để mở rộng kinh doanh
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Cơ sở pháp lý thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau;
- Quy định liên quan về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau;
- Quy trình & thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau tại Nam Việt Luật;
- Kinh nghiệm khi thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau;
- Một số lưu ý thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau;
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Quy định liên quan về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau
Vì là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên chi nhánh không có các chức nanwg độc lập như công ty. Việc đầu tiên trước khi thành lập chi nhánh tại Cà Mau, thì nhà đầu tư phải thành lập công ty. Để thành lập công ty, quý khách có thể tham khảo bài viết sau của Nam Việt Luật thành lập công ty. Đối với trường hợp đã có công ty trước đó, thì nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện dưới đây để thành lập chi nhánh tại Cà Mau:
Điều kiện về tên chi nhánh
- Tên của chi nhánh được quy định tại Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm:
“Điều 20. Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.”
Điều kiện trụ sở chính chi nhánh
- Trụ sở chính của chi nhánh là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Đối với thành lập chi nhánh ở nước ngoài thì thủ tục pháp lý sẽ phức tạp và mất thời gian hơn.
Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh chi nhánh
- Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh
- Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có thể là người khác hoặc thành viên công ty.
- Người đứng đầu chi nhánh không thuộc trường hợp người bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế và đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Lựa chọn loại hình hoạt động của chi nhánh
Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán chi nhánh độc lập hoặc phụ thuộc. Điểm chung của hai loại hình là cả hai hình thức chi nhánh này đều không có pháp nhân.
Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Thành lập chi nhánh tại Cà Mau nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp tại Nam Việt Luật
Quy trình & thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau tại Nam Việt Luật
Đến với dịch vụ thành lập chi nhánh tại Cà Mau, khách hàng sẽ được trải nghiệp dịch vụ với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý thành lập chi nhánh tại Cà Mau
- Chuyên viên sẽ khai thác thông tin từ khách để giải đáp các thắc mắc cũng như là đưa ra các vấn đề pháp lý về vấn đề thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau.
Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký).
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (Của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên; Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần; Quyết định của thành viên công ty hợp danh).
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này).
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
- Văn bản ủy quyền cho Nam Việt Luật
- Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu.
Bước 3: Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi khách hàng ký hồ sơ xong giao lại cho Nam Việt Luật sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chi nhánh. Cụ thể là Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Cà Mau.
Bước 4: Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và con dấu chi nhánh nếu có
- Sau 3-5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đã ký từ khách hàng, chúng tôi sẽ bàn giao kết quả Giấy phép kinh doanh và con dấu chi nhánh.
- Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý mà chủ doanh nghiệp cần thực hiện sau khi được cấp giấy phép kinh doanh.
Xem thêm tại: Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty
Khi đến với dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau tại Nam Việt Luật, Quý khách hàng sẽ được:
- Nam Việt Luật tư vấn miễn phí về các điều kiện cơ bản để thành lập chi nhánh tại Cà Mau;
- Tư vấn cách thức lựa chọn loại hình thành lập chi nhánh phù hợp đối với công ty chủ quản đã thành lập;
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho để thành lập chi nhánh;
- Nam Việt Luật thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ, theo dõi, nhận kết quả;
- Hỗ trợ kê khai, hỗ trợ nộp các loại thuế liên quan, làm thủ tục in hóa đơn;
Xem thêm: Thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau
Kinh nghiệm thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau
Để chi nhánh đủ cơ sở pháp lý để đi vào hoạt động, thì sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau:
1. Thực hiện việc kê khai và nộp phí môn bài
Khi thành lập chi nhánh mới, chi nhánh phải có trách nhiệm kê khai và thực hiện nộp phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Đối với trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh và trụ sở chính được thành lập cùng cấp tỉnh, thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc kê khai và nộp phí môn bài cho chi nhánh
2. Thông báo về việc in hoặc sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế cung cấp
Đối với những chi nhánh độc lập hay chi nhánh phụ thuộc, đều có quyền được tự in hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp một cách hợp pháp. Ngoài ra, mẫu hóa đơn của chi nhánh không bắt buộc phải giống với mẫu của trụ sở chính, tùy theo nhu cầu sử dụng của chi nhánh là như thế nào.
3. Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh
Chi nhánh cần liên hệ với ngân hàng để tiến hành mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho mình, ngay sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
4. Nộp thuế giá trị gia tăng
Theo quy định, việc kê khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp được chi làm hai trường hợp như sau:
- Chi nhánh hạch toán theo hình thức độc lập: Khi đó, chi nhánh có thể kê khai thuế tại chi nhánh đó
- Chi nhánh hạch toán theo hình thức phụ thuộc: Trường hợp chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính, thì thực hiện kê khai thuế GTGT cho chung cả đơn vị. Và ngược lại, nếu chi nhánh thành lập khác tỉnh với trụ ở chính thì nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT tại cơ quan thuế của chi nhánh đó
Khi thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau tại sao nên cần một đơn vị hỗ trợ?
Một số lưu ý thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau
1. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau?
Như đã trình bày phía trên, để chi nhánh công ty tại Cà Mau đi vào hoạt động thì thực hiện khá nhiều công đoạn. Vậy nên sẽ có nhiều doanh nghiệp bối rối trong quá trình thành lập chi nhánh. Khi đó việc sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau bởi vì một số lý do sau đây:
- Được các chuyên viên của công ty dịch vụ tư vấn tận tình các điều kiện kiện để thành lập chi nhánh tại Cà Mau. Những vấn đề pháp lý này cần được tư vấn và chuẩn bị kỹ thì việc thành lập chi nhánh mới được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả được.
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo hồ sơ theo đúng mẫu của quy định pháp luật. Hồ sơ được soạn đúng và đủ sẽ tránh được việc bị trả hồ sơ, thông báo sửa đổi bổ sung, làm mất thời gian của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được Nam Việt Luật thay mặt công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia đúng quy định và thời gian.
- Sau khi có Giấy phép chúng tôi sẽ giúp khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan để chi nhánh được đi vào hoạt động như: khai thuế, đặt con dấu, mua hóa đơn điện tử,…
2. Bối cảnh & tình hình kinh tế xã hội tại Cà Mau
Tỉnh Cà Mau là nơi tiếp giáp xung quanh là biển. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế có thể thu hút đầu tư xây dựng cảng biển tổng hợp nước sâu quy mô lớn. Ngoài ra Cà Mau còn có thế mạnh về dầu khí, các ngành du lịch biển như du lịch hệ sinh thái ven biển.
Cùng với rừng ngập mặn diện tích lớn đã tạo điều kiện cho tỉnh Cà Mau phát triển các ngành nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, khai thác triệt để các tiềm năng về thủy sản, nông nghiệp để phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, những năm gần đây tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào đây như các giải pháp để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản… Tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài xuất – nhập khẩu thủy hải sản, du lịch tại tỉnh nhà.
Vượt qua nhiều khó khăn, tỉnh Cà Mau vẫn đang tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển để đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên.
3. Một số ngành nghề đáng cân nhắc khi khi muốn thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau
Như đã trình bày, tỉnh Cà Mau có các lợi thế về biển, du lịch hệ sinh thái và khai thác dầu khí nên tại Cà Mau nhà đầu nên có thể thành lập công ty và mở thêm chi nhánh để kinh doanh nhiều ngành nghề sẽ phát triển tại Cà Mau sau đây:
- Thành lập công ty thủy sản
- Thành lập công ty khai thác khoáng sản
- Thành lập công ty vận tải biển có vốn nước ngoài
- Thành lập văn phòng du lịch & kinh doanh dịch vụ lữ hành
———————————————
Với bài viết trên đây, chúng tôi đã trình bày những thông tin cơ bản về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Cà Mau. Bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian, và công sức đi lại nhiều. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu hoặc có các thắc mắc về dịch vụ xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại dưới chân website để được hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục nhé.