Quy định áp dụng ưu đãi đầu tư dự án

Nhà đầu tư khi tham gia hoạt đồng đầu tư kinh doanh có thể nhận được các chính sách ưu đãi đầu tư do nhà nước quy định. Nhưng để được áp dụng các ưu đãi đầu tư đó, nhà đầu tư cần hoàn thành các thủ tục cấn thiết. Vậy những thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào và đươc quy định ở đâu ? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

I/ Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Ưu đãi đầu tư là cách thức để nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động đầu tư kinh doanh, nhằm mục đích tạo các điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư lành mạnh cho nhà đầu tư. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư được quy định rõ ở Điều 17 của Nghị Định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư 2014. Cụ thể như sau: 

Điều 17: Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư của 

1. Ưu đãi đầu tư ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư gồm những nội dung sau đây:

a) Đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

b) Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.

2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư để hưởng ưu đãi đầu tư. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

3. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư.

4. Ưu đãi đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư đó cho thời gian ưu đãi còn lại;

b) Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;

c) Trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.

5. Tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc thực hiện dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng.

Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

II/ Hình thức và đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư

Ở trên là quy định về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư, sau đây công ty Nam Việt Luật cũng xin nói qua về các hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề ưu đãi đầu tư này. Cụ thể, trong Luật đầu tư 2014 thì hình thức và đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư được quy định chi tiết như sau:

1. Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư

– Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.

– Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

2. Đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư

– Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật đầu tư 2014.

– Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật đầu tư 2014.

– Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

– Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên.

– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

Hy vọng những chia sẻ về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư cũng như hình thức và đối tượng áp dụng trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu có thắc mắc nào liên quan cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0909608102
button