Dù bạn kinh doanh bất cứ một loại ngành nghề, một mặt hàng nào, từ thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm…cho đến bán lẻ thì bạn cũng sẽ phải tuân thủ tất cả những quy định, thủ tục khi mở cửa hàng kinh doanh. Vậy, mở cửa hàng kinh doanh cần những gì? Bài viết sau của Nam Việt Luật sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu để biết về các bước cơ bản cũng như thủ tục đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng nhé!
I/ Mở cửa hàng kinh doanh cần những gì? – Công việc cần làm
Khi tiến hành mở cửa hàng kinh doanh bất kỳ, bạn phải trả lời được câu hỏi mở cửa hàng kinh doanh cần những gì? Sau đây là những đầu việc bạn cần thực hiện và chắc chắn không được bỏ qua:
– Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh
– Đặt tên cho cửa hàng đúng quy định và phù hợp với sứ mệnh, sản phẩm/dịch vụ bạn chuẩn bị kinh doanh
– Xin giấy phép kinh doanh, hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo đúng luật kinh doanh
– Thuê và thiết kế không gian cửa hàng
– Mua các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho việc kinh doanh tại cửa hàng
– Tiến hành nhập hàng hóa theo đúng tiến độ đã xác lập trong kế hoạch
– Tuyển dụng, đào tạo nhân viên và thực hiện chính sách đãi ngộ với người lao động
– Tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh
>>> Trên thực tế khi bạn mở cửa hàng kinh doanh, bạn có thể chuẩn bị tất cả các bước trên đây rồi mới triển khai kinh doanh hoặc có thể vừa kinh doanh vừa thực hiện nếu hợp lý. Miễn là các bước thực hiện phải bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng được liên tục, không gián đoạn.
II/ Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng
Mở cửa hàng kinh doanh cần những gì? Chắc chắn không thể thiếu thủ tục đăng ký kinh doanh cho cửa hàng của mình. Thủ tục này cũng giống với thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể và được tiến hành như sau:
– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện cửa hàng kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi bạn mở cửa hàng kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh cụ thể; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh nếu có; Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
– Kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước/hộ chiếu của các cá nhân tham gia kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm về việc thành lập hộ kinh doanh nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
– Đối với những ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, thì cần có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh.
– Đối với những ngành, nghề có vốn pháp định phải nộp kèm có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
>>>Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận cho người nộp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ sau 05 ngày làm việc. Ngoài việc đăng ký kinh doanh, bạn cũng phải thực hiện đăng ký thuế cho cửa hàng theo đúng quy định nên hãy lưu ý kỹ để tránh thiếu sót.
III/ Một số vấn đề cần lưu ý khi đăng ký mở cửa hàng – Đừng bỏ qua
Bên cạnh thủ tục mở cửa hàng kinh doanh và mở cửa hàng cần những gì , thì để cửa hàng của bạn hoạt động thuận lợi, khi mở cửa hàng , bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lưu ý khi đặt tên cho cửa hàng: Tên của cửa hàng phải tuân thủ những yêu cầu và quy định chung của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Tên của cửa hàng sẽ bao gồm loại hình + tên riêng. Và loại hình ở đây là Hộ kinh doanh. Tức là tên hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng.
– Lưu ý là tên riêng phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W.
– Tên riêng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục.
– Tên riêng phải đảm bảo không giống hay trùng lặp với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện. Tên cửa hàng cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty. Bạn có thể đặt tên tiếng anh để tránh gây nhầm lẫn.
Lưu ý về việc đóng thuế cho cửa hàng: Sau khi mở cửa hàng kinh doanh, bạn sẽ phải đóng những loại thuế suất như:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế môn bài
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
>> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
Lưu ý về số lượng lao động và việc thuê nhân viên:
– Cửa hàng chỉ được thuê tối đa 10 lao động và danh sách lao động cần được ghi rõ khi đăng ký kinh doanh. Việc thuê nhân viên nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô khi bạn mở cửa hàng kinh doanh. Với quy mô nhỏ thì cần 1 người làm, 1 – 2 người phục vụ kiêm thu ngân và bạn sẽ chính là chủ quán có thể làm giám sát (nếu cần).
IV/ Dịch vụ mở cửa hàng của Nam Việt Luật
Khi mở cửa hàng kinh doanh mà bạn không có kinh nghiệm hoặc không có thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, hãy sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh, dịch vụ đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật.
Nam Việt Luật chuyên tư vấn và làm thủ tục mở cửa hàng cho khách hàng.
– Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Nam Việt Luật, khách hàng sẽ được:
+ Tư vấn về các điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể, điều kiện mở cửa hàng kinh doanh. Kiểm tra đánh giá các yêu cầu mở cửa hàng kinh doanh, các giấy tờ pháp lý khách hàng cung cấp.
+ Sau khi ký hợp đồng, Nam Việt Luật sẽ soạn hồ sơ, hướng dẫn khách hàng về thủ tục đăng ký kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Hơn nữa, sẽ đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trao lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng, kết thúc hợp đồng.
– Ngoài dịch vụ đăng ký kinh doanh kể trên, Nam Việt Luật còn cung cấp các dịch vụ sau:
+ Tư vấn điều kiện thành lập công ty; thành lập hộ kinh doanh; Tư vấn đặt tên công ty, tên hộ kinh doanh; Tư vấn về đặt trụ sở cho công ty, hộ gia đình. Tư vấn về điều kiện trụ sở liên quan đến việc phát hành hóa đơn, kê khai thuế; Tư vấn về ngành nghề kinh doanh.
+ Tư vấn về mức vốn, các điều kiện liên quan đến thủ tục góp vốn, thủ tục kê khai thuế, nghĩa vụ thuế; Tư vấn các nghĩa vụ của các thành viên; Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập hộ kinh doanh; Tư vấn toàn diện các vấn đề phát sinh trọng hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
Nếu bạn chưa rõ vấn đề nào cho việc mở cửa hàng kinh doanh cần những gì, hãy liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn chi tiết, tận tình hơn nhé!
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.