Rút vốn ra khỏi công ty TNHH là một trong những vấn đề khá nhạy cảm. Ngoài việc công ty phải tiến hành điều chỉnh phần vốn góp của các thành viên, nó còn ảnh hưởng đến lợi nhuận, cơ cấu nội bộ công ty, hoạt động sản xuất của công ty. Nếu bạn cũng đang có ý định muốn rút vốn điều lệ công ty TNHH nhưng chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật như thế nào? Thủ tục rút vốn thực hiện ra sao? Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết sau đây nhé!
Các hình thức rút vốn điều lệ công ty TNHH:
Thay đổi mức vốn điều lệ:
Dựa vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 tại điều số 68 khi muốn rút vốn điều lệ công ty TNHH thì doanh nghiệp này có thể tiến hành thủ tục để thay đổi mức vốn điều lệ, nội dung cụ thể như sau:
+ Khi vốn điều lệ không có được thực hiện thanh toán một cách đúng hạn và đầy đủ từ những thành viên trong công ty dựa vào quy định ở Điều số 48 tại Luật này.
+ Doanh nghiệp thực hiện mua lại số vốn được góp của những thành viên dựa vào quy định ở Điều số 52 tại Luật này.
+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Được công ty hoàn trả vốn góp theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 68 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Theo đó, trong trường hợp công ty giảm vốn điều lệ bằng cách: hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên. Đây cũng là một trường hợp mà được coi như là một cách thức để thành viên rút vốn khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Những thành viên sẽ có quyền tiến hành yêu cầu doanh nghiệp thực hiện mua lại số vốn được góp của chính mình với trường hợp là thành viên đấy đã tiến hành bỏ phiếu về việc không đồng ý đối với nội dung nghị quyết của HĐ thành viên trong công ty về những vấn đề như sau:
- Khi muốn tổ chức lại doanh nghiệp.
- Khi muốn bổ sung, sửa đổi những nội dung ở trong Điều lệ của doanh nghiệp mà có liên quan tới nghĩa vụ và quyền của HĐ thành viên, những thành viên trong công ty.
- Những trường hợp khác dựa vào quy định trong Điều lệ của doanh nghiệp.
Lưu ý: Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.
Rút vốn bằng hình thức trả nợ, tặng cho vốn theo các trường hợp về xử lí vốn quy định tại điều 53 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Dựa vào nội dung Điều số 53 quy định việc chuyển nhượng về phần vốn được góp như sau:
– Ngoại trừ các trường hợp được quy định ở Điều số 52 tại khoản 03, ở Điều số 54 tại khoản 05 và khoản 06 trong Luật này thì các thành viên trong công ty TNHH 02 thành viên trở lên đều có quyền được phép thực hiện việc chuyển nhượng 01 phần hay toàn bộ số vốn đã được góp của chính mình đến cho người khác dựa vào những quy định cụ thể sau đây:
- Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
- Chào bán về phần vốn đó đến cho những thành viên còn lại dựa vào tỉ lệ một cách tương ứng so với số vốn được góp của mỗi thành viên trong doanh nghiệp cùng với các điều kiện của việc chào bán.
– Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”
– Những thành viên thực hiện chuyển nhượng sẽ vẫn có những nghĩa vụ và quyền đối với doanh nghiệp sẽ tương ứng so với phần vốn được góp có liên quan và cho tới khi các thông tin của người mua đã được ghi một cách đầy đủ vào trong sổ đăng ký thành viên dựa vào quy định ở Điều số 49 tại khoản 01 điểm b, c và d trong Luật này.
– Trường hợp khi muốn thực hiện chuyển nhượng về phần vốn được góp đến cho các thành viên còn lại thì doanh nghiệp cần phải tiến hành chuyển đổi sang loại hình của doanh nghiệp là công ty TNHH MTV, sau đó tiến hành thủ tục để thay đổi nội dung của việc đăng ký kinh doanh dựa vào quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp khi muốn thực hiện chuyển nhượng số vốn được góp đến cho người khác thì doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (cụ thể là thay đổi người được đại diện pháp luật) dựa vào quy định theo pháp luật.
>>> Tham khảo chi tiết tại điều 53 luật Doanh nghiệp năm 2020
Hy vọng qua bài viết trên về chủ đề rút vốn điều lệ công ty TNHH của Nam Việt Luật sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các cá nhân, doanh nghiệp đang tìm kiếm những thông tin pháp lý liên quan. Thủ tục rút vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên tương đối phức tạp, nếu Quý khách hàng không có nhiều thời gian hoặc gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về quy trình trên, thì đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến Hotline Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
NVL Legal Team – Đội ngũ chuyên gia pháp lý biên tập bài viết trên website namvietluat.vn với tinh thần cố gắng biên tập bài viết dựa trên các quy định có hiệu lực tại thời điểm đăng tải nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin cơ bản. Tuy nhiên quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, bài viết không tránh khỏi việc cập nhật không kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, không phải là tuyên bố chính thức để làm căn cứ cho bất kỳ mục đích áp dụng trong thực tế. Nếu cần thông tin chính xác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.