Điều kiện thành lập văn phòng luật sư

Bạn đang có ý định mở văn phòng luật sư? Nhưng bạn không biết điều kiện mở văn phòng luật sư là gì? Các bước tiến hành soạn thảo hồ sơ và thủ tục cấp phép hoạt động Văn phòng luật sư ra sao? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giúp bạn cách thành lập văn phòng luật sư nhanh chóng, dễ dàng theo đúng quy định của pháp luật mới nhất hiện nay.

thành lập văn phòng luật sư

Văn phòng luật sư là gì?

Điều 33. Văn phòng luật sư
1. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
2. Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.

Điều kiện mở văn phòng luật sư

Điều kiện mở văn phòng luật sự sư theo quy định mới nhất của Luật Luật sư

Để thành lập tổ chức hành nghề luật sư nói chung hay thành lập văn phòng luật sư nói riêng thì trước hết cần đáp ứng được điều kiện mở văn phòng luật sư như sau:

  • Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập văn phòng luật sư phải có ít nhất 02 năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư này hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho tổ chức theo quy định;
  • Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

Việc hành nghề với tư cách cá nhân cho tổ chức không phải là tổ chức hành nghề cá nhân thì Luật sư cần phải tiến hành việc đăng ký hành nghề cá nhân tại Sở Tư pháp. Điều này là một trong những điều kiện thành lập văn phòng luật sư rất quan trọng khi đủ 2 năm hành nghề cá nhân thì mới được phép thành lập. Các Luật sư đang có nhu cầu thành lập văn phòng luật sư cho riêng mình hãy chú ý quy định về đăng ký hành nghề cá nhân.

Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp khi mở văn phòng luật sư

Ngoài những quy định về điều kiện mở văn phòng luật sư, doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ theo quy định về phạm vi hoạt động như sau:

  • Thực hiện tư vấn pháp luật.
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thành lập văn phòng luật sư

Khi đã đảm bảo đáp ứng được Điều kiện thành lập văn phòng luật sư, bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau nộp tại Sở Tư pháp nơi văn phòng luật sư đặt trụ sở.

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động
  • Chứng chỉ hành nghề Luật sư Bản sao, thẻ Luật sư bản sao của Luật sư thành lập Văn phòng Luật sư
  • Dự thảo Điều lệ công ty
  • Lý lịch tư pháp luật sư
  • Giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng Luật sư.
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng luật sư

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Văn phòng luật sư được phép hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư vừa hình thành phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư phải thực hiện công bố nội dung đăng ký hoạt động

Dịch vụ thành lập văn phòng luật sư

Để thuận tiện cho khách hàng khi làm thủ tục thành lập văn phòng luật sư, Nam Việt Luật cung cấp cho khách hàng dịch vụ thành lập văn phòng trọn gói nhanh chóng với chi phí dịch vụ tiết kiệm nhất. Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng luật sư sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi sau :

  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến điều kiện thành lập văn phòng luật sư, đến các vấn đề như: mô hình, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động; Tư vấn các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng;….
  • Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Nam Việt Luật sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng luật sư cho khách hàng;
  • Đại diện lên cơ quan Nhà nước nộp hồ sơ thành lập văn phòng luật sư cho khách hàng;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ;
  • Đại diện nhận kết quả là Giấy phép thành lập văn phòng luật sư cho khách hàng;
  • Tiến hành thủ tục khắc con dấu;

Trên đây là điều kiện mở văn phòng luật sư cũng như một số tư vấn liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần bất cứ thắc mắc nào nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button