Bạn có ý định kinh doanh văn phòng phẩm? Thủ tục đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm như thế nào?
Thủ tục đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm
Với việc kinh doanh văn phòng phẩm, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 loại hình dưới đây:
Hộ kinh doanh cá thể
– Đặc điểm: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động, không có con dấu pháp nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm: Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc CMND của cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Công ty TNHH 1 thành viên
– Đặc điểm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty TNHH trong phạm vi số vốn điều lệ. Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các quyền – nghĩa vụ của mình theo quy định của luật doanh nghiệp.
– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi Công ty có trụ sở chính.
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật;
- Chứng minh nhân dân còn hiệu lực của chủ sở hữu công ty ;
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền và danh sách người đại diện theo uỷ quyền nếu có.
Doanh nghiệp tư nhân:
– Đặc điểm: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ của chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân.
7 bước để bắt đầu kinh doanh văn phòng phẩm
Kinh doanh văn phòng phẩm là ngành nghề rất phổ biến nhưng ngành này luôn được đánh giá với mức độ cạnh tranh rất cao; nếu không có sự đầu tư một cách kỹ lưỡng thì dễ dàng nhận thất bại. 07 bước dưới đây là cần thiết bạn cần chuẩn bị để bắt đầu việc kinh doanh văn phòng phẩm:
Bước 1: Tổng hợp các mối quan hệ, đặc biệt phải có liên quan đến việc kinh doanh vì thật sự nếu muốn phát triển nhanh thì bạn không thể mở cửa hàng lúc ban đầu với doanh số bán từ nguồn khách vãng lai được.
Bước 2 : Liên hệ với các mối quan hệ mình có được để chia ra thành các nhóm khách, ước tính doanh số bán hàng, lợi nhuận mà mình có được với nguồn khách này.
Bước 3 : Dựa trên nguồn khách hàng đó, cơ cấu sơ lược về nguồn vốn mà mình có được để bắt đầu việc kinh doanh văn phòng phẩm. Ứớc lượng chi phí nhập hàng, tồn kho, chi phí nhân viên, chi phí mặt bằng, thuế,….
Bước 4 : tiến hành đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm. Để có thể bán hàng và xuất hóa đơn VAT khấu trừ thuế thì có thể lựa chọn thành lập công ty. Có những bạn sợ thành lập công ty vì những phức tạp, gây ra hoặc chi phí phát sinh so với việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Nếu nếu xác định rõ đối tượng khách hàng là “Doanh nghiệp” thì bắt buộc bạn khi bán hàng phải xuất hóa đơn VAT và hóa đơn đó phải do Công ty của bạn xuất chứ không phải nhờ một đơn vị cung cấp nào xuất cả.
Bước 5 : Tìm kiếm nguồn hàng tại khu vực mà bạn định kinh doanh hoặc tại các các thành phố lớn : Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM….
Bước 6 : Khảo sát giá bán lẻ và các mặt hàng phổ biến của các đơn vị đang sử dụng tại khu vực mà bạn dự định kinh doanh. Từ đó lên Bảng giá các mặt hàng văn phòng phẩm của mình để giới thiệu với các khách hàng của bạn.
Bước 7 : Lên kế hoạch tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng tại khu vực bạn đang kinh doanh hoặc khu vực lân cận. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như phát tờ rơi, in banner, gửi email các khách hàng tiềm năng, lập website bán hàng, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội.
07 bước này là cần thiết để bạn bắt đầu việc kinh doanh văn phòng phẩm, để việc kinh doanh thành công thì bạn cần có những kỹ năng cần thiết khác, cần sự yêu thích công việc, có những suy nghĩ mang tính đột phá hơn nữa trong kinh doanh.
Nếu bạn còn thắc mắc về thủ tục đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm, hãy liên hệ với dịch vụ đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật để được tư vấn tốt nhất nhé!
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.