Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Khái niệm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì? Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cần chú ý quy định nào? Hãy cùng khám phá câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của Nam Việt Luật nhé.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay thay đổi loại hình doanh nghiệp. Đây là hình thức chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp hiện tại sang một loại hình doanh nghiệp khác.
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một thủ tục nhằm cơ cấu lại doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô, mục tiêu cũng như sự phát triển của một doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp được chuyển đổi sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình, đồng thời doanh nghiệp chuyển đổi sẽ được hưởng toàn bộ những quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các khoản nợ chưa được thành toán, nghĩa vị tài sản, hợp đồng lao động của doanh nghiệp được chuyển đổi để lại.

Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất

Điều 202. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần

1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:

a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Điều 203. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:

a) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;

b) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

c) Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, công ty gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Điều 204. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:

a) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

c) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

d) Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;

đ) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một số thông tin về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về chuyển đổi loại hình này nhé.

  • Một doanh nghiệp, từ khi hình thành cho đến khi chấm dứt toàn bộ hoạt động của mình thì nó luôn có một mối quan hệ với Nhà nước. Quan hệ này mang tính tất yếu và thuộc phạm vi quản lý Nhà nước nhằm bảo vệ tối đa lợi ích chung của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của chính doanh nghiệp, các thành viên của doanh nghiệp và cả người thứ ba.
  • Đối với các loại hình doanh nghiệp mà thành viên của doanh nghiệp đó phải trách nhiệm hữu hạn, thì phần vốn góp theo cam kết sẽ là giới hạn trách nhiệm của thành viên đó. Việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng đến người thứ ba, chính vì vậy, việc quy định bắt buộc các thành viên hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trước khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi sang loại hình khác là điều vô cùng quan trọng.
  • Để tránh trường hợp lợi dụng việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp để loại bỏ, trốn tránh hoặc thuyên giảm trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp, pháp luật cũng đã quy định điều kiện về trách nhiệm liên đới của những thành viên sáng lập của doanh nghiệp được chuyển đổi.
  • Căn cứ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau: Đối với những trường hợp chuyển đổi tự nguyện thì việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoàn toàn sẽ do chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định. Chính vì thế, căn cứ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chính là quyết định của hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông tùy theo từng loại hình doanh nghiệp. Nếu như bắt buộc chuyển đổi thì căn cứ chuyển đổi đó chính là sự kiện pháp lý làm thay đổi kết cấu của doanh nghiệp làm doanh nghiệp không thể đáp ứng được những điều kiện bắt buộc mà pháp luật đã đưa ra. Như vậy chúng ta có thể khẳng định việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp không thể không đặt ra và cũng không thể có sự ngăn cản của pháp luật nếu như không có lý do chính đáng đến từ phía cộng đồng. Ở mỗi quốc gia khác nhau cũng đều có các quy định về việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp và thủ tục khác nhau phù hợp với quốc gia đó.

Với bài viết trên, chắc chắn bạn đã có thể biết được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì, những quy định trong việc này như thế nào. Nếu như có nhu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với Nam Việt Luật nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button