Có nên đăng ký kinh doanh không?

Có nên đăng ký kinh doanh không? Khi tiến hành một hoạt động kinh doanh thì việc đăng ký kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên bạn có biết tại sao điều này lại cần thiết khi tiến hành hoạt động kinh doanh? Trong bài viết này công ty Nam Việt Luật sẽ làm rõ lý do và vai trò của việc đăng ký kinh doanh và giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề có nên đăng ký kinh doanh không.

Có nên đăng ký kinh doanh không?

Có nên đăng ký kinh doanh không

Theo Luật Doanh nghiệp : Đăng ký kinh doanh là Sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Vậy có nên đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có!

Mục đích của việc đăng ký kinh doanh là:

  • Sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi mà đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức, thành lập và hoạt động một cách hợp pháp. Khi đó, bất kì hoạt động kinh doanh nào của đơn vị kinh doanh này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch.
  • Lòng tin của khách hàng: Việc được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp còn thể hiện được tính chịu trách nhiệm của tổ chức kinh doanh đó với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại nào của nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước, trước pháp luật và khách hàng. Chính vì thế, khi đăng ký kinh doanh sẽ tạo được lòng tin của khách hàng.
  • Lòng tin của nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh khi thực hiện các hoạt động kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó thì chắc chắn họ cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư thường là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư chắc chắn quan tâm đó chính là hoạt động kinh doanh hợp pháp. Và điều này chỉ xảy ra khi bạn đã đăng ký kinh doanh.

Vì những lý do trên mà chúng tôi có thể khẳng định câu trả lời là ‘CÓ’ cho thắc mắc có nên đăng ký kinh doanh không!

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

Các hoạt động thương mại đều phải đăng ký kinh doanh. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh đã được quy định tại điều 7 Luật thương mại 2005 và đây chủ yếu là các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ:

  • Buôn bán vặt: các hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán hàng rong (Các hoạt động buôn bán rong không có địa điểm cố định, bao gồm cả bán rong báo, tạp chí, sách,)
  • Buôn chuyến: các hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  • Bán quà vặt: các hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, sửa chữa xe, trông giữ xe, chụp ảnh…có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác theo quy định.

Nếu không thuộc các trường hợp kể trên thì người hoạt động thương mại phải có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định.

Lựa chọn loại hình kinh doanh như thế nào?

Cách đăng ký kinh doanh qua mạng

Bên cạnh vấn đề có nên đăng ký kinh doanh không thì việc chọn loại hình kinh doanh cũng khiến nhiều người phân vân. Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, quy mô, lĩnh vực hoạt động, số lượng lao động…mà các chủ thể kinh doanh lựa chọn loại hình phù hợp.

Hiện tại, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các cá nhân có thể lựa chọn thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể. Mỗi loại hình kinh doanh có một số ưu, nhược điểm riêng. Nhưng chung quy lại khi tiến hành một trong 02 loại hình này ta đều có một tư cách hợp pháp để tiến hành hoạt động kinh doanh đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Xử phạt nếu không đăng ký kinh doanh

Việc xử phạt đăng ký kinh doanh được quy định tại nghị định 124/2015/NĐ-CP, các trường hợp hoạt động kinh doanh nhưng không tiến hành đăng ký sẽ bị xử phạt theo quy định sau:

  • Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  • Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Phạt gấp hai lần mức tiền phạt nếu vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này nếu kinh doanh ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Như vậy, trước khi đăng ký kinh doanh, khách hàng nên cân nhắc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình, tránh các phiền phức sau này khi không phù hợp..

Trên đây là thông tin Nam Việt Luật tư vấn khách hàng về có nên đăng ký kinh doanh không. Khách hàng vui lòng liên hệ với dịch vụ đăng ký kinh doanh của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button