Mã ngành 2822-Ngành sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại

Mã ngành 2822-Ngành sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại là bao nhiêu? Hiện nay các loại máy công cụ và máy tạo hình kim loại được sử dụng rất nhiều để trong việc để gia công, sản xuất các chi tiết linh kiện bằng kim loại hay cắt, khoan, định dạng, nghiền kim loại và các vật liệu khác nhu gỗ, đá, cao su, nhựa cứng…Cho nên để đáp ứng các nhu cầu đó mà cần đến các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại.

Các doanh nghiệp này cần đăng ký kinh doanh đúng mã ngành nghề theo quy định khi mới thành lập hoặc doanh nghiệp đã thành lập rồi thì chỉ cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Sau đây là mã ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại theo quy định mới nhất và hồ sơ cần chuẩn bị, trình tự thủ tục để đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.

ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại

Mã ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại

– Mã ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

– Thông tin chi tiết và mã ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại

2822 : Sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại

Nhóm sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại gồm:

– Sản xuất thiết bị, máy móc chế biến kim loại và vật liệu khác (gỗ, xương, đá, cao su cứng, nhựa cứng, thủy tinh lạnh…), bao gồm các máy sử dụng một con lắc lazer, sóng siêu âm, thể plasma, xung điện nam châm…

– Sản xuất máy quay, cán, khoan, định dạng, nghiền…

– Sản xuất dụng cụ dán tem hoặc máy nén;

– Sản xuất máy dùi, máy ép bằng sức nước, máy ngăn nước, búa, máy lâm nghiệp…

– Sản xuất ống cuộn chỉ hoặc máy móc cho làm dây;

– Sản xuất máy cho việc đóng, dập, dán hoặc cho những lắp ráp khác của gỗ, tre, xương, cao su cứng hoặc nhựa…

– Sản xuất búa đập quay, cưa xích, mạt giũa, máy tán đinh, máy cắt kim loại…

– Máy đóng tấm ván ghép từng mảnh con và tương tự;

– Sản xuất máy mạ điện.

Nhóm sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại cũng gồm: Sản xuất bộ phận và linh kiện cho công cụ máy móc được đề cấp đến ở trên như: Làm vòng kẹp, đầu chì và các phụ tùng đặc biệt khác cho dụng cụ máy.

Loại trừ:

– Sản xuất dụng cụ hoán đổi cho dụng cụ cầm tay hoặc dụng cụ máy móc (khoan, máy dùi, cắt, xay, dụng cụ quay, lưỡi cưa, dao cắt…) được phân vào nhóm 25930 (Sản xuất dao, kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng)

– Sản xuất máy cầm tay hàn sắt điện hoặc súng điện được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất dụng cụ cầm tay được phân vào nhóm 28180 (Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén);

– Sản xuất máy sử dụng trong cán kim loại được phân vào nhóm 28230 (Sản xuất máy luyện kim);

– Sản xuất máy khai thác quặng được phân vào nhóm 28240 (Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng).

Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại

Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại.

– Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

– Quyết định về việc bổ sung ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại.

– Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

– Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

Công ty Nam Việt Luật ngoại trừ có thể thực hiện bổ sung ngành nghề sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loạimà còn kể cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn, chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi thành viên công ty, thay đổi chủ sở hữu…

Nếu các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khá rắc rối, phức tạp thì vì sao không tìm đến  công ty Nam Việt Luật. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng từ khâu tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0909608102
button