Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

Đắk Lắk là một trong những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước nhờ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế đa dạng. Những năm qua, Đắk Lắk trở thành địa điểm lý tưởng cho nhiều nhà đầu đặt trụ sở công ty hoặc lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại đây, đặc biệt là các công ty về nông nghiệp, chế biến, xuất khẩu nông sản… Trong quá trình cung cấp dịch vụ cho nhiều công ty, Nam Việt Luật nhận thấy có rất nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Đắk Lắk, điều kiện và thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk.

Đắk Lắk được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm địa điểm mở chi nhánh

Nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư các kiến thức, thông tin liên quan về thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Quy định liên quan về thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk
  • Quy trình và thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk của Nam Việt Luật
  • Kinh nghiệm khi thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk
  • Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

Bạn có thể dõi theo phần tư vấn cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Quy định liên quan về thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

Các quy định về thành lập chi nhánh công ty được quy định chủ yếu tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Riêng đối với thành lập chi nhánh công ty nước ngoài còn cần lưu ý các quy định liên quan tại Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại.

Trước hết, về hình thức pháp lý của chi nhánh công ty: Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân giống như doanh nghiệp. Do vậy, mọi hoạt động, giao dịch của chi nhánh sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tương ứng cho doanh nghiệp mà nó phụ thuộc. Hiện nay, hình thức chi nhánh công ty được đánh giá là mô hình hiệu quả, tối ưu cho các công ty khi mở rộng hoạt động kinh doanh mà không muốn thành lập công ty mới.

Các điều kiện thành lập chi nhánh công ty chỉ bao gồm các điều kiện trong việc đặt tên cho chi nhánh theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn Điều 20 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:

Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Điều 20. Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

… 2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

  1. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  2. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Đối với công ty nước ngoài, bên cạnh điều kiện về tên doanh nghiệp cũng chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-C, và không thuộc các trường hợp không được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh theo khoản 2, 3, 4 Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP:

Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
  5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Điều 14. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh

Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:

… 2. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam...

  1. Việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
  2. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Các điều kiện thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk tuy không nhiều, không phức tạp như điều kiện thành lập doanh nghiệp mới nhưng công ty vẫn phải nghiêm túc đánh giá, tuân thủ các điều kiện tương ứng nêu trên hoặc lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn để được đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập chi nhánh công ty. Tham khảo ngay: Dịch vụ của Nam Việt Luật

Một số quy định về thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về thủ tục

Quy trình và thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk của Nam Việt Luật

Quy trình thành lập chi nhánh công ty Việt Nam và chi nhánh công ty nước ngoài tại Đắk Lắk không giống nhau do có sự khác biệt về cơ quan có thẩm quyền và hồ sơ cần chuẩn bị.

1. Quy trình thành lập chi nhánh của công ty Việt Nam tại Đắk Lắk

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk bao gồm các loại giấy tờ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

  • Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.

Trường hợp công ty ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thì bên cạnh các giấy tờ trên cần phải có văn bản ủy quyền và giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tại cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ sau khi chuẩn bị đầy đủ được nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty.

Bước 3: Thực hiện các công việc sau khi thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

Để quá trình hoạt động của chi nhánh công ty được thuận lợi, công ty phải thực hiện các công việc sau khi thành lập chi nhánh như:

  • Treo biển chi nhánh tại địa điểm đặt trụ sở chi nhánh
  • Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh công ty
  • Kê khai, nộp thuế ban đầu
  • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn
  • Khắc con dấu cho chi nhánh công ty. Loại dấu, số lượng, hình thức, nội dung con dấu của chi nhánh công ty do công ty quyết định và được quản lý và sử dụng theo Điều lệ, quy chế của chi nhánh.

 Nam Việt Luật, với kinh nghiệm nhiều năm có thể tư vấn & hỗ trợ nhiều doanh nghiệp về thủ tục thành lập chi nhánh tại Đắk Lắk

2. Quy trình thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Đắk Lắk

Công ty nước ngoài thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bộ hồ sơ thành lập chi nhánh mà công ty nước ngoài cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của công ty nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty nước ngoài;
  • Văn bản của công ty nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của công ty nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh công ty nước ngoài có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh; Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh.
  • Văn bản ủy quyền và Giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền thực hiện thủ tục thay công ty trong trường hợp công ty ủy quyền cho người khác làm thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Công ty nước ngoài nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài là Bộ Công thương.

Sau khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Bộ Công thương xem xét hồ sơ và quyết định cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài nếu đủ điều kiện. Trường hợp hồ sơ bị từ chối cấp Giấy phép hoặc phải sửa đổi bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành văn bản để công ty được biết.

Bước 3: Thực hiện các công việc sau thành lập chi nhánh

Sau khi được cấp phép thành lập, chi nhánh công ty nước ngoài cũng phải thực hiện các công việc sau khi thành lập như: treo biển, khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng, kê khai và đóng thuế ban đầu cho chi nhánh công ty. Xem thêm: Các công việc cần thực hiện sau khi lập chi nhánh công ty

Nhiều năm qua, Nam Việt Luật là đơn vị chuyên nghiệp trong cung cấp các dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk cho khách hàng, bao gồm cả công ty Việt Nam và công ty nước ngoài. Tại Nam Việt Luật, đội ngũ luật sư, chuyên viên luật giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty bao gồm các hạng mục công việc sau:

  • Tư vấn trước khi thành lập chi nhánh công ty: Điều kiện thành lập chi nhánh công ty đối với công ty Việt Nam, công ty nước ngoài; Tư vấn chọn tên chi nhánh công ty, lựa chọn địa điểm đặt chi nhánh, lựa chọn người đứng đầu chi nhánh…
  • Tư vấn, hướng dẫn công ty chuẩn bị các điều kiện thành lập chi nhánh;
  • Tư vấn chi tiết và Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk;
  • Tư vấn các bước làm thủ tục hoặc trực tiếp thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk cho khách hàng nếu được khách hàng ủy quyền;
  • Tư vấn, hướng dẫn thực hiện các công việc sau khi thành lập chi nhánh công ty: Tư vấn pháp luật về thuế; mở tài khoản; cung cấp dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

Kinh nghiệm khi thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

Để cung cấp thêm cho các bạn các thông tin, kinh nghiệm hữu ích trong quá trình làm thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk, Nam Việt Luật xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm, lưu ý khi làm thủ tục để các bạn tham khảo:

  • Các công ty cần đánh giá hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn để hiểu rõ về các quy định liên quan, các điều kiện cần đáp ứng khi thành lập chi nhánh. Thực hiện tốt việc đánh giá điều kiện thành lập giúp đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, hạn chế tối đa sai sót trong hồ sơ, tránh hồ sơ bị cơ quan có thẩm quyền từ chối. Đặc biệt, các công ty nước ngoài khi có nhu cầu thành lập chi nhánh tại Việt Nam nên cân nhắc sử dụng dịch vụ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp tại Việt Nam. Tham khảo: Dịch vụ thành lập chi nhánh của Nam Việt Luật
  • Trường hợp chi nhánh của công ty đã được thành lập thì trong quá trình hoạt động của chi nhánh, nếu phát sinh các thay đổi làm thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh/Giấy phép thành lập chi nhánh thì công ty phải làm thủ tục thay đổi nội dung tương ứng tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn luật quy định. Đối với chi nhánh công ty Việt Nam, thời hạn thực hiện thủ tục thay đổi là trong 10 ngày kể từ ngày có thay đổi và đối với công ty nước ngoài là trong 60 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.

  • Đối với thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Đắk Lắk, người làm thủ tục cần chú ý các giấy tờ gồm: Giấy đăng ký kinh doanh của công ty nước ngoài; Văn bản cử/bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh; Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán; Bản sao điều lệ chi nhánh; Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh là người nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực. Đối với Giấy đăng ký kinh doanh của công ty phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp không chuẩn bị đúng yêu cầu trên, hồ sơ có thể bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung, làm kéo dài thời gian thành lập chi nhánh.

Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

1. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

Để thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk nhanh chóng, hiệu quả, thay vì tự thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước, sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắ k của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp là lựa chọn tối ưu cho nhiều doanh nghiệp bởi các lý do sau:

  • Đảm bảo việc thành lập chi nhánh công ty tuân thủ các quy định của pháp luật: Khi công ty lựa chọn sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk, đội ngũ luật sư, chuyên viên luật tại các đơn vị tư vấn sẽ tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến việc thành lập chi nhánh. Các điều kiện cần phải đáp ứng để được thành lập chi nhánh sẽ được đơn vị tư vấn đánh giá và hướng dẫn công ty khắc phục các điều kiện tương ứng. Đặc biệt, các quy định pháp luật liên quan luôn được cập nhật nhằm đảm bảo tính pháp lý cho việc thành lập chi nhánh công ty, luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
  • Tiết kiệm thời gian làm thủ tục thành lập chi nhánh: Khi công ty sử dụng dịch vụ tại đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, thủ tục của công ty được đội ngũ luật sư, chuyên viên luật nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm thực hiện. Nhờ kinh nghiệm phong phú và kiến thức chuyên sâu, thủ tục được thực hiện hạn chế tối đa sai sót, tránh trường hợp phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Tiết kiệm chi phí thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp: Việc sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk chỉ làm phát sinh phí dịch vụ mà công ty phải thanh toán cho đơn vị tư vấn. Khoản phí này luôn được các đơn vị cung cấp dịch vụ công khai, báo giá trước cho công ty, do đó, công ty hoàn toàn có thể lựa chọn đơn vị có mức phí phù hợp. Tham khảo: Lệ phí thành lập chi nhánh công ty của Nam Việt Luật

2. Bối cảnh và tình hình kinh tế xã hội tại Đắk Lắk

Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có diện tích là 13.125,37km2, với vị trí tiếp giáp tỉnh Gia Lai ở phía Bắc; tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ở phía Đông; phía Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; phía Tây giáp với Campuchia.

Cơ sở hạ tầng tại Đắk Lắk đã được đầu tư và đang ngày càng hoàn thiện. Hệ thống đường bộ với các tuyến Quốc lộ như Quốc lộ 26, 27, 29, 14, 14C đều chạy qua Đắk Lắk, mạng lưới đường tỉnh, đường huyện cũng được hoàn thiện, giúp kết nối hiệu quả với các vùng trong và ngoài tỉnh. Sân bay Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk có đường bay tới hầu hết các sân bay nội địa lớn. Đường thủy tạo thành bởi các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Na… với chiều dài khoảng 544km đường sông là một kênh vận chuyển hàng hóa thuận lợi ở Đắk Lắk. Với vị trí thuận lợi cùng mạng lưới giao thông, Đắk Lắk có điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa trong và ngoài nước với các sản phẩm chủ lực như: cà phê, điều, cao su, hồ tiêu, ca cao…

Công nghiệp tại Đắk Lắk chủ yếu là công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng trồng cà phê, điều, cao su… và công nghiệp khai thác khoáng sản nhờ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trữ lượng lớn như: sét cao lanh (trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (trên 50 triệu tấn), vàng, chì, phốt pho, than bùn, đá quý, đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng…

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc với những nét đẹp văn hoá riêng như: Ê Đê, M’Nông, Giarai…  những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng; các bản trường ca Tây Nguyên, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn có nhiều cảnh quan du lịch độc đáo như: hồ Lắk, cụm thác Gia Long – Dray Sap, cụm du lịch Buôn Đôn, thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… cùng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo…

3. Một số ngành nghề đáng cân nhắc khi muốn thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk

Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, Đắk Lắk là địa điểm được nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp chế biến, du lịch… quan tâm, đặt trụ sở chính của công ty hoặc văn phòng chi nhánh. Các nhà đầu tư có thể cân nhắc, tham khảo các ngành nghề kinh doanh phù hợp như:

Để lựa chọn thêm ngành nghề phù hợp, các nhà đầu tư có thể tham khảo: Danh mục ngành nghề kinh doanh hoặc liên hệ với Nam Việt Luật để được tư vấn.

—————————————————–

Trên đây là một số nội dung tư vấn và thông tin hữu ích về thành lập chi nhánh công ty tại Đắk Lắk. Qua bài viết này, Nam Việt Luật đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về quy định pháp luật, quy trình thực hiện thủ tục, là những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích giúp các bạn thực hiện thành công thủ tục này. Trường hợp bạn còn vấn đề thắc mắc, khó khăn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nam Việt Luật, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên, luật sư giải đáp và tư vấn cụ thể nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button