Thủ tục giải thể doanh nghiệp thành công

Ai cũng muốn doanh nghiêp của mình hoạt động kinh doanh phát triển thuận lợi. Tuy nhiên vì rất nhiều lý do như: Tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng ít đi, hay do thay đổi về kế hoạch kinh doanh..v.v.v. nên bạn buộc phải tiến hành giải thể công ty. Nhưng bạn chưa nắm được kinh nghiệm giải thể công ty như thế nào để tiến hành thủ tục giải thể đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm giải thể doanh nghiệp thành công của rất nhiều người đi trước.

Giải thể doanh nghiệp là gì?

  • Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp đã được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Khi doanh nghiệp giải thể, tất cả các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ chấm dứt.
  • Việc giải thể doanh nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, doanh nghiệp tự nguyện giải thể,

Vì sao cần giải thể doanh nghiệp đúng quy định?

Việc giải thể doanh nghiệp đúng quy trình mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, bao gồm:

  • Đối với doanh nghiệp: Giúp thanh toán hết các khoản nợ, thu hồi tài sản và phân chia tài sản còn lại cho các chủ sở hữu một cách hợp lý. Đồng thời Tránh các tranh chấp pháp lý sau khi doanh nghiệp giải thể.
  • Đối với các bên liên quan: Giúp các bên liên quan như chủ sở hữu, nhà đầu tư, khách hàng, đối tác,… biết được doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động và có thể thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.
  • Đối với Nhà nước: Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động của doanh nghiệp. Góp phần đảm bảo trật tự quản lý nhà nước về doanh nghiệp và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Điều kiện giải thể công ty

 

Quy trình giải thể doanh nghiệp:

Bước 1: Ra quyết định giải thể doanh nghiệp

  • Đối với doanh nghiệp một chủ sở hữu: Do chủ sở hữu quyết định bằng văn bản.
  • Đối với doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu: Do hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông quyết định bằng văn bản theo đúng thẩm quyền và thủ tục.

Nội dung của quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm:

  • Lý do giải thể doanh nghiệp
  • Thời hạn giải thể doanh nghiệp
  • Thành viên lập ban thanh lý (gồm số lượng, họ tên, chức vụ)
  • Ủy quyền cho thành viên lập ban thanh lý thực hiện các công việc liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp
  • Phương án thanh toán các khoản nợ và phân chia tài sản của doanh nghiệp

Bước 2: Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

Thông báo bằng văn bản hoặc đăng thông báo trên trang web của doanh nghiệp/phương tiện thông tin đại chúng về việc giải thể doanh nghiệp cho các bên liên quan:

  • Cán bộ, công nhân viên: Thông báo chế độ thôi việc, chế độ trợ cấp thôi việc,…
  • Nhà đầu tư: Thông báo phương án thanh toán vốn đầu tư,…
  • Khách hàng: Thông báo cách thức thanh toán các khoản công nợ,…
  • Đối tác: Thông báo thanh lý hợp đồng,…

Doanh nghiệp cần nộp thông báo ở phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nội dung thông báo giải thể doanh nghiệp cần có các nội dung gồm:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Lý do giải thể doanh nghiệp
  • Ngày giải thể doanh nghiệp
  • Thành viên và thông liên hệ của ban thanh lý

Bước 3: Thanh toán các khoản nợ và phân chia tài sản

  • Lập danh sách các khoản nợ của doanh nghiệp
    • Bao gồm các khoản nợ phải trả cho cho nhà nước (thuế, phí, lệ phí,…), nhà cung cấp, người lao động, ngân hàng, vay ngân hàng,…
    • Xác định số tiền, thời hạn thanh toán của từng khoản nợ
  • Thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên quy định tại pháp luật như sau: 
    • Các khoản nợ thuế, phí, lệ phí,… phải trả cho nhà nước được thanh toán trước
    • Tiếp theo thanh toán lương, tiền lương, bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp) của người lao động
    • Sau đó đến các khoản nợ khác như: Nợ vay ngân hàng, tổ chức tín dụng,…
  • Lập kế hoạch thanh toán các khoản nợ:
    • Xác định nguồn thanh toán cho các khoản nợ
    • Lập lịch thanh toán cụ thể cho từng khoản nợ
  • Sau khi thanh toán các khoản nợ, doanh nghiệp cần phải lấy hóa đơn, chứng từ thanh toán và lưu giữ hồ sơ thanh toán các khoản nợ theo đúng quy định.

Bước 4: Doanh nghiệp xin xác nhận không nợ thuế hải quan xuất nhập khẩu tại Cục Thuế Xuất Nhập Khẩu Tổng cục hải quan.

Bước 5: Doanh nghiệp nộp hồ sơ pháp lý giải thể công ty tới Cơ quan quản lý Thuế sở tại và chờ nhận kết quả thông báo hoàn thành nghĩa vụ thuế

– Hồ sơ giải thể công ty bao gồm:

+ Đơn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

+ Quyết định giải thể công ty.

+ Biên bản họp hội đồng thành viên/ Biên bản họp hội đồng quản trị về việc giải thể công ty/doanh nghiệp;

+ Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp;

+ Biên bản xác định trách nhiệm pháp lý sau giải thể doanh nghiệp;

+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sao y công chứng.

Bước 6: Rà soát thuế và hoàn tất nghĩa vụ thuế

  • Rà soát sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
  • Báo cáo thuế và nộp đầy đủ các khoản thuế còn lại.
  • Khi nhận đủ hồ sơ pháp lý giải thể công ty như trên Cơ quan thuế trả thông báo “về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”. Trong thời gian này, Công ty chuẩn bị và kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn mua vào bán ra đầy đủ, đối chiếu các khoản nợ thuế (báo cáo thuế, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt vi phạm hành chánh…) và nộp các tờ khai bổ sung báo cáo thuế và tiền thuế còn thiếu.

Bước 7: Thực hiện các thủ tục thu hồi tài sản

Phân chia tài sản còn lại cho các chủ sở hữu hoặc thành viên theo tỷ lệ góp vốn/cổ phần.

  • Thu hồi tài sản của doanh nghiệp gồm: Tồn kho hàng hóa; Tài sản cố định; Các khoản phải thu; Các khoản đầu tư
  • Bán tài sản của doanh nghiệp: Tổ chức bán đấu giá tài sản hoặc bán trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
  • Phân chia tài sản còn lại cho các chủ sở hữu: Theo tỷ lệ vốn góp của các chủ sở hữu hoặc theo thỏa thuận giữa các chủ sở hữu

Bước 8: Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể công ty qua mạng tại Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như sau:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng thông báo quyết định giải thể lần 1 tới Sở Kế hoạch đầu tư, hồ sơ bao gồm: (1)

+ Quyết định giải thể công ty;

+ Biên bản họp hội đồng thành viên về việc giải thể công ty;

+ Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

– Khi nhận đủ hồ sơ giải thể công ty, Sở kế hoạch Đầu tư gửi chấp nhận thông báo giải thể từ 3-5 ngày sau khi nộp hồ sơ qua mạng (Sở sẽ thông báo bằng cách gửi Email) và đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp lên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành trả con dấu (do cơ quan công an cấp nếu có).

– Sau khi nộp hồ sơ quyết định giải thể công ty lần 1 và trả con dấu doanh nghiệp (nếu có) hoàn tất. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ giải thể qua mạng lần 2, hồ sơ bao gồm: (2)

+ Thông báo về việc giải thể công ty;

+ Danh sách người lao động (Trong danh sách không còn người lao động);

+ Danh sách chủ nợ đã thanh toán;

+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Sau đó, Sở kế hoạch đầu tư sẽ gửi thông tin về việc Công ty đăng ký giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan thuế qua hệ thống online nội bộ và được Cơ quan thuế gửi thông tin chấp nhận về Sở kế hoạch đầu tư trong vòng 5 – 7 ngày làm việc

Bước 9: Nhận thông báo giải thể doanh nghiệp

  • Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận giải thể doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cần nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Kể từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động.

Bước 10: Hủy bỏ các con dấu, sổ sách của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp cần nộp lại các con dấu của doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Doanh nghiệp cần hủy bỏ các sổ sách của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Các lưu ý khi giải thể doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp phải hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ và thực hiện các thủ tục thu hồi tài sản trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy trình giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nộp đầy đủ, chính xác các giấy tờ theo quy định khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.

Kinh nghiệm giải thể công ty liên quan đến rất nhiều vấn đề như:

  • Xử lý tài sản của doanh nghiệp.
  • Về nghĩa vụ thuế: Thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân
  • Nghĩa vụ khác, quyền lợi của người lao động, quyền và nghĩa vụ với khách hàng và đối tác, các hậu quả pháp lý có thể phát sinh từ việc giải thể, các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, kế toán, lao động và các nghĩa vụ khác đối với bên thứ ba thì cần được tư vấn và tìm giải pháp tháo gỡ,
  • Tồn tại những rủi ro (về mặt pháp lý) trong quá trình tiến hành giải thể công ty. Nam Việt Luật chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải thể, nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan nhằm giúp cho khách hàng “nhẹ gánh” khi giải thể công ty.
  • Xử lý các trường hợp vi phạm hành chính thuế, xử lý tài sản đã góp vốn như bất động sản, phương tiện vận tải, quyền tài sản (quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền khai thác công trình,…)

Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ giải thể công ty

Việc thành lập công ty hiện nay thủ tục khá đơn giản, thời gian cũng nhanh chóng. Tuy nhiên thủ tục giải thể doanh nghiệp thì không đơn giản như vậy. Hơn nữa, thủ tục giải thể thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Do đó để cho việc giải thể doanh nghiệp nhanh chóng công ty cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế (nếu có).

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp / Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài).

– Con dấu tròn doanh nghiệp.

– Giấy chứng nhận mẫu dấu.

– Thiết bị chữ ký số (Token) và mật khẩu (password), nếu chữ ký số hết hạn sử dụng thì phải gia hạn.

– Chứng từ nộp ngân sách nhà nước (biên lai nộp tiền).

– Toàn bộ hoá đơn đầu ra và đầu vào (nếu có).

– Toàn bộ sổ sách kế toán.

– Các giấy tờ liên quan đến tài sản có đăng ký (nếu có) như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất, giấy chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt), giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ (văn bằng bảo hộ);

Trên đây là bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm giải thể công ty mà Nam Việt Luật đã thực hiện và hỗ trợ thành công cho hàng nghìn khách hàng. Nếu trong quá trình tham khảo Quý khách hàng có vướng mắc về hồ sơ cũng như quy trình giải thể doanh nghiệp thì đừng ngần ngại, hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số Hotline để được các chuyên viên hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button