Đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng không chỉ là một thuật ngữ pháp lý, mà còn là một quyết định có thể ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Trong bài viết này Nam Việt Luật sẽ chia sẻ chi tiết về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (hđlđ), qua đó giúp các doanh nghiệp và cá nhân nắm vững cơ sở pháp lý và bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả nhất.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là trường hợp một bên trong quan hệ hợp đồng quyết định chấm dứt quan hệ hợp đồng mà không cần có sự thỏa thuận hoặc đồng ý của bên còn lại. Điều này thường xảy ra khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc khi pháp luật có quy định cụ thể.

Quyền và nghĩa vụ liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng

  • Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt, cả hai bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quyền của cả hai bên cũng chấm dứt.
  • Tuy nhiên, các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hay giải quyết tranh chấp vẫn phải được thực hiện.

Trách nhiệm của bên chấm dứt hợp đồng:

  • Bên chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ quy trình thông báo và thực hiện đúng thủ tục chấm dứt.
  • Nếu không tuân thủ quy trình, bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại nếu gây ra hậu quả pháp lý.

Quyền lợi của bên bị chấm dứt hợp đồng:

  • Bên bị chấm dứt hợp đồng có quyền yêu cầu thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  • Nếu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, thì bên bị thiệt hại do vi phạm sẽ được bồi thường.

Thời hạn thông báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho công ty theo thời gian quy định:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Trường hợp, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì thời hạn thông báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng là ít nhất 30 ngày đối.
  • Đối với các hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng thì cần thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng ít nhất 03 ngày làm việc.

Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng

Hiện nay có các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng phổ biến như: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng nhà ở,…

Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, dựa trên quy định hiện hành của Bộ luật Lao động 2019, áp dụng cho năm 2024 như sau:

Người lao động đơn phương chấm dứt hđlđ khi:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng lao động.
  • Đã hoàn thành công việc dựa theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên ký hợp đồng lao động cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  • Người lao động bị kết án phạt tù không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do.
  • Người lao động đã chết, mất tích, là người nước ngoài bị trục xuất hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi:

  • Người sử dụng lao động là cá nhân đã qua đời, mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng khi không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc không có người đại diện theo quy định pháp luật.
  • Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Đối với lao động là người người ngoài được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi giấy phép lao động hết hiệu lực.
  • Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp lao động nữ, nam thực hiện thỏa thuận thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng có giống nhau không?

Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng là khác nhau. 

  • Hủy bỏ hợp đồng có nghĩa là hợp đồng không còn hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận. Nó thường liên quan đến việc không có khả năng thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ kết thúc hợp đồng từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể xảy ra do thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng

Dưới đây là các điều kiện cụ thể cho các bên khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều kiện từ phía người có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Người có quyền chấm dứt hợp đồng có thể làm như vậy mà không cần bồi thường thiệt hại nếu bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.
  • Phải thông báo ngay cho bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng.

Điều kiện từ phía người bị chấm dứt hợp đồng:

  • Bên bị chấm dứt hợp đồng có quyền yêu cầu bồi thường nếu bên chấm dứt không thông báo mà gây thiệt hại.
  • Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên bị chấm dứt nhận được thông báo chấm dứt.

Quy trình và thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Quá trình và thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ diễn ra theo quy trình dưới đây.

  • Thông báo chấm dứt hợp đồng: Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng cần thông báo ngay cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng. Hình thức thông báo có thể bằng văn bản, qua điện thoại, email, fax hoặc hình thức khác đảm bảo bên kia có thể tiếp nhận được thông tin.
  • Thời điểm chấm dứt: Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.
  • Thanh toán và giải quyết công việc còn lại: Các bên cần đối chiếu và xác nhận công việc đã hoàn thành, công nợ còn lại và trả lại nhau các giấy tờ cần thiết.

Hy vọng bài viết này của Nam Việt Luật đã giúp bạn biết được đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì cũng như điều kiện và quy trình thực hiện hợp pháp. Khi có nhu cầu, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn chính xác và kịp thời trong việc áp dụng các quy định pháp luật, giúp bảo vệ quyền lợi của mình nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button