Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước mới nhất.

Công ty của nhà nước bị bắt buộc phải tiến hành giải thể dựa vào quy định theo pháp luật hay vì 01 lý do nào đó mà phải thực hiện chấm dứt sự hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên để thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước mất rất nhiều thời gian và khá là phức tạp vì thế gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hãy cùng Nam Việt Luật tham khảo qua bài viết về chủ đề thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước ngay bên dưới đây nhé!

I/ Cơ sở pháp lý tham khảo:

_ Nghị định 180/2004/NĐ-CP vào ngày 28 – 10 – 2004 thuộc Chính phủ (trong việc tổ chức lại, thành lập mới và giải thể doanh nghiệp nhà nước).

_ Luật Doanh nghiệp năm 2014.

_ Quyết định 1587/2007/QĐ-TTG vào ngày 21 – 11 – 2007 thuộc Thủ tướng Chính phủ (trong việc việc thực hiện phê duyệt các Phương án để sắp xếp và đổi mới công ty có 100% vốn từ nhà nước)

_ Thông tư 38/2005/TT-BTC vào ngày 18 – 5 – 2005 thuộc Bộ Tài chính (Nội dung hướng dẫn về thủ tục, trình tự để xử lý về tài chính trong khi thực hiện tổ chức lại, thành lập mới và giải thể doanh nghiệp nhà nước).

Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất.

                                       Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước mới nhất.

II/ Những trường hợp cần phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước gồm:

_ Khi mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục, đạt mức lỗ theo luỹ kế bằng 75% trở lên so với mức vốn của nhà nước tại doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp đó chưa có lâm vào trong tình trạng bị phá sản.

_ Khi mà doanh nghiệp đã hết thời gian quy định của việc hoạt động được ghi ở trong nội dung của quyết định thành lập và doanh nghiệp đó không có thực hiện việc xin gia hạn thêm.

_ Khi mà việc tiếp tục thực hiện duy trì hoạt động doanh nghiệp là một điều không có còn cần thiết nữa.

_ Khi doanh nghiệp của nhà nước mà không có tiến hành được những nhiệm vụ được giao từ nhà nước với thời gian trong vòng 02 năm liên tục khi đã được áp dụng những biện pháp cần thiết.

III/ Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Để tiến hành giải thể doanh nghiệp, trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với loại hình công ty TNHH một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với loại hình công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với loại hình công ty hợp danh.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Lý do giải thể;

– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ ( Không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể );

– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bước 2: Thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp nhà nước:

– Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

– Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp:

– Khoản 2 và Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Lưu ý: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp nhà nước đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Bước 5: Cập nhật thông tin pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

Trường hợp giải thể theo hồ sơ:

– Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thời gian xử lý hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp giải thể tự động:

–  Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng văn bản, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế sẽ phải khẩn trương thực hiện thủ tục quyết toán thuế cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng bổ sung quy định về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án.

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

                                                 Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;

– Giấy chứng nhận đã nộp, hủy con dấu theo quy định;

– Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế;

– Xác nhận của Ngân hàng về việc doanh nghiệp đã tất khóa tài khoản

– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.

– Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

– Văn bản gốc Giấy chứng nhận Đăng Ký Kinh Doanh /Đăng Ký Doanh Nghiệp;

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

– Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Hy vọng qua bài viết về Quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp đang tìm hiểu về các thủ tục pháp lý. Nếu tham khảo qua bài viết trên mà Quý khách hàng vẫn còn vướng mắc về hồ sơ, thủ tục cũng như tìm nơi cung cấp dịch vụ giải thể công ty uy tín, thì đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến Hotline của Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button