Hướng dẫn các bước thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn

Lạng Sơn có vị trí địa chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng nên thu hút được nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư. Các công ty trong và ngoài nước thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty tại Lạng Sơn ngày càng nhiều, trong đó, chi nhánh công ty là mô hình được nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn do điều kiện, thủ tục thành lập tương đối dễ dàng so với các mô hình kinh doanh khác. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhà đầu tư đang băn khoăn, thắc mắc và gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn.

Thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn

Để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ các quy định của pháp luật, thông tin liên quan đến thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn, Nam Việt Luật xin chia sẻ cho các nhà đầu tư những nội dung chính yếu như sau:

  • Quy định liên quan về thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn
  • Quy trình và thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn của Nam Việt Luật
  • Kinh nghiệm khi thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn
  • Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn

Dưới đây là phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Quy định liên quan về thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn

Chi nhánh công ty là gì?

Theo pháp luật Việt Nam, mô hình chi nhánh công ty được quy định với đặc điểm chỉ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh công ty hoạt động dựa trên phạm vi ủy quyền hoạt động của doanh nghiệp cho chi nhánh, trong đó, có thể bao gồm thực hiện chức năng kinh doanh, đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp… Chi nhánh hiện nay là mô hình được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn để thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở một địa điểm khác ngoài trụ sở chính và không phải thành lập công ty mới. Để hiểu thêm về đặc điểm của chi nhánh, các bạn có thể xem thêm khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 84 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp…

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân…
  3. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  4. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
  5. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty:

Mặc dù không quá phức tạp, không đòi hỏi nhiều điều kiện, yêu cầu như điều kiện thành lập một công ty mới, nhưng các công ty vẫn phải nghiêm túc tuân thủ các điều kiện thành lập chi nhánh công ty. Khi thành lập chi nhánh, dù là công ty Việt Nam hay công ty nước ngoài đều cần tuân thủ yêu cầu khi đặt tên chi nhánh theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:

Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Điều 20. Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

…2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

  1. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  2. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Bên cạnh đó, đối với các công ty nước ngoài muốn thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn, ngoài việc đặt tên chi nhánh đúng yêu cầu còn phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 8 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP về điều kiện cấp Giấy phép thành lập chi nhánh:

Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
  5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Một số điều kiện cần tuân thủ để thành lập chi nhánh công ty

Quy trình và thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn của Nam Việt Luật

Sau khi đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập chi nhánh của công ty như nêu trên, công ty có thể thực hiện việc thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn. Cần chú ý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền khi thành lập chi nhánh của công ty Việt Nam và công ty nước ngoài là khác nhau, cụ thể dưới đây:

  1. Quy trình công ty Việt Nam thành lập chi nhánh tại Lạng Sơn

Công ty Việt Nam muốn thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục thành lập chi nhánh theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Điều 31. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh

  1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

b) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Kèm theo các giấy tờ trên, trường hợp công ty ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có thêm Văn bản ủy quyền và bản sao Giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn đến cơ quan có thẩm quyền

Hiện nay, để thành lập chi nhánh của công ty Việt Nam tại Lạng Sơn, công ty Việt NAm nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn. Sau khi công ty nộp bộ hồ sơ hợp lệ, trong 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty tại Lạng Sơn.

  1. Quy trình công ty nước ngoài thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn

Để thành lập chi nhánh công ty, nếu là công ty nước ngoài, cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập chi nhánh gồm các giấy tờ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP:

Điều 12. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

đ) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

e) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

g) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh…

Cũng tương tự như các trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục, công ty cần chuẩn bị văn bản ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền nếu công ty nước ngoài không trực tiếp làm thủ tục.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Công ty nước ngoài lưu ý rằng, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét hồ sơ cho phép công ty nước ngoài thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn là Bộ Công thương. Công ty nộp với các thành phần theo bước 1 và gửi đến Bộ Công thương. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương sẽ quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài.

Với nhiều năm cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, Nam Việt Luật được đánh giá là đơn vị có uy tín, kinh nghiệm về cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn cho khách hàng. Khi cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn, Nam Việt Luật có thể thực hiện những hạng mục công việc, tư vấn sau:

  • Tư vấn các vấn đề trước khi thành lập chi nhánh: Điều kiện thành lập chi nhánh của công ty Việt Nam, công ty nước ngoài; Tư vấn chọn tên chi nhánh công ty, lựa chọn địa điểm đặt chi nhánh, lựa chọn người đứng đầu chi nhánh…
  • Tư vấn, hướng dẫn công ty chuẩn bị các điều kiện thành lập chi nhánh;
  • Tư vấn chi tiết và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn;
  • Tư vấn các bước làm thủ tục hoặc trực tiếp thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn cho khách hàng nếu được ủy quyền;
  • Tư vấn, hướng dẫn thực hiện các công việc sau khi thành lập chi nhánh công ty: Tư vấn pháp luật về thuế; mở tài khoản; cung cấp dịch vụ kế toán và các vấn đề phát sinh khác (nếu có).

Ngoài dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn, Nam Việt Luật là đơn vị chuyên nghiệp về dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp như dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, các dịch vụ giấy phép…

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn

Kinh nghiệm khi thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn

Khi Nam Việt Luật tư vấn và trực tiếp làm thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn cho khách hàng, Nam Việt Luật đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hữu ích để các bạn tham khảo khi làm thủ tục này:

  • Trong hồ sơ thành chi nhánh công ty, yêu cầu phải có Biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị công ty đối với các loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Do đó, trước khi làm thủ tục, công ty phải tổ chức họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ công ty để thảo luận và đưa ra quyết định thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn. Trên thực tế có nhiều trường hợp phát sinh tranh chấp do công ty đã không tổ chức họp hoặc tổ chức họp chưa đúng trình tự thủ tục dẫn đến nguy cơ giấy phép thành lập chi nhánh có thể bị yêu cầu hủy, gây ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh.
  • Sau khi chi nhánh công ty tại Lạng Sơn được thành lập, để đảm bảo hoạt động thuận lợi, chi nhánh của công ty Việt Nam và công ty nước ngoài đều phải thực hiện các công việc sau thành lập như:

– Treo biển chi nhánh tại địa điểm đặt trụ sở chi nhánh

– Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh công ty

– Kê khai, nộp thuế ban đầu

– Thông báo về việc sử dụng hóa đơn

– Khắc con dấu cho chi nhánh công ty.

Tham khảo thêm: Các công việc cần thực hiện sau khi lập chi nhánh công ty

  • Trường hợp quá trình chi nhánh hoạt động phát sinh thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi (đối với thay đổi của chi nhánh công ty Việt Nam) hoặc trong 60 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi (đối với thay đổi của chi nhánh công ty nước ngoài), chi nhánh phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tại cơ quan có thẩm quyền để cập nhật các nội dung thay đổi.
  • Lưu ý cho các công ty nước ngoài khi chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty, các loại giấy tờ sau phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực gồm: Giấy đăng ký kinh doanh của công ty nước ngoài; Văn bản cử/bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh; Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán; Bản sao điều lệ chi nhánh; Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh là người nước ngoài. Đồng thời, Giấy đăng ký kinh doanh của công ty phải được chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.

 Kinh nghiệm hữu ích khi thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn

Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn

  1. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn?

Nhiều công ty lo ngại, băn khoăn có nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn của các đơn vị tư vấn. Một số lợi ích khi sử dụng dịch vụ sau đây có thể  cung cấp thêm thông tin để các công ty cân nhắc, lựa chọn sử dụng dịch vụ hay tự mình thực hiện thủ tục này:

  • Công ty có thể tiết kiệm chi phí tài chính khi sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh. Khi sử dụng dịch vụ, công ty chỉ cần trả phí dịch vụ. Thủ tục được đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm thực hiện và bàn giao kết quả là Giấy đăng ký hoạt động/Giấy phép thành lập chi nhánh cho công ty. Phí dịch vụ hoàn toàn có thể kiểm soát trong giới hạn của công ty do phí dịch vụ được các đơn vị tư vấn công khai hoặc báo giá trước cho công ty tham khảo. Trên cơ sở đó, công ty có thể chủ động xem xét, lựa chọn đơn vị có mức phí phù hợp. Tham khảo ngay: Phí dịch vụ thành lập chi nhánh của Nam Việt Luật.

Trong khi trường hợp công ty tự thực hiện thủ tục mà không sử dụng dịch vụ, công ty cũng phải chi trả các chi phí như chi phí đi lại, công tác, chi phí nhân sự và có thể phát sinh những chi phí không cần thiết, nhưng lại không đảm bảo chắc chắn về kết quả thực hiện thủ tục, gây lãng phí tài chính của công ty.

  • Khi sử dụng dịch vụ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn được thực hiện nhanh chóng, tuân thủ quy định và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp: Đội ngũ luật sư, chuyên viên luật có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn sẽ soạn thảo hồ sơ, thực hiện thủ tục theo đúng yêu cầu của pháp luật và thủ tục được thực hiện nhanh chóng, hạn chế khả năng hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung, từ đó giúp rút ngắn thời gian thành lập chi nhánh công ty. Ngoài ra, thời gian thực hiện thủ tục còn phụ thuộc vào việc cung cấp hồ sơ, thông tin của khách hàng, do đó, khách hàng cần cung cấp hồ sơ đầy đủ để đảm bảo thủ tục được thực hiện nhanh nhất.
  1. Bối cảnh và tình hình kinh tế xã hội tại Lạng Sơn

Lạng Sơn nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, có diện tích khoảng 8310km2. Lạng Sơn có vị trí cụ thể như sau:

  • Phía Bắc giáp Cao Bằng
  • Phía Đông giáp Quảng Ninh và Trung Quốc
  • Phía Nam giáp với Bắc Giang
  • Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Có đường biên giới dài với Trung Quốc, Lạng Sơn có 02 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cùng 01 cửa khẩu quốc gia Chi Ma và nhiều lối mở sang Trung Quốc. Giao thông cơ bản đã hoàn thiện với các tuyến quốc lộ 1, 1B, 3B, 31, 4A, 4B, 279, nhiều tuyến cao tốc hiện đại như cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh,…  Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa, du lịch với Trung Quốc.

Lạng Sơn có nền kinh tế nhiều thành phần đa dạng, chuyển dịch theo hướng tăng cường dịch vụ thương mại và giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp – xây dựng.

Trong nông nghiệp, Lạng Sơn đã và đang tập trung xây dựng các vùng tập trung, chuyên canh như vùng trồng cây lâu năm (gồm có vùng trồng na tại Hữu Lũng, Chi Lăng; vùng quýt tại Bắc Sơn, Tràng Định, Bình Gia; vùng hồng không hạt tại huyện Văn Lãng, Cao Lộc…); vùng trồng cây dược liệu lâu năm, đặc biệt là cây hồi tập trung ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Cao Lộc, Chi Lăng… Các vùng trồng tập trung như trên là điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy chế biến gắn liền với sản xuất. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm. Thủy sản chủ yếu là nuôi trồng cá lồng như cá lăng, cá nheo Mỹ…

Trong công nghiệp, Lạng Sơn cũng có tiềm năng để phát triển. Các ngành khai khoáng (chủ yếu là than, đá xây dựng), sản xuất và phân phối điện (gồm cả nhiệt điện và thủy điện), công nghiệp chế biến, chế tạo (gồm có chè xanh, các sản phẩm từ cao su, sản xuất trang phục, chế biến gỗ…) là các ngành chủ lực, tăng trưởng ổn định.

Trong dịch vụ, Lạng Sơn có nhiều danh thắng, nhiều di tích lịch sử cùng phong tục mang đậm bản sắc dân tộc, là điều kiện để triển khai đầu tư kinh doanh các dịch vụ du lịch như: cụm danh thắng chùa và động Tam Thanh, đền Bắc Lệ, núi Vọng phu, thành cổ nhà Mạc, chùa Nhất Thanh, hội chợ Kỳ Lừa, đền Kỳ Cùng, chùa Diên Khánh, di tích Bắc Sơn, ải Chi Lăng,…

Qua những thông tin về điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi của Lạng Sơn, có thể thấy rằng, Lạng Sơn sẽ là địa điểm thuận lợi để các công ty thành lập cơ sở kinh doanh, chi nhánh tại đây. Đặc biệt, Lạng Sơn sẽ là địa điểm rất phù hợp với các công ty kinh doanh dịch vụ hải quan, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vận tải, kho bãi.

Xem thêm:

—————————————————–

Qua bài viết trên đây, Nam Việt Luật đã đưa ra những tư vấn, quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Lạng Sơn theo quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi tin rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện. Trường bạn còn có các câu hỏi, thắc mắc hoặc muốn sử dụng dịch vụ của Nam Việt Luật, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, tư vấn những vấn đề bạn đang gặp phải nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0909608102
button