Kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên

Trong cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì đã phân quyền và nghĩa vụ cho từng cấp quản lý. Trong đó sẽ có các quyền quyết định, điều hành, thực hiện các vấn để, công việc của công ty.

Như Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty quyết định các vấn đề quan trọng như quyết định thay đổi Điều lệ công ty, phương hướng phát triển và chiến lược kinh doanh hằng năm của công ty, quyết định các dự án đầu tư của công ty…

Còn Giám đốc, Tổng giám đốc công ty phải thực hiện các nghị quyết hay quyết định của Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, quản lý nội bộ, tuyển dụng lao động, quyết định các chức vụ quản lý cấp dưới của mình…

Tuy nhiên để đảm bảo các cấp quản lý trên thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các quyền và nghĩa vụ của mình, tránh xảy ra việc tổn thất, thiệt hại cho công ty, cho chủ sở hữu thì cần có một cơ chế giám sát, kiểm tra. Do đó trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty sẽ có thêm chức vụ Kiểm soát viên.

Vậy Kiểm soát viên công ty do ai bổ nhiệm ? Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát như thế nào trong công ty ? Kiểm soát viên có nhưng quyền và nghĩa vụ gì để thực hiện vai trò giám sát của mình ? Tiêu chuẩn và điều kiện để làm Kiểm soát viên công ty ? Tất cả được quy định ở đâu trong Luật doanh nghiệp ?

Công ty Nam Việt Luật xin giới thiệu về quy định của Kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên trong Luật doanh nghiệp 2014 như sau :

Điều 82. Kiểm soát viên

1. Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;

b) Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;

c) Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

d) Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên;

đ) Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty;

e) Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.

3. Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên;

c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

4. Điều lệ công ty quy định cụ thể về nội dung và cách thức phối hợp hoạt động của các Kiểm soát viên.

 

 

 

 

Như  vậy Kiểm soát viên do chủ sở hữu bổ nhiệm với nhiệm ký 5 năm. Chủ sở hữu quyết định số lượng Kiểm soát viên và thành lập ban kiểm soát. Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trước pháp luật và chủ sở hữu.

Kiểm soát viên sẽ có một quyền và nghĩa vụ :

+ Kiểm tra tình hợp pháp, trung thực các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc, Tổng giám đốc.

+ Kiểm tra, thẩm định báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

+ Kiến nghị các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty.

+ Được phép xem xét, kiểm tra bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.

+ Có thể tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty.

Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

+ Có năng lực dân sự, không thuộc đối tượng tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014.

+ Phải là người không có liên quan đến thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên.

+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán hoặc về ngành nghề kinh doanh của công ty.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button