• Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

    • Đầu tư nước ngoài
    • 5 /5 của 1 đánh giá

    Bạn hiểu thế nào là văn phòng đại diện? Nếu muốn chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cần thực hiện những thủ tục gì? Baì viết dưới đây mà Nam Việt Luật mang lại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này đấy.

    Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

    Văn phòng đại diện là gì?

    Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 45 của Luật doanh nghiệp 2014 có định nghĩa: Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ của văn phòng đại diện đó là đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của công ty, đồng thời bảo vệ những lợi ích đó. Cách tổ chức cũng như hoạt động sẽ theo đúng quy định mà pháp luật Việt Nam ban hàng. Chúng ta có thể hiểu rằng văn phòng đại diện của công ty sẽ không được kinh doanh trực tiếp, không được ký hợp đồng kinh tế và đóng dấu của nó. Tuy nhiên văn phòng đại diện sẽ được ký hợp đồng và đóng dấu của doanh nghiệp nếu như được doanh nghiệp ủy quyền.

    Trong trường hợp văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam muốn giải thể hay doanh nghiệp nước ngoài đã tiến hành thành lập công ty con tại Việt Nam thì một trong những việc mà họ cần làm đó chính là thực hiện chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện của mình. Nam Việt Luật – một trong những đơn vị tư vấn pháp luật lớn nhất Việt Nam và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam trọn gói.

    Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

    Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam sẽ được thực hiện dựa trên những quy định sau đây:

    • Luật Thương mại 2006;
    • Nghị định số 07/2016/NĐ-CP về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam do chính phủ ban hành;
    • Thông tư số 11/2016/BCT của Bộ công thương hướng dẫn thi hành Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.

    Để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cần phải thực hiện theo những bước sau đây:

    • Hoàn thành việc quyết toán thuế với cơ quan quản lý thuế, quyết toán bảo hiểm với cơ quan BHXH và nghĩa vụ tài chính đối với nhân viên, người lao động;
    • Hoàn trả dấu tròn của văn phòng đại diện nước ngoài tại cơ quan công an có thẩm quyền;
    • Hoàn trả Giấy phép hoạt động tại Sở Công Thương.

    Hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

    Thủ tục xin thành lập hộ kinh doanh cá thể

    Để chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

    • Báo cáo hoạt động đã nộp cho Sở Công thương của Văn phòng đại diện tính từ thời điểm thành lập đến lúc chấm dứt hoạt động. Trong báo cáo này cần phải có những thông tin như số lao động, số tiền đóng bảo hiểm, các hoạt động của văn phòng đại diện, thuế thu nhập cá nhân,….
    • Giấy phép hoạt động, thông báo mã số thuế của văn phòng đại diện;
    • Chứng nhận mẫu dấu và sử dụng con dấu của văn phòng đại diện;
    • Xác nhận lương của tất cả các nhân viên đã làm việc từ thời điểm thành lập đến lúc chấm dứt hoạt động;
    • Tờ khai, hóa đơn nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tất cả các nhân viên đã làm việc từ thời điểm thành lập đến lúc chấm dứt hoạt động;
    • Bản sao kê tài khoản ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
    • Hợp đồng thuê văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam; các giấy tờ, tài liệu, chứng từ về chi phí hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
    • Dấu tròn của văn phòng đại diện sau khi đã làm thủ tục hủy;

    Nếu như trong quá trình chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra đối chiếu và thấy số liệu và chứng từ thực tế không khớp nhau hay có phát sinh chi ngoài nhưng không tiến hành khai báo thì văn phòng đại diện đó sẽ chịu phạt theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

    Dịch vụ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

    cong-ty-nam-viet-luat

    Khi sử dụng dịch vụ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của Nam Việt Luật, chúng tôi sẽ tiến hành:

    • Thay mặt cho khách hàng trực tiếp làm việc cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý bảo hiểm;
    • Tư vấn những vấn đề có thể phát sinh trước và sau khi văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động;
    • Soạn thảo toàn bộ giấy tờ, hồ sơ theo quy định của pháp luật để thực hiện chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;
    • Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ cần thiết, Nam Việt Luật sẽ đến Sở công thương làm việc về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;
    • Thay mặt văn phòng đại diện trả dấu tròn cho cơ quan công an;
    • Đăng ký xóa tên văn phòng đại diện với Sở Công Thương.

    Dù bạn muốn thành lập doanh nghiệp hay chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, bạn đều có thể liên hệ với công ty tư vấn pháp luật – Nam Việt Luật để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

     

Thông báo
Gọi điện thoại