Phạm vi chức năng, quyền hạn chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động kinh doanh hiệu quả , sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất , mở rộng thị trường để có thể đưa sản phẩm , dịch vụ đến  gần , nhanh hơn với khách hàng.

Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất thì cần mở rộng xưởng. Nhưng do điều kiện không gian không cho phép thì phải mở xưởng ở vị trí khác. Còn với doanh nghiệp hoạt động thương mại dịch vụ cần mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều hơn với khác hàng, để khách hàng dù ở xa vẫn có thể sử dụng được sản phảm dịch vụ của mình.

Do đó doanh nghiệp sẽ cần thành lập chi nhánh , văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh để có thể đáp ứng các nhu cầu trên của mình.

Vậy tùy theo tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp mà phải lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nhưng đôi khi doanh nghiệp không biết lựa chọn hình thức nào cho đúng với nhu cầu của mình và sự khác nhau giữa hai hình thức trên. Do đó, trong bài viết này Công ty Nam Việt Luật sẽ giải thích sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh để quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn loại hình phù hợp.

Luật doanh nghiệp quy định vềchi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Như vậy ta thấy một số điểm khác nhau:

– Về chi nhánh: có thể được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình, có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp, có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền.

– Còn vềđịa điểm kinh doanh: chỉ được thành lập tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nới doanh nghiệp đặt tru sở chính, không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng, hoàn toàn phụ thuộc và trụ sở chính, hình thức kê khai thuế tập chung, sử dụng hóa đơn của công ty. chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ đến Công ty Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết .

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button