Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm, kinh doanh các loại sữa là loại hình kinh doanh có điều kiện. Tức là nếu muốn cửa hàng của bạn đi vào hoạt động đúng phép thì phải đủ các điều kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể là các điều kiện về an toàn thực phẩm đối với cửa hàng, điều kiện về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sữa. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu các điều kiện này cũng như thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa mà bạn cần thực hiện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
I/ Điều kiện mở cửa hàng kinh doanh sữa
Trước khi chuẩn bị thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:
* Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm:
– Nếu kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Nếu là sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp.
– Nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.
* Khi cơ quan quản lý thị trường đến kiểm tra thì cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm như sau:
– Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
– Trực tiếp làm việc hoặc ủy quyền cho người đại diện làm việc với cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra, hay khi bị xử lý vi phạm hành chính.
– Cung cấp kịp thời giấy tờ, sổ sách, tài liệu, chứng từ liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các giấy tờ, tài liệu, chứng từ, sổ sách này.
– Chấp hành nghiêm chỉnh việc kiểm tra, tạm giữ hàng hóa, giấy tờ, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu kiểm tra, tạm giữ của người có thẩm quyền.
– Giải trình đầy đủ, kịp thời và đúng sự thật về các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Không được trốn tránh, trì hoãn, chống đối việc kiểm tra hợp pháp hoặc đe dọa, mua chuộc, hối lộ dưới mọi hình thức đối với thành viên của Đoàn kiểm tra.
– Như vậy, nếu cơ quan quản lý thị trường đến kiểm tra hoạt động kinh doanh của cửa hàng thì bạn phải cung cấp kịp thời các giấy tờ về đăng ký kinh doanh.
II/ Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa
Cửa hàng là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ do một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập. Để mở cửa hàng kinh doanh thì cá nhân, nhóm cá nhân phải đăng kí kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Do vậy mà cá nhân, nhóm cá nhân muốn làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa thì phải thực hiện thủ tục đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể theo quy trình cụ thể sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng sữa
Thành phần hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cá thể thực hiện gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Chờ lấy giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.
– Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.
Bước 4: Tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi đăng ký, xin giấy phép kinh doanh thì bạn cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào kinh doanh. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:
– Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);
– Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh.
– Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.
>>> Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp. Khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm trước 6 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn để có thể tiếp tục thực hiện việc kinh doanh thực phẩm của mình.

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa thực hiện qua 4 bước.
III/ Những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh sữa – Đừng bỏ qua
1. Số vốn nhập hàng
– Mở cửa kinh doanh hàng sữa hay bất cứ mặt hàng nào thì việc đầu tiên mà người kinh doanh nghĩ đến là số vốn phải bỏ ra. Đặc biệt vốn nhập hàng là thứ rất quan trọng. Thông thường mỗi dòng sữa bạn chỉ cần nên tạm thời nhập từ 2-5 lon, chi phí rơi vào khoảng 100 triệu với những của hàng sữa bán lẻ. Bạn cần phải xác định những dòng sữa nào đang được ưa chuộng trên thị trường, nhập những mặt hàng đó sẽ dễ kinh doanh hơn. Sau đó bạn sẽ xác định được nhu cầu khách hàng, dòng sữa nào bán chạy thì tập trung nhập hàng đó. Bạn lưu ý không phải dòng sữa nào bán chạy trên thị trường cũng bán chạy ở khu vực bạn, không nên nhập ồ ạt để tránh rủi ro.
2. Cách thức nhập hàng:
Muốn mở cửa hàng kinh doanh sữa có thể đạt doanh thu cao mà bạn mong muốn thì khâu nhập hàng là vô cùng quan trọng. Tìm được nguồn nhập hàng uy tín, giá rẻ, chất lượng thì chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng. Khi mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm sẽ có 2 hình thức nhập hàng chính đó là:
– Nhập hàng công ty: Từ đầu tháng đến cuối tháng bạn nhập hàng, thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được trả vào cuối tháng.
– Nhập hàng đại lý: Bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao. Bạn sẽ được chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa. Với hình thức này bạn sẽ không bị tồn đọng nhiều vốn. Thông thường các đại lý nhỏ thường nhập hàng theo hình thức này.
3. Trang thiết bị cần đầu tư cho cửa hàng
Bạn nên đầu tư thêm thiết bị quản lý bán hàng. Vì sữa là mặt hàng tiêu dùng có giá khá cao, lại có hạn sử dụng, có loại thì 2-3 năm, có loại chỉ có 1 năm rưỡi. Nhất là sữa tươi và sữa chua han rất ngắn, lượng mặt hàng nhiều khiến bạn không kiểm soát được nên sử dụng đến máy móc để báo sắp hết hạn. Phần mềm bán hàng hiện đại sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quản lý hàng hoá. Ngoài ra hãy chuẩn bị quầy kệ và tủ lạnh, tủ đông phù hợp với cửa hàng nữa nhé. Ví dụ như:
– Kệ hàng, giá bày hàng.
– Quầy thu ngân
– Tủ lạnh, tủ mát
– Máy in hóa đơn, giấy in hóa đơn
– Biển quảng cáo, mái che hiên
– Đèn điện, quạt điện…
4. Chất lượng loại sữa và số lượng bán
– Lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa bán được nhiều, nhiều nhất thì mang tính tương đối, bạn nên quan tâm đến các thương hiệu uy tín, giá thành tầm trung như Dielac của Vinamilk, Friso gold, Enfa A+, Abbott.
– Chất lượng sữa thì bạn nên ưu tiên nhập hàng ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng tránh mua phải hàng giả, nhái. Chất lượng thường đi kèm với giá thành, sữa giá thấp như Vinamilk thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, sữa giá cao như Abbott thì hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, nhưng suy cho cùng, sữa tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của bé, có bé hợp, bé không, giống như đồ ăn, đồ ăn ngon hay không phụ thuộc vào sự thẩm định của chính người ăn, người thấy ngon, người không.
– Tốt cho việc kinh doanh của bạn là sữa bán được chiết khấu cao và nhiều người mua. Đây mới là cái tốt mà người kinh doanh nào cũng muốn hướng đến. Bạn nên bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái bạn muốn bán.
– Mở cửa hàng sữa bỉm tốt nhất bạn chỉ nên tập trung vào tất cả các mặt hàng từ sữa. Ví dụ: chuyên bán sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua…Bởi sữa là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, thường là các bà mẹ mua cho con nhỏ nên họ tâm lý muốn vào một nơi chuyên bán sữa sẽ an tâm hơn khi vào tạp hóa mua sữa.
– Ngoài ra bạn cũng có thể kinh doanh thêm một số sản phẩm liên quan như bỉm và một số đồ sơ sinh cho trẻ nhỏ… nhưng phải biết sắp sếp hợp lý, đừng biến nó thành cái tạp hóa thì sẽ không thu hút được khách hàng
5. Lưu ý đóng thuế cho cửa hàng
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng sữa, bạn sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế sau:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế môn bài
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
>> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
IV/ Dịch vụ đăng ký kinh doanh cửa hàng sữa tại Nam Việt Luật
Để thuận lợi mở cửa hàng sữa và đi vào hoạt động kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật, bạn có thể liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn hoặc ủy quyền cho Nam Việt Luật giúp bạn đăng ký kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh.
– Đến với Nam Việt Luật mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh sữa sẽ được tư vấn, hướng dẫn cụ thể như tên cửa hàng, vốn cần chuẩn bị, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh. Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn tận tình nhất cho mọi khách hàng.
– Hơn nữa, Nam Việt Luật còn thay mặt khách hàng soạn và nộp thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng khi được ủy quyền. Giúp bạn hoàn tất mọi thủ tục pháp lý liên quan một cách nhanh chóng và đầy đủ.
– Đặc biệt, Nam Việt Luật sẽ bàn giao giấy phép mở cửa hàng cho bạn một cách đầy đủ sau khi hoàn tất và giúp bạn thực hiện các thủ tục liên quan đến việc kê khai thuế ban đầu, tránh bị xử phạt.
Hy vọng rằng những chia sẻ về vấn đề mở cửa hàng kinh doanh sữa trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn vướng mắc nào cần tư vấn, hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ nhé!

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.