Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật tại Việt Nam. Bạn cần tư vấn các vấn đề khi công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam, tư vấn về điều kiện, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu chi nhánh? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nam Việt Luật nhé!
Điều kiện để công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam
Điều kiện để thương nhân nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
– Thương nhân thành lập công ty hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
– Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh.
Điều kiện chung về hồ sơ mở của chi nhánh:
Công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện về hồ sơ:
- Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định.
- Bản sao các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các trường hợp không cấp giấy phép thành lập chi nhánh
Công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam có thể sẽ bị từ chối nếu:
– Không đáp ứng được các điều kiện kể trên
– Ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề không được phép kinh doanh.
– Thương nhân nước ngoài đề nghị mở chi nhánh tại Việt Nam trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập tại Việt Nam.
– Có bằng chứng cho thấy việc công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam gây phương hại đến an ninh, trật tự, quốc phòng, an toàn xã hội, văn hoá, đạo đức, truyền thống lịch sử, thuần phong mỹ tục Việt Nam, sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
– Nộp hồ sơ không hợp lệ.
Thủ tục thông báo hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài
Trong thời hạn 45 ngày công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động, Chi nhánh phải công bố những nội dung sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh công ty nước ngoài;
– Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
– Người đứng đầu Chi nhánh công ty nước ngoài;
– Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan cấp;
– Nội dung hoạt động của Chi nhánh công ty nước ngoài.
Trong thời hạn quy định trên, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại – tại nơi công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.
Trong đó, Nội dung hoạt động của Chi nhánh công ty nước ngoài bao gồm:
– Chi nhánh được tiến hành các hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập và phù hợp với quy định của pháp luật;
– Nếu Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh công ty nước ngoàichỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định;
– Điều kiện hoạt động kinh doanh được thể hiện bằng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp, chứng chỉ hành nghề, yêu cầu về vốn pháp định…được quy định theo pháp luật về doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân và người đứng đầu chi nhánh
Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với chi nhánh:
– Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh tại Việt Nam;
– Khi công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam, người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của Chi nhánh theo pháp luật Việt Nam;
– Ít nhất là 15 ngày trước khi Chi nhánh công ty nước ngoài chấm dứt hoạt động, chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với tổ chức, cá nhân liên quan;
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, thương nhân phải thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan.
Quyền và nghĩa vụ người đứng đầu Chi nhánh:
Chi nhánh, người đứng đầu Chi nhánh công ty nước ngoài thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định sau:
– Chi nhánh công ty nước ngoài không được thực hiện chức năng đại diện cho thương nhân khác, không được cho thuê lại trụ sở Chi nhánh.
– Người đứng đầu Chi nhánh công ty nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh của công ty nước ngoài khác tại Việt Nam.
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng công ty nước ngoài tại Việt Nam;
Trên đây là tư vấn của Nam Việt Luật về công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
NVL Legal Team – Đội ngũ chuyên gia pháp lý biên tập bài viết trên website namvietluat.vn với tinh thần cố gắng biên tập bài viết dựa trên các quy định có hiệu lực tại thời điểm đăng tải nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin cơ bản. Tuy nhiên quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, bài viết không tránh khỏi việc cập nhật không kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, không phải là tuyên bố chính thức để làm căn cứ cho bất kỳ mục đích áp dụng trong thực tế. Nếu cần thông tin chính xác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.