Bạn đang có kế hoạch thành lập công ty cổ phần? Hoặc tăng vốn điều lệ công ty cổ phần. Tuy nhiên bạn vẫn chưa hiểu rõ quy định về vốn điều lệ của công ty cổ phần là gì? Các quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vướng mắc này nhé!
>>>Tham khảo thêm: Dịch vụ tăng vốn điều lệ công ty
II/ Quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần
Theo Luật doanh nghiệp hiện hành thì vốn điều lệ công ty cổ phần được quy định cụ thể như sau:
* Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi nhận rõ ràng trong Điều lệ công ty. Ví dụ: Công ty cổ phần A tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp đăng ký bán 500,000 CP với mệnh giá 10,000 đ/CP và được cổ đông đăng ký mua 200,000 CP => Vốn điều lệ công ty Cổ phần A = 200,000 CP x 10,000 đ/CP = 2,000,000,000 đ.
* Trong quá trình hoạt động kinh doan thì cốn điều lệ công ty cổ phần có thể thay đổi. Tức là công ty cổ phần có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy vào sự phát triển của công ty. Nhưng nếu muốn thay đổi vốn điều lệ, công ty cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ và tiến hành thông báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư
* Hơn nữa, thì mức vốn điều lệ doanh nghiệp cần kê khai trong công ty cổ phần sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Quy mô hoạt động, khả năng tài chính của công ty:
+ Tức là có thể kê khai vốn điều lệ tùy vào khả năng, mong muốn của chính cổ đông công ty cổ phần hay tùy vào quy mô hoạt động của công ty. Bởi vì vốn điều lệ này sẽ nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh của công ty.
– Căn cứ vào ngành nghề đăng ký kinh doanh:
+ Thông thường, đối với ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn pháp định, vốn ký quỹ thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, mong muốn của mình.
+ Tuy nhiên, nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định được quy định dựa theo ngành nghề. Trường hợp này quy không quy định về mức vốn điều lệ tối đa, nhưng lại có quy định về vốn điều lệ tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).
III/ Có cần chứng minh vốn điều lệ trong công ty cổ phần không?
– Hiện nay, doanh ngiệp thường không cần chứng minh vốn điều lệ. Khi thành lập công ty thì không cần chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng, trừ trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ
– Nhưng thực tế thì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký mức vốn điều lệ công ty nhưng sau đó cũng không cần chứng minh, họ chỉ cần hoạt động hiệu quả và quản lý chặt chẽ việc kinh doanh trong khả năng kiểm soát của mình.
– Ví dụ: Có nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn đìều lệ là 2 tỷ, tuy nhiên thực tế họ không có đủ 2 tỷ nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thuờng. Thực tế doanh nghiệp Việt Nam đa phần là chưa góp đủ mức vốn điều lệ vào công ty mình đang hoạt động.
IV/ Vốn điều lệ công ty cổ phần có thể góp bằng những loại tài sản nào?
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp:
1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng…, miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.
V/ Thời hạn góp vốn và hình thức xử lý cổ đông không góp vốn trong công ty cổ phần
* Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
* Nếu sau thời hạn quy định, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần, thì thực hiện theo quy định sau:
+ Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần sẽ không còn là cổ đông của công ty, không được phép chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
+ Số cổ phần chưa thanh toán sẽ được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị của công ty cổ phần này sẽ được quyền bán;
+ Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với cổ phần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng cho người khác;
+ Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đầy đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong 30 ngày.
+ Cổ đông của công ty cổ phần chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần theo Quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần thì phải chịu trách nhiệm tương ứng đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty cổ phần phát sinh trong thời hạn quy định.
VI/ Mức đóng thuế môn bài theo mức đăng ký vốn điều lệ công ty cổ phần
– Nếu doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ công ty cổ phần =/< 10 tỷ VNĐ thì đóng thuế môn bài 2 triệu/năm. Nếu doanh nghiệp được thành lập trước ngày 30/06 thì đóng 100% thuế môn bài = 2 triệu; Nếu công ty được thành lập sau ngày 30/06 thì đóng 50% thuế môn bài = 1 triệu
– Nếu doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ công ty cổ phần >10 tỷ VNĐ thì đóng thuế môn bài 3 triệu/ năm. Nếu công ty được thành lập trước ngày 30/06 thì đóng 100% thuế môn bài = 3 triệu; Nếu doanh nghiệp được thành lập sau ngày 30/06 thì đóng 50% thuế môn bài = 1,5 triệu.
VII/ Các trường hợp công ty cổ phần có thể thay đổi vốn điều lệ
Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
– Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
– Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật doanh nghiệp
– Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật doanh nghiệp
I/ Công ty cổ phần là gì?
Trước khi tìm hiểu quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần, cũng ta hãy cùng điểm qua những đặc điểm chính của loại hình công ty cổ phần. Cụ thể, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau – được gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là cá nhân; tổ chức, số lượng cổ đông ít nhất là 03;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cổ phần trong phạm vi số vốn đã góp;
– Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo đúng quy định.
Hy vọng với những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ về quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn chi tiết hơn từ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn của chúng tôi.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.