• Thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề sửa chữa máy móc và thiết bị

    • Bổ sung ngành nghề kinh doanh
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 4 đánh giá

    Các loại máy móc thiết bị là các công cụ, phương tiện không thể thiếu dùng cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt thường ngày của con người trong xã hội hiện nay. Đôi khi trong quá trình sử dụng thì có thể phát sinh trục trặc, hư hỏng cần phải đem sửa chữa và để đáp ứng nhu cầu đó thì sẽ có các cửa hàng hay doanh nghiệp hoạt động ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị chuyên dụng như máy móc thiết bị công nghiệp, động cơ, thiết bị xây dựng và máy móc khai thác mỏ….

    Để được hoạt động ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị thì các cửa hàng, doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh khi mới thành lập hoặc nếu đã thành lập rồi thì phải đăng ký bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh.

    Sau đây là hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện bổ sung ngành nghề và mã ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị  theo quy định mới nhất.

    ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị

    Mã ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị

    – Mã ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

    – Thông tin chi tiết và mã ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị :

    3312 : Sửa chữa máy móc thiết bị

    Nhóm sửa chữa máy móc thiết bị gồm:

    Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị công nghiệp như mài hoặc lắp đặt lưỡi và răng cưa máy móc công nghiệp hoặc thương mại hoặc cung cấp dịch vụ hàn sửa chữa (ví dụ như động cơ); sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp, nông nghiệp và các máy móc nặng khác (ví dụ thiết bị bốc dỡ vật liệu và xe nâng, các công cụ máy, thiết bị làm lạnh thương mại, thiết bị xây dựng và máy móc khai thác mỏ), bao gồm cả máy móc thiết bị của ngành 28 (Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu).

    Cụ thể:

    – Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện động cơ không tự động;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng máy bơm và thiết bị có liên quan;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị sử dụng điện năng từ thủy lực;

    – Sửa chữa van;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bánh răng và các bộ phận chuyển động của xe;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng các lò luyện trong công nghiệp;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị vận chuyển bốc dỡ vật liệu;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị làm lạnh thương mại và thiết bị lọc không khí;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc dùng chung cho mục đích thương mại;

    – Sửa chữa các dụng cụ cầm tay chạy điện khác;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng các dụng cụ và phụ tùng máy móc cắt kim loại và tạo hình kim loại;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng các dụng cụ máy móc khác;

    – Bảo dưỡng và sửa chữa máy kéo nông nghiệp;

    – Sửa chữa máy nông nghiệp và máy lâm nghiệp và lấy gỗ;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng máy luyện kim;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trong lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng và khí đốt;

    – Sửa chữa máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng máy là hàng dệt, quần áo và da;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng máy làm giấy;

    – Sửa chữa và bảo dưỡng các máy móc dùng cho mục đích chuyên dụng khác của ngành 28 (Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu);

    – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị cân;

    – Sửa chữa máy dùng để tính;

    – Sửa chữa máy dùng để cộng, máy thu tiền;

    – Sửa chữa máy tính có dòng điện hoặc không dòng điện;

    – Sửa chữa máy chữ;

    – Sửa chữa máy photocopy.

    Loại trừ:

    Lắp đặt các lò luyện trong công nghiệp và thiết bị đốt nóng khác được phân vào nhóm 4322 (Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí).

    3319 : Sửa chữa thiết bị khác

    Nhóm sửa chữa thiết bị khác gồm: Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị không nằm trong các mã khác của nhóm này.

    Cụ thể:

    – Sửa chữa lưới đánh bắt cá, bao gồm cả phục hồi;

    – Sửa chữa dây, đòn bẩy, buồm, mái che;

    – Sửa chữa các túi để đựng phân bón và hoá chất;

    – Sửa chữa hoặc tân trang các tấm gỗ pallet kê hàng hóa, các thùng hoặc thùng hình ống trên tàu và các vật dụng tương tự;

    – Sửa chữa máy bắn bóng và máy chơi game dùng tiền xu khác, thiết bị chơi bowling và các vật dụng tương tự;

    – Phục hồi đàn organ và nhạc cụ tương tự.

    Loại trừ:

    – Sửa chữa các loại đồ dùng gia đình và văn phòng, tân trang các đồ đạc được phân vào nhóm 95240 (Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tư­ơng tự);

    – Sửa xe đạp được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu);

    – Sửa quần áo được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

    Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị

    Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị.

    + Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

    + Quyết định về việc bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị.

    + Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị

    Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

    Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

    Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

    Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

    Công ty Nam Việt Luật ngoại trừ có thể thực hiện bổ sung ngành nghề sửa chữa máy móc thiết bị mà còn kể cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn, chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi thành viên công ty, thay đổi chủ sở hữu…

    Nếu các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khá rắc rối, phức tạp thì vì sao không tìm đến  công ty Nam Việt Luật. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng từ khâu tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng.

Thông báo
Gọi điện thoại