Muốn thành lập phòng khám chuyên khoa cần làm những gì?

Xin chào, hiện tại, tôi muốn thành lập phòng khám chuyên khoa, nhưng tôi lại không biết bắt đầu từ đâu cũng như cần có những điều kiện mở phòng khám và thủ tục đăng ký giấy phép như thế nào, tôi có thể tự làm hết được hay không? Hi vọng được Quý công ty tư vấn, xin cảm ơn!

Vấn đề về điều kiện mở phòng khám chuyên khoa đang được khá nhiều người quan tâm…

Thành lập phòng khám chuyên khoa hiện này đang là mong muốn và nhu cầu của khá nhiều người, nhà đầu tư. Khi các cơ sở khám chữa bệnh gần như trở nên bão hòa, hầu như người dân đều tìm đến các phòng khám tư nhân, vì thế thành lập cho mình một phòng khám để đáp ứng nhu cầu thăm khám đầy đủ, kịp thời nhất cho người dân đã trở thành cơ hội được nhiều người tranh thủ. Tuy nhiên, chỉ mới kiến thức chuyên môn, tay nghề giỏi hay một chút vốn vẫn là chưa đủ, để có thể thành lập phòng khám chuyên khoa, bạn cần hiểu rõ hơn về các vấn đề:

  •       Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa ra sao?
  •       Thủ tục mở phòng khám đăng ký như thế nào?
  •       Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để cho công tác xin phép?
  •       Hồ sơ đăng ký gồm thành phần gì?
  •       Thành lập phòng khám chuyên khoa mà không có giấy phép có sao không?
  •       Bạn có thể tự thực hiện được không?

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt trả lời:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Nam Việt Luật. Về câu hỏi của bạn: “Bác sĩ muốn thành lập phòng khám chuyên khoa, cần làm những gì?”, công ty chúng tôi trả lời như sau:

Mục 1: Cơ sở pháp lý về các quy định khi thành lập phòng khám chuyên khoa:

  • Luật Khám chữa bệnh năm 2009
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
  • Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.

Mục 2: Điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa ra sao?

Về điều kiện mở phòng khám được quy định tại Điều 26. “Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa”, nghị định 109/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Điều 23a. “Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” được bổ sung tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, với nội dung tổng hợp như sau:

1. Cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

d) Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;

e) Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;

f) Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa

2. Trang thiết bị y tế:

a) Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

b) Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

c) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

d) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

3. Nhân lực:

a) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

b) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

c) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

4. Cơ sở khám sức khỏe đáp ứng các điều kiện sau:

a) Là cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

Mục 3: Thủ tục đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa như thế nào?

Các thủ tục mở phòng khám chuyên khoa nói khó, không khó, nhưng nói dễ cũng không hẳn đã dễ dàng

Thủ tục mở phòng khám & xin giấy phép hoạt động phòng khám được thực hiện:

  • Đơn vị tiếp nhận: Sở y tế (Theo quy định tại Điều 45. Luật Khám chữa bệnh năm 2009, được hướng dẫn bởi Điều 42 Nghị định 109/2016/NĐ-CP)
  • Quy trình gồm các bước:
    • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 01 ngày.
    • Bước 2: Trong vòng 07-10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, phòng khám sẽ nhận được thông báo thẩm định của Sở y tế.
    • Bước 3: Trong vòng 07 ngày kể từ ngày thẩm định, phòng khám sẽ tham gia bảo vệ danh mục kỹ thuật tại Sở y tế.
    • Bước 4: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hoàn tất thẩm định, bảo vệ danh mục kỹ thuật, nhận giấy phép phòng khám và quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật cho phòng khám.
    • Bước 5: Phòng khám chính thức hoạt động khám chữa bệnh kể từ ngày nhận được giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở y tế.

Mục 4: Hồ sơ đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa gồm thành phần gì?

Khoản 1, Điều 46, Luật Khám chữa bệnh năm 2009 được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP

Điều 43. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, công bố cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;

e) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này;

g) Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;

h) Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;

i) Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

k) Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không.

Mục 5: Bạn có thể tự thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa được không?

 

Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

Nếu đủ điều kiện mở phòng khám theo quy định, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện các công tác từ chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đến việc nộp và xin cấp giấy phép. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ phải đối mặt với một chút đôi phức phiền toái và khó khăn, cũng như mất nhiều thời gian và công sức vì bản thân không chuyên về các công việc này. Vậy tại sao không để Nam Việt Luật giúp bạn:

  •       Tư vấn chi tiết & đầy đủ về các quy định của pháp luật có liên quan;
  •       Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ & chuẩn bị giấy tờ theo đúng quy định;
  •       Đại diện nộp hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính với Sở Y tế;
  •       Tư vấn các tiêu chí và cơ sở thẩm định để bạn có thể chủ động chuẩn bị trước các giấy tờ, cơ sở vật chất, nhân sự… để đạt kết quả tốt nhất;

Nếu các bạn quan tâm đến bài tư vấn thành lập phòng khám chuyên khoa, có thể xem các nội dung liên quan khác tại website của Nam Việt Luật:

Đơn vị tư vấn thủ tục mở phòng khám chuyên khoa

—————————————————–

Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa, thủ tục đăng ký giấy phép thành lập phòng khám chuyên khoa dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Nội dung tư vấn trên quý khách chỉ được coi là nội dung tham khảo, không được coi là ý kiến pháp lý cuối cùng của Luật sư trong việc giải quyết vụ việc. Để được tư vấn chính xác hơn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Nam Việt Luật để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button