Trong kinh doanh vì rất nhiều lý do mà sẽ có những thời điểm doanh nghiệp cần tạm ngừng hoạt động kinh doanh và cần phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Nhưng có rất nhiều doanh nghiệp chưa nắm được những quy định, hồ sơ cần chuẩn bị những gì và thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động công ty như thế nào. Hãy cùng Nam Việt Luật tham khảo những quy định cụ thể qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về thủ tục tạm ngừng kinh doanh bạn nhé!
Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh công ty
Doanh nghiệp được tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong bao lâu?
– Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh không được quá một ( 01 ) năm.
– Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
– Trường hợp doanh nghiệp sau 02 năm vẫn không có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh có thể xử lý theo hai hướng như sau:
- Doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
- Thực hiện thủ tục khôi phục hoạt động trở lại một thời gian ngắn khoảng từ 01—2 tháng sau đó tiếp tục làm lại thủ tục tạm ngừng kinh doanh đợi thời cơ hoạt động trở lại.
Tạm ngừng kinh doanh có phải quyết toán thuế không?
Trong quá trình tạm ngừng doanh nghiệp công ty vẫn phải đóng thuế môn bài và nộp báo cáo tài chính cho những tháng chưa tạm ngừng trong năm.
– Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Nghĩa vụ đối với khách hàng và đối tác
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ đối với cơ quan thuế
– Điều 4 Nghị định Số 91/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế như sau:
“Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh đã có văn bản đề nghị gửi cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký thì không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại sau thời gian tạm ngừng và đã có văn bản thông báo gửi cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký thì thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định. Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại.”
– Theo quy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế thì người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh tuy nhiên trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm cho thời gian đã hoạt động.
Công ty muốn hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh cần phải làm gì?
– Trong trường hợp công ty muốn hoạt động trở lại trước thời hạn đăng ký tạm ngừng kinh doanh, công ty phải nộp bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trở lại đến sở kế hoạch- đầu tư trước 15 ngày so với thời điểm bắt đầu hoạt động trở lại. Bộ hồ sơ gồm:
- Thông báo về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh/ chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động theo giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ ( nếu không có người đại diện pháp luật của công ty trực tiếp đi nộp)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục
Không thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh có bị phạt không?
Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định tại điểm a như sau: Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng- 3.000.000 đồng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả là doanh nghiệp buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định.
Lưu ý: Ngoài bị phạt hành chính, văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của bạn có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh khi không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc.
Quy định pháp lý về tạm ngừng kinh doanh
Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tạm ngừng kinh doanh công ty như sau:
Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
- Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Theo Điều 66 nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh như sau:
Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
2. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
3. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
5. Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Khi doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh công ty thì doanh nghiệp đồng thời phải gửi thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký (Nếu doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
- Thông báo của công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty).
- Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH một thành viên/ doanh nghiệp tư nhân (Chủ sở hữu công ty ký tên, đóng dấu công ty). Quyết định của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên hoặc quyết định của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần (chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký, đóng dấu).
- Biên bản họp của hội đồng thành viên đối công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên) hoặc biên bản họp của Hội đồng quản trị đối công ty cổ phần) về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng công ty. (Biên bản họp chỉ cần chủ tọa và thư ký cuộc họp ký).
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục.
- Giấy ủy quyền/ giấy giới thiệu cho công ty Nam Việt Luật ( nếu doanh nghiệp bạn không có chủ sở hữu/ người đại diện pháp luật trực tiếp đi nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ kê khai các thông tin gồm:
– Tên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh
– Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Ngành nghề kinh doanh
– Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
– Lý do tạm ngừng
– Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty/Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh
– Người đại diện theo pháp luật/ người được ủy quyền nộp bộ hồ sơ đầy đủ lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp
Thời gian xử lý: Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
- Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh đã thông báo đến cơ quan thuế để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Nam Việt Luật:
Nếu bạn vẫn vướng mắc về hồ sơ, thủ tục cũng như những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ khi tạm ngưng kinh doanh, vậy thì hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản, am hiểu về những quy định liên quan cũng như những vấn đề về tạm ngưng hoạt động của công ty/ chi nhánh/văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh. Có khả năng tư vấn tận tình và đưa ra lời khuyên hữu ích cho doanh nghiệp.
– Ngoài ra, nếu nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay doanh nghiệp chuẩn bị, nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.
– Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thành những nghĩa vụ về thuế để không bị xử phạt hành chính.
– Đặc biệt, khi doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sau thời gian tạm dừng công ty, Nam Việt Luật cũng sẽ tư vấn tận tình và làm thủ tục tiếp tục hoạt động kinh doanh ngay khi được ủy quyền.
Hy vọng qua bài viết trên về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty của Nam Việt Luật sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các cá nhân, doanh nghiệp đang tìm kiếm những thủ tục pháp lý liên quan. Nếu trong quá trình tham khảo và thực hiện hồ sơ mà Quý khách hàng có vướng mắc cần tháo gỡ, Hãy liên hệ ngay với Nam Việt Luật qua số Hotline để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn nhé!.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.