Mã ngành 0311-0312-Mã ngành khai thác thủy sản là bao nhiêu?

Mã ngành 0311-0312-Mã ngành nghề khai thác thủy sản là bao nhiêu? Việt Nam với đặc điểm địa lí giáp biển từ bắc xuống nam, đồng thời trong nội địa cũng có một hệ thống sông ngòi chằng chịt cho nên hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản biển, nội địa rất phát triển. Việc đánh bắt thủy sản mang lợi một nguồn thu to lớn cho đất nước đến từ nhu cầu của người dân trong nội địa và cả xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng để có thể hoạt động ngành nghề khai thác thủy sản chúng ta phải thực hiện đăng ký kinh doanh với các ngành nghề tương ứng khi mới hoạt động hoặc cũng có thể đăng ký bổ sung ngành nghề sau đó.

Để thực hiện việc đăng ký bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản đối với doanh nghiệp, sau đây Nam Việt Luật sẽ hướng dẫn về mã ngành đăng ký, hồ sơ, trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề thực hiện như thế nào ?

ngành nghề khai thác thủy sản

Mã các ngành nghề khai thác thủy sản

Mã ngành nghề khai thác thủy sản được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau đây là mã ngành và chi tiết ngành nghề khai thác thủy sản :

0311 : Khai thác thủy sản biển

Nhóm này gồm:

– Đánh bắt cá;

– Đánh bắt động vật loại giáp xác và động vật thân mềm dưới biển;

– Đánh bắt cá voi;

– Đánh bắt các động vật khác sống dưới biển như: rùa, nhím biển…

– Thu nhặt các loại sinh vật biển dùng làm nguyên liệu như: Ngọc trai tự nhiên, hải miên, san hô và tảo;

– Khai thác giống thủy sản biển tự nhiên;

– Hoạt động bảo quản, sơ chế thủy sản ngay trên tàu đánh cá.

Loại trừ:

– Đánh bắt thú biển (trừ cá voi) như hà mã, hải cẩu được phân ở nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Hoạt động khai thác yến ở hang đá, xây nhà gọi yến được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Chế biến và bảo quản thủy sản trên các tàu hoặc nhà máy chế biến được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);

– Cho thuê tàu chở hàng trên biển kèm theo người lái (như tàu chở cá, tôm…) được phân vào nhóm 50121(Vận tải hàng hóa ven biển);

– Hoạt động thanh tra, kiểm tra và bảo vệ đội tàu đánh bắt trên biển được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội);

– Các hoạt động dịch vụ có liên quan đến môn thể thao câu cá hoặc câu cá giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);

– Đan, sửa lưới được phân vào nhóm 13940 (Sản xuất các loại dây bện và lưới);

– Sửa chữa tàu, thuyền đánh cá được phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)).

0312 : Khai thác thủy sản nội địa

Nhóm này bao gồm

– Đánh bắt cá, tôm, thủy sản khác ở đầm, phá, ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng trong đất liền;

– Thu nhặt các loại sinh vật sống trong môi trường nước ngọt, lợ trong đất liền dùng làm nguyên liệu.

Loại trừ:

– Các hoạt động có liên quan đến môn thể thao câu cá để giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);

– Các hoạt động bảo vệ và tuần tra việc đánh bắt thủy sản được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).

Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản

Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản.

+ Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

+ Quyết định về việc bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản.

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

Công ty Nam Việt Luật ngoại trừ có thể thực hiện bổ sung ngành nghề khai thác thủy sản mà còn kể cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn, chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi thành viên công ty, thay đổi chủ sở hữu…

Nếu các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khá rắc rối, phức tạp thì vì sao không tìm đến  công ty Nam Việt Luật. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng từ khâu tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button