Vận tải là lĩnh vực không thể thiếu trong nền kinh tế xã hội. Nhờ có các hoạt động vận tải, những ngành kinh tế khác như thương mại hàng hóa, dịch vụ… cũng như đời sống con người được diễn ra thuận lợi, thông suốt. Đặc biệt, ngày nay, khi nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày một tăng cao, vận tải đã trở thành ngành nghề có cơ hội phát triển nhanh chóng, mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, có rất nhiều nhà đầu tư còn thắc mắc điều kiện, trình tự thủ tục thành lập công ty vận tải.
Hoạt động vận tải của các công ty vận tải
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Điều kiện thành lập công ty vận tải
- Thủ tục và Hồ sơ đăng ký thành lập công ty vận tải
- Kinh nghiệm khi thành lập công ty vận tải
- Dịch vụ thành lập công ty vận tải tại Nam Việt Luật
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:
Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty vận tải
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19/7/2022
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
Điều kiện thành lập công ty vận tải
Tùy vào nhu cầu kinh doanh khi thành lập công ty vận tải, có rất nhiều ngành nghề vận tải phổ biến mà bạn có thể tham khảo, gồm:
- Mã ngành 4921: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành
- Mã ngành 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
- Mã ngành 4932: Vận tải hành khách bằng đường bộ khác
- Mã ngành 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Mã ngành 4912: Vận tải hàng hóa đường sắt
Nhìn chung, đây là một lĩnh vực rất rộng, trong đó, có nhiều mã ngành, nghề là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên khi thành lập công ty vận tải để kinh doanh ngành, nghề đó, bạn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù do pháp luật chuyên ngành quy định. Khi có nhu cầu kinh doanh hoạt động vận tải bằng xe ô tô cụ thể, công ty vận tải cần đáp ứng các điều kiện tương ứng.
Hiện nay, tại Việt Nam, các nhà đầu tư thường có xu hướng thành lập công ty vận tải hàng hóa. Trong trường hợp này, bạn cần lưu ý các điều kiện theo Điều 9 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP:
Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 ki-lô-gam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe niêm yết chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh
…
6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải…
8. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.
9. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thế hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
Các điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô còn được quy định theo Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP:
Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
…
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Kinh doanh vận chuyển hành khách cũng là hoạt động kinh doanh có điều kiện
Trường hợp thành lập công ty vận tải để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thì bạn phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP:
Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
(điểm d khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP; khoản 3 Điều này được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP)
1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
2. … xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Ngoài các điều kiện đặc thù này, bạn cũng cần lưu ý các điều kiện cơ bản, bắt buộc với mọi thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm các điều kiện về chủ thể, tên doanh nghiệp, vốn, trụ sở,… Xem ngay: Các vấn đề trước khi thành lập doanh nghiệp
Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty vận tải
Để thành lập công ty vận tải bạn cần chuẩn bị thủ tục và hồ sơ đăng ký tương ứng với từng giai đoạn thành lập công ty vận tải tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Sở Giao thông vận tải. Các bước thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Thành lập công ty vận tải tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Để hoàn thành giai đoạn này và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty vận tải, bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty vận tải bao gồm các thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên (nếu thành lập Công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (nếu thành lập Công ty cổ phần);
- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp có sự tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền cho Nam Việt Luật thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty vận tải nếu sử dụng dịch vụ của Nam Việt Luật;
- Các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Nếu thành lập công ty vận tải dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ cần chuẩn bị chỉ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ, thông báo công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất chuẩn bị hồ sơ, bạn nộp hồ sơ với các thành phần nêu trên tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty vận tải đặt trụ sở chính. Hồ sơ sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét và có kết quả sau 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty nếu hồ sơ đủ điều kiện.
Thông tin về công ty vận tải mới thành lập sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày công khai. Nội dung công bố bao gồm:
- Ngành, nghề kinh doanh của công ty vận tải;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có)
Bước 3: Công ty vận tải thực hiện các công việc sau thành lập
- Công ty vận tải liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu.
- Công ty vận tải hực hiện treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính
- Công ty tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số
- Để theo dõi, kiểm soát tình hình tài chính của công ty, công ty vận tải có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuê. Nam Việt Luật cung cấp dịch vụ kế toán tại nếu công ty vận tải có nhu cầu.
- Các thành viên/cổ đông (nếu có) hoặc chủ sở hữu công ty vận tải thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp theo Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
- Công ty vận tải tiến hành thông báo phát hành hóa đơn tại cơ quan quản lý thuế
- Sau khi thành lập công ty vận tải, công ty cũng cần tiến hành kê khai và đóng thuế ban đầu. Trong quá trình hoạt động, công ty vận tải cần đóng thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.
Giai đoạn 2: Công ty vận tải đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Công ty vận tải có thể có nhiều hoạt động vận tải khác nhau, trường hợp công ty có hoạt động vận tải hàng hóa và/hoặc hành khách bằng xe ô tô thì cần đáp ứng các điều kiện đặc thù do pháp luật quy định nêu trên và thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Hồ sơ và trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ công ty vận tải cần chuẩn bị để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa và/hoặc hành khách bằng xe ô tô gồm các thành phần theo khoản 1 Điều 18 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP:
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ kết quả
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, công ty vận tải (hoặc người được ủy quyền) tiến hành nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho công ty vận tải.
Giai đoạn 3: Công ty vận tải xin cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô
Xe ô tô sử dụng vào mục đích hoạt động kinh doanh vận tải của công ty vận tải phải được cấp phù hiệu, biển hiệu phù hợp với loại hình kinh doanh vận tải đã được cấp phép.
Để được cấp phù hiệu, công ty vận tải chuẩn bị hồ sơ theo khoản 4 Điều 22 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, gồm:
4. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu…
b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Công ty vận tải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho công ty tại Giai đoạn 2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải sẽ cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của công ty vận tải.
Hiện nay, Nam Việt Luật cung cấp dịch vụ thành lập công ty vận tải trọn gói. Bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty tại Nam Việt Luật nếu có nhu cầu.
Kinh nghiệm khi thành lập công ty vận tải
Chia sẻ những thông tin hữu ích khi thành lập công ty vận tải
Để giúp bạn hiểu thêm một số vấn đề khi thành lập công ty vận tải, Nam Việt Luật xin chia sẻ một số kinh nghiệm, thông tin hữu ích để bạn tham khảo:
- Tuy là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng đối với thành lập công ty vận tải, pháp luật không quy định công ty vận tải phải thành lập theo loại hình doanh nghiệp bắt buộc nào. Do đó, bạn cùng các cộng sự của mình (nếu có) hoàn toàn có thể tự do lựa chọn loại hình phù hợp với mong muốn, định hướng kinh doanh của công ty. Hiện nay, có 05 loại hình doanh nghiệp gồm Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần. Mỗi loại hình đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, bạn có thể tham khảo: Các loại hình doanh nghiệp mới nhất để lựa chọn.
- Đối với phù hiệu được cấp cho công ty vận tải, công ty cần lưu ý rằng kích thước tối thiểu của các loại phù hiệu là 9 X 10 cm. Về thời hạn, phù hiệu đã được cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc có thời hạn theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
- Trong quá trình hoạt động, công ty vận tải phải lưu ý để tránh các trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh theo khoản 6 Điều 19 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP:
6. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;
d) Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.
- Trong quá trình hoạt động vận tải hàng hóa, công ty vận tải cần lưu ý về quy định giới hạn trách nhiệm của mình trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt. Theo đó, công ty cần thỏa thuận cụ thể việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt trong hợp đồng vận chuyển hoặc thỏa thuận với người thuê vận tải. Bởi nếu không được quy định rõ ràng, đây có thể là vấn đề tranh chấp, dẫn đến khởi kiện tại Tòa án các cấp, gây mất thời gian, công sức, tiền bạc… của công ty vận tải.
1/ Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp vận tải
Bên cạnh việc quan tâm thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau, để giúp quá trình thành lập công ty thuận lợi nhất:
* Kinh nghiệm chuẩn bị người đại diện pháp luật
Doanh nghiệp cần chọn người đủ kinh nghiệm, có năng lực, có khả năng quyết định những công việc quan trọng, có thể chịu trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty.(Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật).
* Kinh nghiệm về chọn loại hình công ty
Hãy căn cứ vào khả năng , điều kiện, tính chất của doanh nghiệp để chọn loại hình phù hợp nhất. Một số loại hình công ty phổ biến doanh nghiệp có thể chọn gồm CT tư nhân, CT trách nhiệm hữu hạn, CT hợp danh hay CT cổ phần .(Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
* Kinh nghiệm về điều kiện kinh doanh
Ngành nghề vận tải là môt ngành nghề có điều kiện, do đó, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện liên quan về giấy phép, phương tiện, tài xế, người quản lý, chứng chỉ, văn bằng liên quan…
* Kinh nghiệm chuẩn bị ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp thì mới có thể kinh doanh lĩnh vực vận tải theo đúng quy định Một số ngành nghề có thể đăng ký kinh doanh như: Vận tải hành khách đường bộ khác; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải; Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;Vận tải bằng xe buýt;…(Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh chi tiết).
* Kinh nghiệm đặt địa chỉ đặt công ty
Doanh nghiệp vận tải cần chọn địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh đúng quy định, không sử dụng địa chỉ giả, hãy dùng địa chỉ chính xác, rõ ràng. (Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty).
* Kinh nghiệm chuẩn bị tên cho công ty
Tên công ty không được giống với công ty khác, không sử dụng tên cơ quan chức năng làm tên công ty. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).
2. Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty vận tải thành công
Sau khi mở công ty thành công, doanh nghiệp vận tải cần thực hiện và hoàn tất các thủ tục sau đây:
* Treo bảng hiệu công ty
– Doanh nghiệp vận tải đặt làm bảng hiệu của công ty mình, sau đó treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý.
– Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…
* Khắc con dấu công ty
– Công ty kinh doanh vận tải sẽ cần có con dấu riêng cho công ty mình. Do đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng khắc con dấu sau khi có mã số thuế.
– Hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên phải đảm bảo có đủ những thông tin cần thiết về tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp.
– Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp công bố mẫu dấu sẽ sử dụng công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
>>Tìm hiểu thêm: Quy định về con dấu doanh nghiệp
* Góp vốn vào công ty
– Công ty vận tải có thể tiến hành góp vốn bằng tải sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.
– Thời hạn góp vốn tối đa vào công ty là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.
– Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.
>>> Tham khảo: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
* Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
– Chủ doanh nghiệp vận tải mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty.
– Tiến hành làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.
>>Chi tiết: Trình tự đăng ký tài khoản ngân hàng sau khi thành lập công ty.
* Đăng ký mua chữ ký số
– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.
– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty.
– Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
>>Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng chữ ký số
* Thông báo phát hành hóa đơn GTGT
– Công ty giúp việc theo giờ thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.
* Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty vận tải thành công. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
– Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
– Thuế môn bài, công ty giúp việc theo giờ phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên
– Để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí.
– Nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên.
>>Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật.
* Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty. Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp giúp việc theo giờ sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.
>>Tham khảo: Các bước công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Dịch vụ thành lập công ty vận tải tại Nam Việt Luật
Là đơn vị quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật với chuyên môn, kinh nghiệm phong phú, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty, Nam Việt Luật tự tin có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi thành lập công ty cho bạn. Đặc biệt, với mục đích giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty vận tải, Nam Việt Luật chuyên tư vấn những vấn đề liên quan như:
- Tư vấn trước khi thành lập công ty: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm, người đại diện theo pháp luật…;
- Tư vấn chi tiết về điều kiện khi thành lập công ty vận tải;
- Tư vấn chi tiết về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;
- Tư vấn và Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và các giấy phép cần thiết khác;
- Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty vận tải.
- Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty: Tư vấn pháp luật về thuế; dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty vận tải
—————————————————–
Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty vận tải, thủ tục đăng ký thành lập công ty vận tải dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không thể đáp ứng hết những nhu cầu, thắc mắc của người xem – vì đây là lĩnh vực khá rộng. Nếu bạn muốn được tư vấn trực tiếp hơn hoặc muốn thực hiện thủ tục, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được giải đáp thắc mắc, gỡ rối những vấn đề bạn đang gặp phải nhé.
NVL Legal Team – Đội ngũ chuyên gia pháp lý biên tập bài viết trên website namvietluat.vn với tinh thần cố gắng biên tập bài viết dựa trên các quy định có hiệu lực tại thời điểm đăng tải nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin cơ bản. Tuy nhiên quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, bài viết không tránh khỏi việc cập nhật không kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, không phải là tuyên bố chính thức để làm căn cứ cho bất kỳ mục đích áp dụng trong thực tế. Nếu cần thông tin chính xác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.