Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản

Mỗi người sinh ra và lớn lên ở những vùng địa phương khác nhau, và mỗi vùng đều có những đặc trưng, đặc sản riêng mà được rất nhiều người yêu thích. Ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh đặc sản là ý tưởng hay mà không ít bạn đang theo đuổi. Vậy thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản ra sao và các bước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đặc sản

Mở cửa hàng kinh doanh đặc sản

Mở cửa hàng kinh doanh đặc sản là hình thức thành lập hộ kinh doanh cá thể. Chính vì thế Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản như sau:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện cửa hàng kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi mở cửa hàng kinh doanh đặc sản.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, trao giấy biên nhận cho người nộp.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
  • Sau 05 ngày làm việc, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người nộp nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại sẽ gửi thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ nếu hồ sơ không hợp lệ.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký mở cửa hàng kinh doanh đặc sản: bao gồm các thông tin về tên cửa hàng kinh doanh; địa điểm đặt cửa hàng; ngành nghề kinh doanh; số lượng lao động sử dụng; Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, ngày cấp Thẻ căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu của các cá nhân mở cửa hàng.
  • Thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của các cá nhân tham gia mở cửa hàng hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc mở cửa hàng kinh doanh đối với trường hợp cửa hàng do một nhóm cá nhân thành lập.

5 bước mở cửa hành kinh doanh đặc sản

Mở cửa hàng kinh doanh cần những gì

Khi cửa hàng kinh doanh đặc sản, bạn cần thực hiện đầy đủ 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Lựa chọn loại đặc sản kinh doanh

Bạn nên tìm kiếm những đặc sản phù hợp, các sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng cao, dễ bảo quản và giá cả hợp lý.

Bước 2: Tìm kiếm nguồn cung cấp

Bạn nên đến tận địa phương vùng miền đó tìm và thử các sản phẩm mà mình muốn kinh doanh, đảm bảo chọn cho mình nguồn hàng đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý. Bạn cũng đừng quên thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp này nhé!

Bước 3: Xác định quy mô kinh doanh

– Quy mô nhỏ: đặc sản của một địa phương, hay nhóm sản phẩm nào đó.

– Quy mô lớn: các đặc sản của tất cả các vùng miền.

Với quy mô mở cửa hàng kinh doanh đặc sản lớn nhỏ khác nhau đòi hỏi vốn kinh doanh khác nhau cũng như cần có các chiến lược phù hợp, đảm bảo hiệu quả nhất.

Bước 4: Xây dựng nguồn lực hợp lý và đầy đủ

Tùy vào quy mô cửa hàng kinh doanh đặc sản mà bạn cần nguồn lực hợp lý, đảm bảo các công việc liên quan đến kinh doanh được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

Bước 5: Thực hiện các chiến lược quảng bá và xúc tiến sản phẩm

Nếu bạn muốn làm giàu, yêu thích khám phá, yêu thích ẩm thực và luôn mong muốn các đặc sản vùng miền của địa phương được đông đảo người tiêu biết đến thì việc mở cửa hàng kinh doanh đặc sản là một trong những ý tưởng hay và rất đáng để bạn quan tâm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý về Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vui lòng liên hệ với Nam Việt Luật để được tư vấn và lựa chọn dịch vụ làm giấy phép kinh doanh uy tín, chất lượng, nhanh chóng với mức chi phí thấp nhất nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0909608102
button