Thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài

Vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong đời sống cũng như kinh doanh thì chúng ta không thể nào phủ nhận, nhất là giai đoạn những năm trở lại đây. Nhờ máy tính mà con người chúng ta được liên kết với nhau hơn, thuận tiện trao đổi công việc cũng như liên lạc hằng ngày. Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia không có quy định giới hạn nào đối với nhà đầu tư nước ngoài cả về hình thức đầu tư lẫn tỷ lệ vốn góp. Để thúc đẩy sự đầu tư của nước ngoài Việt Nam đã ban hành những quy định, chính sách để tạo điều kiện cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, chắc hẳn các người nước ngoài họ sẽ không nắm rõ quy định thành lập công ty dịch vụ máy tính tại Việt Nam như thế nào. Vậy nên Nam Việt Luật sẽ phân tích để bạn hiểu rõ hơn về các quy định và điều kiện để thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài qua bài viết dưới đây nhé!

Máy tính đã cách mạng hóa cách chúng ta làm việc, học tập và giao tiếp.

Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Điều kiện thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài;
  • Thủ tục & hồ sơ đăng ký thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài;
  • Thủ tục & hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài;
  • Kinh nghiệm khi thực hiện thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài;
  • Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Nam Việt Luật.

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Điều kiện thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài

Hiện nay, nhà nước Việt Nam quy định, ở lĩnh vực dịch vụ về máy tính, chủ đầu tư đến từ nước ngoài có thể mở công ty bằng 2 hình thức chính đó là: Công ty dịch vụ máy tính có 100% vốn quốc ngoại và công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài (Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty dịch vụ máy tính Việt Nam.)

Thứ nhất, đối với hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn nước ngoài hoặc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:

“Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Thứ hai, đối với hình thức đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp theo hình thức này được quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020:

Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.”

Theo đó, quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Điều 9 được quy định dưới đây:

Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b) Hình thức đầu tư;

c) Phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Ngoài ra, điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp và quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:

  • Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không rơi vào các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Có quốc tịch là quốc gia thành viên của WTO hoặc có ký điều ước song phương liên quan đến đầu tư với Việt Nam. Hiện tại, một số quốc tịch sẽ không được tham gia đầu tư tại Việt Nam nếu hộ chiếu mang “đường lưỡi bò”, như người có quốc tịch Trung Quốc.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:

  • Tổ chức nước ngoài được thành lập hợp pháp tại quốc gia là thành viên của WTO hoặc có ký điều ước song phương liên quan đến đầu tư với Việt Nam.
  • Theo quy định hiện tại, một số ngành nghề kinh doanh sẽ hạn chế với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài, chỉ cho phép tổ chức nước ngoài (pháp nhân) mới được đăng ký hoạt động.

Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện  

Với sự tiến bộ của công nghệ, chúng ta có thể mong đợi nhiều lợi ích hơn từ máy tính trong tương lai

Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài

Thủ tục thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam ngày càng đơn giản hóa với các hình thức đầu tư linh hoạt để nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận trong quá trình đầu tư. Để thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài nhà đầu tư phải thực hiện việc xin các Giấy phép con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tùy vào từng hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Do pháp luật không giới hạn tỷ lệ góp vốn nên tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên đến 100%. Theo Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thủ tục xin Giấy phép như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
  • Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp (nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án trong Khu công nghiệp) nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Giấy ủy quyền;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Hiện nay, việc công bố thông tin doanh nghiệp được Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện trong vòng 3 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Lệ phí công bố sẽ được thu cùng với lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bước 4:  Khắc dấu công ty

Mỗi công ty phải có con dấu riêng của mình để thể hiện tư cách pháp nhân của riêng công ty. Về hình thức và nội dung con dấu sẽ do công ty tự quyết định, nhưng phải trùng với nội dung quy định được nêu trong Điều lệ công ty.

Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.

Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,….

Trường hợp 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty dịch vụ máy tính Việt Nam

Một cách đơn giản và thuận tiện hơn là nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty dịch vụ máy tính Việt Nam. Với cách này, nhà đầu tư nước ngoài có thể tiết kiệm thời gian và chi phí do không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư chỉ cần đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty dịch vụ máy tính Việt Nam tại Sở Kế hoạch và đầu tư. Khi được Sở Kế hoạch và đầu tư chấp thuận, nhà đầu tư sẽ tiến hành thủ tục chuyển nhượng và thay đổi cổ đông, thành viên.

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Hồ sơ để đăng ký góp, ,mua cổ phần, mua phần vốn góp được quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

“Điều 66. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài

2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);

b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;

d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).”

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở chính.

Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm có:

  • Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đã được cấp;
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân của thành viên, cổ đông góp vốn, chủ sở hữu, đại diện pháp luật của công ty. Trường hợp là tổ chức thì có bản sao công chứng giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập của tổ chức nước ngoài, kèm theo bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân người đại diện phần vốn góp của tổ chức đó;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định của công ty về những nội dung thay đổi;
  • Biên bản họp về nội dung thay đổi (nếu có);
  • Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp;
  • Danh sách thành viên/danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
  • Điều lệ công ty, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (tùy theo từng loại hình);
  • Danh sách thành viên/danh sách cổ đông (nếu có trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).

Trình tự thủ tục

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, khách hàng nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 3 ngày sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

Máy tính đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta

Kinh nghiệm khi thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài

1. Những lưu ý trước khi thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài

Để thuận lợi thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài, chủ doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ quyết định tới việc chuẩn bị hồ sơ, vốn, thành viên và cách quản trị công ty cho đúng pháp luật. Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết sau để biết ưu và nhược của từng loại hình doanh nghiệp: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

Thứ hai, tư vấn về quyền thành lập, góp vốn để thành lập công ty.

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật

Thứ ba, tư vấn về đặt tên công ty

Mỗi công ty bắt buộc phải có một tên riêng nhằm để nhận dạng, định danh công ty của mình. Việc đặt tên công ty phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 42 Luật doanh nghiệp như: không được trùng, không được nhầm lẫn,…

Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty

Thứ tư, địa chỉ trụ sở chính công ty

Nếu không có thông tin địa chỉ cụ thể để đăng ký trụ sở công ty thì chủ doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng ảo của Nam Việt Luật.

Thứ năm, kê khai và chuẩn bị vốn 

Việc kê khai vốn do doanh nghiệp tự quyết định sao cho phù hợp với tài chính cũng như mục đích kinh doanh của mình. Tuy nhiên trong trường hợp bạn kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn tối thiểu thì phải chuẩn bị và kê khai đúng theo luật định.

Thứ sáu, huẩn bị ngành nghề kinh doanh

Theo quy định tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO thì đối với các dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (tức là các ngành nghề có mã CPC 841 – 845 và CPC 849), nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên đến 100%. Các ngành nghề này cụ thể như sau:

  • Dịch vụ tư vấn liên quan tới lắp đặt phần cứng máy tính – Mã CPC 841
  • Dịch vụ thực hiện phần mềm – Mã CPC 842
  • Dịch vụ xử lý dữ liệu – Mã CPC 843
  • Dịch vụ cơ sở dữ liệu – Mã CPC 844
  • Dịch vụ duy tu và bảo dưỡng máy móc và thiết bị văn phòng, bao gồm cả máy tính – Mã CPC 845

Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh.

2. Các thủ tục sau khi thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài

Sau khi làm thủ tục thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài, chủ doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

  • Treo biển tại trụ sở doanh nghiệp;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử cho thành lập doanh nghiệp
  • Đăng ký nộp thuế điện tử;
  • In và đặt in hóa đơn lần đầu cho doanh nghiệp
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài của Nam Việt Luật

Với đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm Nam Việt Luật tự tin là một đơn vị tư vấn pháp lý chất lượng mà Quý khách có thể lựa chọn. Đến với dịch vụ thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài của Nam Việt Luật, Quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn các vấn đề trước khi thành lập công ty: Chọn tên công ty, chọn ngành nghề kinh doanh, chọn loại hình công ty, địa điểm, người đại diện theo pháp luật…
  • Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập & các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động;
  • Tư vấn & Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & giấy phép con cần thiết;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh sau thành lập & trong quá trình hoạt động của công ty.

Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài

—————————————

Như vậy, phía trên là bài viết về thủ tục thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài mà chúng tôi muốn chia sẽ tới những khách hàng nào đang có nhu cầu thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài. Nếu Quý khách hàng nào còn những thắc mắc chưa hiểu rõ, cần giải đáp chi tiết , hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button