Kinh nghiệm thành lập công ty chế biến gỗ

Các sản phẩm từ gỗ như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ và phục vụ xây dựng đang là các sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Với nhu cầu cao như vậy, các doanh nghiệp đã lựa chọn ngành nghề chế biến gỗ là lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó, nhu cầu thành lập các công ty chế biến gỗ tăng cao. Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu về quy trình thành lập công ty chế biến gỗ như thế nào là đúng quy định, đúng chuẩn quy trình thực hiện?

Công ty chế biến gỗ, gia công theo yêu cầu của khách hàng

Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Điều kiện thành lập công ty chế biến gỗ
  • Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty chế biến gỗ
  • Những kinh nghiệm khi thành lập công ty chế biến gỗ
  • Dịch vụ thành lập công ty chế biến gỗ tại Nam Việt Luật

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty chế biến gỗ

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Lâm nghiệp 2017;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Điều kiện thành lập công ty chế biến gỗ

Theo pháp luật Doanh nghiệp và Đầu tư thì ngành nghề chế biến gỗ là ngành nghề tự do không có điều kiện. Vì thế, các cá nhân kinh doanh khi có nhu cầu, chỉ cần thành lập pháp nhân công ty là đã có thể đi vào hoạt động kinh doanh bình thường mà không cần đáp ứng các điều kiện khác về vốn, cơ sở vật chất hay nhân sự như các ngành nghề có điều kiện khác.

Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty chế biến gỗ cần tuân thủ các quy định tại Điều 9, Điều 68 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi hoạt động lâm nghiệp

“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp

1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.

3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.

6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.

9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.”

Các quyền và nghĩa vụ khi chế biến lâm sản

“Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản

1. Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:

a) Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;

b) Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến; áp dụng chính sách quy định tại Điều 66 của Luật này và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.

2. Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;

b) Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này;

c) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sản xuất.”

Theo đó quy định cụ thể về quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp như sau:

  • Nguồn tài chính trong lâm nghiệp quy định tại Điều 92, 93 Luật Lâm nghiệp 2017

“Điều 92. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp

1. Ngân sách nhà nước.

2. Đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

3. Thu từ khai thác lâm sản; cho thuê rừng, đất rừng.

4. Thu từ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

5. Thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng.

6. Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.

7. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Điều 93. Những hoạt động lâm nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước

1. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, phát triển lâm nghiệp và khả năng của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định những hoạt động được sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Việc lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán và giám sát ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”

  • Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp được quy định từ Điều 16 tới Điều 32 ( Ngoại trừ các Điều 17, Điều 26 đã bị bãi bỏ) tại Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT. Ví dụ, hồ sơ lâm sản hợp pháp đối với lâm sản khai thác trong nước:

“Điều 16. Hồ sơ lâm sản khai thác trong nước

1. Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên:

a) Gỗ khai thác tận dụng từ rừng tự nhiên:

Bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt.

Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này;

b) Gỗ khai thác tận thu từ rừng tự nhiên:

Đối với gỗ loài thực vật thông thường: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

c) Thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng tự nhiên:

Đối với thực vật rừng thông thường: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Đối với thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

d) Động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng khai thác từ tự nhiên:

Đối với động vật rừng thông thường và bộ phận, dẫn xuất của chúng: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại, bản sao phương án khai thác có phê duyệt theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Đối với động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

2. Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng trồng:

a) Gỗ khai thác chính từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;

b) Gỗ khai thác tận dụng từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;

c) Gỗ khai thác tận thu từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;

d) Gỗ khai thác từ rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.”

  • Quy định về bảo vệ môi trường trong chế biến gỗ, thì theo quy định tại Điều 25 và Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường thì dựa theo hoạt động của dự án đầu tư mà chủ đầu tư phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường tương ứng.

Quy định về điều kiện thành lập công ty chế biến gỗ

Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty chế biến gỗ

Tùy thuộc vào số lượng những người tham gia, quy mô công ty kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định hình thức mô hình công ty đang được phổ biến hiện nay như loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Những bước thành lập công ty chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập công ty chế biến gỗ bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty chế biến gỗ phù hợp với loại hình doanh nghiệp mình lựa chọn;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp;
  • Bản sao chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập doanh nghiệp; Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty chế biến gỗ;
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của Người đại diện pháp luật và người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty chế biến gỗ;
  • Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.

Sau 03 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty chế biến gỗ.

Bước 2: Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai, các doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố bao gồm:

  • Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Ngành nghề kinh doanh của công ty chế biến gỗ;

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc con dấu tròn và thông báo sử dụng mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung thông tin trên con dấu tròn của mình. Sau khi khắc xong dấu, doanh nghiệp thông báo về mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp biên nhận. Sở Kế hoạch – Đầu tư sẽ thực hiện đăng tải mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Bước 4: Đăng bố cáo thông tin công ty chế biến gỗ

Doanh nghiệp phải công bố thông tin công khai về các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.

Bước 5: Đăng ký khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế

  • Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản lên Sở Kế hoạch Đầu tư và cơ quan thuế
  • Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu gồm:
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
  • Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản đăng ký khấu hao TSCĐ
  • Bản đăng ký hình thức, phương pháp kế toán
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

Trước khi tiến hành thủ tục thành lập chế biến gỗ cần lưu ý những gì?

Những kinh nghiệm khi thành lập công ty chế biến gỗ

Để có thể thuận lợi mở công ty chế biến gỗ, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm thành lập công ty hữu ích sau:

Kinh nghiệm chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ

Chuẩn bị vốn

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn để mở công ty chế biến gỗ tùy vào khả năng tài chính hoặc điều kiện ngành nghề. Tuy nhiên, vì các chi phí ban đầu khi mở một công ty khá nhiều, nên bạn hãy chuẩn bị đầy đủ vốn cần thiết nhé. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?).

Kê khai vốn điều lệ

  • Việc kê khai vốn điều lệ là việc làm quan trọng khi thành lập một công ty mới. Bởi doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ mới có thể đăng ký kinh doanh đúng quy định. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).
  • Thông thường, đối với ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, mong muốn của mình. Nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định được quy định dựa theo ngành nghề. Trường hợp này quy không quy định về mức vốn điều lệ tối đa, nhưng lại có quy định về vốn điều lệ tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).

Kinh nghiệm kê khai và đóng thuế cho công ty

  • Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế môn bài và nộp tờ khai thuế môn bài sau khi thành lập công ty kinh doanh phân bón trong vòng 30 ngày.
  • Hơn nữa, sau khi thành lập công ty thì doanh nghiệp cần đóng những loại thuế như:

+ Thuế môn bài, công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính

Kinh nghiệm chuẩn bị người đại diện pháp luật

  • Người đại diện pháp luật sẽ là người có vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, phải chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm, am hiểu về công ty.
  • Một công ty có thể chọn một hoặc nhiều người làm người đại diện theo pháp luật tùy thuộc vào quy định loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo là luôn có 1 người đại diện ở Việt Nam. Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là giám đốc, chủ tịch, quản lý hoặc chỉ đảm nhận vị trí người đại diện.

>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật

Kinh nghiệm thuê và sử dụng dịch vụ kế toán

Nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên. Còn không thì để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).

Kinh nghiệm lựa chọn loại hình công ty

Doanh nghiệp sẽ cần phải đưa ra sự lựa chọn đối với loại hình công ty. Phải đánh giá, xem xét và cân nhắc xem loại hình doanh nghiệp nào thực sự phù hợp với điều kiện của công ty mình cụ thể là kinh doanh phân bón để đưa ra chọn lựa phù hợp nhất. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

Kinh nghiệm khắc con dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Khắc con dấu và công khai mẫu dấu

Sau khi thành lập công ty chế biến gỗ thành công cần đặt khắc con dấu cho công ty. Số lượng, hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý là con dấu phải chứa tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiến hành công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định để tránh bị xử phạt hành chính. Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.
  • Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh và Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập công ty công ty chế biến gỗ thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề phù hợp. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).

Một số mã ngành nghề doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh khi mở công ty công ty chế biến gỗ:

  • Mã ngành 0220: Khai thác gỗ
  • Mã ngành 1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
  • Mã ngành 1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
  • Mã ngành 1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
  • Mã ngành 1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng

Dịch vụ thành lập công ty chế biến gỗ tại Nam Việt Luật

Dịch vụ thành lập công ty chế biến gỗ của Nam Việt Luật sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xin thành lập công ty chế biến gỗ. Đến với Nam Việt Luật, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm với dịch vụ xin cấp giấy phép trọn gói từ khi tư vấn tới khi hoàn thành công việc. Quý khách hàng sẽ có những lợi ích sau:

  • Tra cứu miễn phí & Tư vấn đặt tên công ty phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn các thông tin ban đầu như: trụ sở đăng ký công ty, mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập & các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & giấy phép con cần thiết;
  • Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh sau thành lập & trong quá trình hoạt động của công ty;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh, chi phí đi lại do nhiều doanh nghiệp còn hoạt động các lĩnh khác;
  • Tính bảo mật thông tin của khách hàng cao qua Hợp đồng bảo mật;

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty chế biến gỗ của Nam Việt Luật

——————————————————————————————————

Trên đây là tư vấn của Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty chế biến gỗ, thủ tục đăng ký thành lập công ty chế biến gỗ dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết giúp Quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn pháp luật về thủ tục công ty chế biến gỗ. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác về thủ tục này hoặc có nhu cầu về dịch vụ thành lập công ty của Nam Việt Luật hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên chúng tôi nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button