Tư vấn thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm

Kinh doanh văn phòng phẩm là sự lựa chọn cho những bạn trẻ khởi nghiệp mà nguồn vốn bị hạn hẹp. Vậy thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm như thế nào?

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm

Căn cứ Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm như sau:

* Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình kinh doanh chuẩn bị: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; bản sao có công chứng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia kinh doanh; biên bản họp nhóm về việc mở cửa hàng kinh doanh (nếu có).

Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; thông tin liên lạc (nếu có);

+  Số vốn kinh doanh;

+  Ngành, nghề kinh doanh;

+  Số lao động;

+  Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân /Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.

* Nơi nộp: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm.

* Tiếp nhận hồ sơ:

– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận khi tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và đáp ứng được các điều kiện về ngành nghề kinh doanh, đặt tên hộ kinh doanh và nộp lệ phí.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện từ chố cấp giấy phép kinh doanh và thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

–  Nếu sau 05 ngày làm việc, người nộp hồ sơ không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người này có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thuế phải thực hiện khi kinh doanh

Tư vấn thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm

Sau khi làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, chủ hộ kinh doanh đến chi cục thuế quận, huyện nơi đặt cửa hàng kinh doanh làm thủ tục kê khai thuế.

Hồ sơ này gồm: bản sao đăng ký kinh doanh, bản sao chứng minh thư nhân dân, tờ khai thuế mẫu do cơ quan thuế cấp.

Sau khi xét hồ sơ hợp lệ, đội thuế liên phường thuộc chi cục thuế sẽ xuống kiểm tra cửa hàng kinh doanh.

Trong thời gian khoảng 2 tuần cơ quan thuế sẽ có quyết định cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh cá thể. Mã số thuế có thể trùng với mã số đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc mã số thuế cá nhân nếu chủ hộ kinh doanh có mã số thuế cá nhân. Khi cơ quan thuế kiểm tra sẽ ấn định mức thuế hàng tháng và thuế môn bài cho cửa hàng.

Lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh

Khi làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, bạn cần biết với hình thức mở cửa hàng cũng là hình thức đăng ký hộ kinh doanh cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  1. Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân gồm các cá nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc có thể là một hộ gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với việc kinh doanh.
  2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và bán hàng rong, quà vặt, kinh doanh lưu động, buôn chuyến, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện theo quy định.
  3. Hộ kinh doanh có sử dụng trên 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập công ty theo quy định.

Hy vọng thông tin trên đây là hữu ích cho bạn!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button