Thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Việc làm đẹp không còn xa lạ đối với mỗi con người chúng ta, dù là nam hay nữ. Vì thế kinh doanh mỹ phẩm thu hút nhiều người tham gia, từ các cửa hàng online buôn bán nhỏ lẻ đến các công ty sản xuất và nhập khẩu mỹ phẩm. Kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các nhà sản xuất, công ty kinh doanh mỹ phẩm. Vậy thủ tục và điều kiện để thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nam Việt Luật nhé!

Những điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm bạn nên biết

Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm;
  • Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm;
  • Thủ tục & Hồ sơ xin cấp Giấy phép con khi thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm;
  • Những kinh nghiệm khi thực hiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm;
  • Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm tại Nam Việt Luật.

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý khi thành lập Công ty kinh doanh mỹ phẩm

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 01/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế;

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Theo quy định tại STT 182 Phụ lục IV Luật đầu tư 2020 về danh mục ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm cần có điều kiện nhất định. Các điều kiện cụ thể liên quan tới hoạt động kinh doanh mỹ phẩm như sau:

1. Điều kiện để sản xuất mỹ phẩm

Theo Điều 3 tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:

Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện  

Điều 3. Điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất mỹ phẩm

(Nội dung khoản 1 đã bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

2. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Theo đó, điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được quy định tại Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP

“Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

(Điều khoản được sửa đổi bởi Điều 13 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và  bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện như sau:

1. Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

b) Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.

Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.”

b) Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

d) Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;

đ) Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;”

2. Điều kiện để kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu

Hiện nay rất nhiều người có dự định kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu. Theo quy định của pháp luật Việt Nam để kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bắt buộc không doanh nghiệp nào được bỏ qua. Theo Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường như sau:

“Điều 3. Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm

1. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

2. Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.

4. Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP).”

Trong đó pháp luật cũng quy định một số trường hợp nhập khẩu mỹ phẩm không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm. Cụ thể tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT

“Điều 35: Nhập khẩu mỹ phẩm

2. Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này):

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.

Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.

Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

b) Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.

 Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.”

3. Điều kiện về xuất khẩu sản phẩm mỹ phẩm

Và điều kiện để công ty thực hiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo Điều 32 Thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:

“Điều 32. Xuất khẩu mỹ phẩm

Việc xuất khẩu mỹ phẩm thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định pháp luật hiện hành và các yêu cầu của nước nhập khẩu.”

Theo đó, quy định hiện hành, muốn thực hiện hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu.

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Vì là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nên sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty kinh doanh mỹ phẩm cần phải xin các Giấy phép con liên quan mới hoàn thiện thủ tục pháp lý để đi vào hoạt động. Lúc này, thủ tục & hồ sơ sẽ gồm 2 giai đoạn là: thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm và thủ tục xin Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; Công bố sản phẩm mỹ phẩm và Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với mỹ phẩm trong nước xuất khẩu.

Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Để thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông hoặc thành viên của công ty kinh doanh mỹ phẩm;
  • Điều lệ công ty do doanh nghiệp soạn thảo;
  • CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hay tài liệu chứng minh tư cách cá nhân tương đương nếu là cá nhân;
  • CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân kèm với quyết định thành lập, giấy phép đăng ký doanh nghiệp… nếu là tổ chức.

Hồ sơ nộp lên Sở Kế hoạch và đầu tư. Thường thì từ 3 – 6 ngày, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

Bước 2: Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai, các doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố bao gồm:

  • Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập,
  • Ngành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh mỹ phẩm.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc con dấu tròn và thông báo sử dụng mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung thông tin trên con dấu tròn của mình. Sau khi khắc xong dấu, doanh nghiệp thông báo về mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp biên nhận. Sở Kế hoạch – Đầu tư sẽ thực hiện đăng tải mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Bước 4: Đăng bố cáo thông tin công ty kinh doanh mỹ phẩm

Doanh nghiệp phải công bố thông tin công khai về các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.

Bước 5: Đăng ký khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế

  • Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản lên sở kế hoạch đầu tư và cơ quan thuế
  • Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu gồm:
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
  • Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản đăng ký khấu hao TSCĐ
  • Bản đăng ký hình thức, phương pháp kế toán
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

Việc nhập những mặt hàng mỹ phẩm từ các nước thu hút lượng khách đông đảo của công ty kinh doanh mỹ phẩm

Giai đoạn 2:  Hoàn tất thủ tục, hồ sơ để xin cấp những Giấy phép con liên quan tới hoạt động kinh doanh mỹ phẩm  

(1) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Về thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục để xin cấp các Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được quy định tại các Điều 5, 7, 8, 9 trong Nghị định 93/2016/NĐ-CP.  Cụ thể như sau:

  • Thẩm quyền cấp phép

Điều 5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đối với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn.”

  • Thành phần hồ sơ

Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

(Nội dung điểm d bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;

c) Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;”

  • Trình tự cấp Giấy chứng nhận

“Điều 9. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

1. Trước khi tiến hành sản xuất, cơ sở sản xuất mỹ phẩm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm tới Sở Y tế.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

(2) Công bố sản phẩm mỹ phẩm

  • Thẩm quyền tiếp nhận giải quyết hồ sơ

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được chia thành các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:

“Điều 7. Thủ tục tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

1. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm được làm thành 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau:

a) Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

b) Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.

c) Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.

Việc đ­ưa mỹ phẩm từ Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh vào các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh hoặc đưa vào thị trường nội địa để kinh doanh; đưa mỹ phẩm từ Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị vào thị trường nội địa để kinh doanh phải thực hiện công bố tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế theo quy định của Thông tư này (tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm mỹ phẩm phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam và nằm ngoài 2 khu này).”

  • Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm được quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BYT.

“Điều 4. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

(Nội dung điều khoản được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2020/TT-BYT và bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:

1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

2. Bị bãi bỏ;

3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.

4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu được quy định như sau:

a) Trường hợp miễn CFS bao gồm:

– Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà việc tham gia Hiệp định này đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đó phê chuẩn và có hiệu lực (sau đây viết tắt là nước thành viên CPTPP);

– Sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ nước thành viên CPTPP: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp tài liệu chứng minh sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP do cơ quan có thẩm quyền nước thành viên CPTPP cấp (giấy phép lưu hành sản phẩm mỹ phẩm hoặc phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận hoặc văn bản pháp lý khác có chứng nhận sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP) được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giấy tờ pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Việt Nam) là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận giấy tờ pháp lý;

+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ trang thông tin điện tử (website tiếng Anh) của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;

– Sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận tại nước thuộc ASEAN được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của nước thành viên ASEAN gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;

+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm từ website tiếng Anh của cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước thành viên ASEAN cấp số Phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;

b) Ngoài các trường hợp miễn CFS quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải có CFS đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam cấp còn thời hạn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;

– CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp CFS đáp ứng một trong các quy định sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Có văn bản hoặc thư điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp CFS hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài gửi đến Cục Quản lý Dược có nội dung xác nhận thông tin của CFS;

– CFS phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Điều 36 Luật quản lý ngoại thương và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP).”        

  • Trình tự giải quyết hồ sơ công bố mỹ phẩm
  • Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
  • Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nêu cụ thể các nội dung chưa đáp ứng).

(3) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu được quy định tại Điều 33 Thông tư 06/2011/TT-BYT nay được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2020/TT-BYT.  Nội dung cụ thể dưới đây:

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp CFS

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cấp và quản lý CFS đối với mỹ phẩm xuất khẩu được sản xuất trên địa bàn nơi đặt cơ sở sản xuất mỹ phẩm.

  • Thành phần hồ sơ
  • Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Trình tự, thủ tục cấp CFS

Quy trình cấp CFS đối với mỹ phẩm xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Gồm các bước dưới đây:

  • Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ;
  • Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Những kinh nghiệm khi thành lập Công ty kinh doanh mỹ phẩm 

(1) Thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm cần chuẩn bị những gì?

Khi thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, như vậy mới có thể tiến hành đăng ký kinh doanh thuận lợi. Cụ thể như sau:

1. Phải đặt tên công ty không trùng lặp với doanh nghiệp khác

– Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty.

– Tên công ty kinh doanh mỹ phẩm có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.

– Tên của công ty kinh doanh mỹ phẩm phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.

>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty

2. Chuẩn bị địa chỉ của công ty kinh doanh mỹ phẩm

– Công ty kinh doanh mỹ phẩm cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty kinh doanh mỹ phẩm phải đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể.

– Doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty kinh doanh mỹ phẩm.

>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty

3. Chọn người làm đại diện pháp luật cho công ty kinh doanh mỹ phẩm

– Khi thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp sẽ cần phải chọn người phù hợp, đủ năng lực để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Người đại diện theo pháp luật có thể là giám đốc công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, quản lý… Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phẩn thì có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật chứ không nhất thiết là một người.

– Đây sẽ là người có trách nhiệm về mặt pháp luật cũng như quyền lợi, nghĩa vụ đối với hoạt động của công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chọn một người đủ năng lực, kinh nghiệm, có thể quyết định và giải quyết những công việc quan trọng của công ty. Sau khi công ty kinh doanh mỹ phẩm đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện nếu không hài lòng với người đại diện hiện tại ở công ty.

>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật

4. Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề đăng ký kinh doanh mỹ phẩm phù hợp

– Để có thể kinh doanh lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan, phù hợp đối với lĩnh vực dự định kinh doanh. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).

– Các ngành nghề doanh nghiệp có thể đăng ký để thực hiện kinh doanh mỹ phẩm gồm:

Ngành nghề

Mã ngành
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh2023
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.

Trong đó có: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

4649
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh4772

– Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì có thể trực tiếp đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu là ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải  đáp ứng đầy đủ những điều kiện liên quan mới được đi vào kinh doanh. Bởi vì kinh doanh mỹ phẩm có những quy định riêng cần tuân thủ. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện).

5. Cần chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty kinh doanh mỹ phẩm

– Hiện nay, để có thể thuận lợi kinh doanh, doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với phương thức hoạt động cũng điều kiện phát triển của công ty mình.

– Ví dụ ít thành viên thì nên chọn công ty trách nhiệm hữu hạn, còn số thành viên vượt quá 50 người thì nên chọn công ty cổ phần, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể chọn loại hình công ty tư nhân hay công ty hợp danh để làm loại hình cho công ty kinh doanh mỹ phẩm của mình. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng, doanh nghiệp hãy căn cứ vào mong muốn, điều kiện kinh doanh của công ty mình và chọn loại hình phù hợp nhất. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

6. Doanh nghiệp chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ

– Muốn thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thì chắc chắc doanh nghiệp phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?).

– Ngoài ra, khi mở một công ty, thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ. Số vốn này có trường hợp cần chứng minh, có trường hợp lại không. Bởi vì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh. Tức là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đồng cho đến vài tỉ đồng.(Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).

– Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lưu ý là với trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy vào công ty. Nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn mà cụ thể là vốn pháp định thì phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn số vốn pháp định được quy định.(Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).

(2) Những thủ tục phải hoàn tất sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thì doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục cơ bản, như vậy công ty mới có thể đi vào hoạt động thuận lợi nhất.

1. Doanh nghiệp phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (nếu cần).

– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện, cụ thể là ngành nghề sản xuất mỹ phẩm thì phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện liên quan và tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh mỹ phẩm theo quy định, sau đó mới được đi vào hoạt động kinh doanh.

2. Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty

– Công ty kinh doanh mỹ phẩm cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

3. Thực hiện góp vốn vào công ty kinh doanh mỹ phẩm

– Doanh nghiệp có thể thực hiện góp vốn bằng tài sản hoặc tiền mặt. Tài sản được định giá theo sự thống nhất của doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).

4. Đóng các loại thuế sau khi mở công ty kinh doanh mỹ phẩm:

Doanh nghiệp cần tiến hành đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty kinh doanh mỹ phẩm. Các loại thuế cụ thể bao gồm:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

– Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

– Thuế môn bài, công ty kinh doanh mỹ phẩm phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Tiến hành công bố thông tin đăng ký công ty kinh doanh mỹ phẩm:

– Theo quy định điều 33 của  Luật doanh nghiệp về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thì Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định để tránh bị xử phạt hành chính.

– Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.

– Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh và Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

>>Tham khảo cụ thể: Thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

5. Công ty kinh doanh mỹ phẩm cần mua chữ ký số

– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.

– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

>>Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng chữ ký số để nắm rõ cách thức.

6. Doanh nghiệp cần treo bảng hiệu công ty đúng quy định

– Bạn cần đặt làm bảng hiệu công ty có chứa đầy đủ những thông tin cần thiết. Như vậy sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi cho việc quản lý. Việc treo bảng hiệu công ty là bắt buộc, nên doanh nghiệp phải sớm tiến hành.

7. Tiến hành thuê kế toán viên và dịch vụ kế toán

– Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).

8. Công ty kinh doanh mỹ phẩm cần khắc con dấu của công ty

– Công ty kinh doanh mỹ phẩm cần đặt khắc con dấu cho công ty. Số lượng, hình thức con dâu sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý là con dấu phải chứa tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiến hành công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

9. Thông báo phát hành hóa đơn

– Sau khi thành lập công ty  thì doanh nghiệp cần tiến hành phát hành thông báo phát hành hóa đơn. Sau khi được chấp nhận thì đặt in hóa đơn để sử dụng.

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm tại Nam Việt Luật

Hy vọng những thông tin trên sẽ góp phần giúp cho những đơn vị có nhu cầu có thể hình dung sơ bộ về điều kiện cũng như những công tác cần thực hiện.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:

  • Tư vấn các thông tin ban đầu như: loại hình công ty, đặt tên công ty, trụ sở đăng ký công ty, mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập & các điều kiện cần đến giấy phép con liên quan;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & giấy phép con cần thiết;
  • Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh sau thành lập & trong quá trình hoạt động của công ty;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm của Nam Việt Luật

——————————————————————————————————–

Trên đây là nội dung chia sẻ của Nam Việt Luật về trình tự thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm cùng với chi tiết các thủ tục cần hoàn tất sau khi mở công ty kinh doanh mỹ phẩm thành công. Nếu Quý khách hàng còn đang băn khoăn hay thắc mắc về những hồ sơ và thủ tục liên quan, đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến số Hotline của Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn giải đáp miễn phí nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button