Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung.

Với tình hình các điều kiện kinh tế- xã hội có thể biến đổi liên tục cho nên cần phải rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về việc sửa đổi, bổ sung các ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn phù hợp hay không, nếu không có thể kiến nghị sửa đổi.

nganh-nghe-co-dieu-kien

Thực hiện việc rà soát, đành giá tình hình thực hiện

Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ? Và nội dung rà soát, đánh giá tình hình là như thế nào ?

Câu trả lời cho câu hỏi trên được thể hiện rõ trong  Nghị Định số 118/2015/NĐ-CP Hướng dẫn luật đầu tư 2014 nằm ở Điều 15 như sau:

Điều 15. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

1. Hằng năm và theo yêu cầu quản lý của mình, Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình.

2. Nội dung rà soát, đánh giá:

a) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ có hiệu lực đến thời điểm rà soát, đánh giá;

b) Đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện;

c) Đánh giá thay đổi về điều kiện kinh tế – xã hội, kỹ thuật, công nghệ, yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và các điều kiện khác ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

d) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi đề xuất theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

tu-van-bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh

Như vậy:

Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung các ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên cũng có trách nhiệm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình.

Nội dung đánh giá, rà soát được quy định rõ trong khoản 2 Điều 15  như trên. Trong đó ngoài trừ đánh giá về tình hình thực hiện quy định sửa đổi, bổ sung và tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện các quy định; đồng thời cũng đánh giá sự thay đổi của tình hình kinh tế – xã hội và kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với thực tế tình hình kinh tế- xã hội.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button