Dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ theo luật mới nhất!

Chúng ta đều biết rằng trong quan niệm của cả người Việt và người Ấn Độ thì việc đăng ký kết hôn nói riêng và đám cưới, hôn nhân nói chung là một sự kiện rất quan trọng. Kết hôn với một người Ấn Độ là một sự kiện lãng mạn và thiêng liêng. Đó là ngày mà mọi người đoàn kết, cô dâu và chú rể được ra mắt nhau, và gia đình của cả hai bên cùng ăn mừng với nhau trong một không trí tràn ngập niềm vui. Khi xã hội ngày càng phát triển thì việc các nền văn hóa khác nhau giao thoa, hội nhập vào nhau là điều không thể tránh khỏi. Trong số đó, tỉ lệ cô dâu Việt Nam chọn cưới chồng Ấn Độ cũng ngày càng tăng cao đáng kể tại Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Việt Nam như thế nào? Các bên cần chuẩn bị các loại hồ sơ gì? Thủ tục nào bắt buộc người Ấn Độ phải có mặt tại Việt Nam mới được phép tiến hành, thủ tục nào thì chỉ cần công dân Việt Nam thay mặt ủy quyền là thực hiện được? Tất cả sẽ được Nam Việt Luật giải đáp ngay trong bài viết sau đây. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ, hơn ai hết, chúng tôi thấu hiểu rõ đâu là giải pháp mang lại sự tiện lợi nhất cho mọi cặp đôi Ấn-Việt khi kết hôn tại Việt Nam. Xin mời các bạn cùng Nam Việt Luật tìm hiểu quy trình đăng ký kết hôn với người Ấn Độ theo luật mới nhất tại đây nhé.

1. Điều kiện đăng ký kết hôn với người Ấn Độ theo luật 2022 mới nhất

Tại Việt Nam, nếu công dân Việt Nam muốn đăng ký kết hôn với công dân Ấn Độ thì theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rằng:

Do đó, trước tiên bạn cần đảm bảo vợ/chồng sắp cưới của bạn tuân thủ theo đúng các điều luật kết hôn mới nhất của bên phía Ấn Độ trước, chẳng hạn như:

  • Luật cấm hôn nhân trẻ em năm 2006;
  • Luật Hôn nhân đặc biệt năm 1954;
  • Luật hôn nhân theo pháp luật của người Hindu năm 1955.

Theo báo cáo từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc 2019, tại Ấn độ có hơn 100 triệu trẻ em gái kết hôn ngay cả khi chưa tròn 15 tuổi. Do đó, trong cuộc họp chính phủ nội các diễn ra vào tối 15/12/2021, chính phủ Ấn Độ đã ra quyết định sửa đổi:

  • Nâng độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ giới từ 18 tuổi lên thành 21 tuổi;
  • Còn độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam giới vẫn được giữ nguyên là từ 21 tuổi.

Mục đích chính của việc sửa đổi này theo Viện Quốc gia về Chuyển đổi Ấn Độ Aayog (NITI) là để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tỉ lệ tử vong ở nữ giới khi sinh con đầu lòng trong khoảng 18-21 tuổi.

Thế nên cho dù bạn và đối tác người Ấn Độ sắp cưới có đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì vẫn phải tuân thủ theo quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu này tại Ấn Độ để hôn nhân của cả hai sẽ được được chính phủ Ấn Độ công nhận là hợp pháp nhé xem thêm đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trong khi đó, tại Việt Nam, điều kiện đăng ký kết hôn hợp pháp theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định là:

  • Nam giới phải từ 20 tuổi;
  • Nữ giới phải từ 18 tuổi trở lên.

Kết hợp từ những cập nhật và sửa đổi mới nhất bên trên:

  • Nếu trường hợp của bạn là cặp đôi Chồng Việt Nam – vợ Ấn Độ thì chồng phải trên 20 tuổi còn vợ phải trên 21 tuổi.
  • Nếu trường hợp của bạn là cặp đôi Chồng Ấn Độ – Vợ Việt Nam thì chồng phải trên 21 tuổi còn vợ phải trên 18 tuổi.

Ngoài ra, để tiến hành kết hôn hợp pháp tại Việt Nam thì:

  • Hôn nhân của cặp đôi Ấn – Việt còn phải dựa trên tình yêu đích thực và ý chí tự nguyện trong trạng thái còn minh mẫn của hai bên chứ không phải vì sự ép buộc hay theo bất kỳ sự dàn xếp, sắp xếp để đạt được một mục đích nào khác. 
  • Hôn nhân của cặp đôi Ấn – Việt không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam như kết hôn loạn luân, kết hôn cận huyết hay cùng huyết thống, kết hôn giả để xin quốc tịch, tảo hôn, vv.vv..
  • Pháp Luật Việt Nam không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Cụ thể bạn có thể tham khảo chi tiết Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 sau đây:

Chỉ khi nào đồng thời thỏa mãn tất cả các điều kiện trên thì bạn mới được tự mình đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Nam Việt Luật.

2. Dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ giúp bạn chuẩn bị những loại hồ sơ gì?

2.1 Giấy tờ chung cho cả hai bên nam nữ

Cả hai bên cùng chuẩn bị:

  • Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu 2022 mới nhất cấp tại UBND cấp quận/huyện gần nhất hoặc download trên google và các diễn đàn pháp lý.
  • Giấy khám sức khỏe do khoa tâm thần của các cơ quan y tế có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc Ấn Độ cấp ghi rõ cả hai bên có sức khỏe tâm thần tốt, hoàn toàn minh mẫn, làm chủ được các suy nghĩ và hành động của mình.

Trong đó:

  • 01 Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu bên dưới, bắt buộc phải dán kèm ảnh chân dung 4×6 cm trên nền xanh hoặc trắng cũng như cung cấp đủ thông tin của cả hai bên nam/nữ.
  • 02 Giấy khám sức khỏe phải được cấp trong vòng tối đa 6 tháng trở về trước, kể từ ngày nộp đơn đăng ký kết hôn tại UBND cấp quận/huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam. Nói cách khác, nếu bạn không nộp đơn đăng ký kết hôn trong vòng 6 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận sức khỏe, thì phải đi khám lại để được cấp giấy khám sức khỏe khác.
  • Để tiết kiệm thời gian, tránh các phiền phức phát sinh hay bị nhân viên hành chính gây khó dễ, Nam Việt Luật luôn khuyên các cặp đôi Việt-Ấn nếu tự mình đăng ký thủ tục kết hôn thì tốt nhất họ nên lựa chọn cùng nhau khám sức khỏe tại cùng một cơ quan y tế có uy tín tại Việt Nam để việc kiểm tra, duyệt hồ sơ kết hôn được nhanh hơn:
    • Thứ nhất, khi cùng nhau khám sức khỏe tâm thần tại các bệnh viện Việt Nam, hiển nhiên ngôn ngữ trên các giấy chứng nhận sức khỏe  đó đều là tiếng Việt. Do đó, nhân viên hành chính sẽ rất dễ hiểu và dễ dàng thụ lý hồ sơ kết hôn của bạn.
    • Thứ hai, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua, Nam Việt Luật nhận thấy khi công dân Ấn Độ đã khám sức khỏe tại Ấn Độ và mang giấy khám sức khỏe đó về Việt Nam, thường bị nhân viên hành chính pháp lý gây khó dễ, cũng như đòi hỏi bạn phải mang các loại hồ sơ có tiếng Ấn Độ đi chứng nhận lãnh sự tại Ấn Độ, dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam mất cả tháng trời.
    • Thứ ba, nếu không may, nhân viên hành chính chưa có kinh nghiệm xử lý các trường hợp kết hôn với người Ấn Độ thì họ có thể nói rằng bệnh viện mà công dân Ấn Độ khám sức khỏe tại Ấn Độ là bệnh viện mà họ chưa từng nghe qua, hay không nằm trong danh sách các bệnh viện có thẩm quyền kiểm tra sức khỏe tâm thần để đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Do đó, tốt nhất là bạn và đối tác Ấn Độ nên cùng nhau đi khám sức khỏe tại các bệnh viện Việt Nam mà cơ sở đó có ghi kết luận rõ ràng: “Đủ sức khỏe kết hôn” trên giấy chứng nhận để việc kết hôn được suôn sẻ, tránh các rắc rối không như ý muốn có thể phát sinh làm lãng phí công sức, tiền bạc và thời gian quý báu của cả hai.

2.2 Giấy tờ riêng cho mỗi bên

Công dân Ấn Độ cần chuẩn bị:

  • 02 ảnh chân dung 4*6 để dán vào tờ khai đăng ký kết hôn.
  • 01 bản sao công chứng tất cả các trang của Hộ Chiếu.
    Nếu không có Hộ Chiếu thì thay bằng 01 bản sao công chứng của giấy tờ thông hành, giấy đi lại quốc tế, giấy cư trú hay giấy tờ có giá trị tương đương hộ chiếu.
  • 01 giấy tờ chứng minh về nơi cư trú của công dân Ấn Độ tại Ấn Độ, trên đó có địa chỉ thường trú/ tạm trú của công dân Ấn tại Ấn Độ. Trường hợp nếu công dân Ấn đã đến Việt Nam làm việc/học tập/định cư thì có thể nộp bản sao công chứng giấy phép thường trú/tạm trú tại Việt Nam.
  • 01 bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam cấp, chứng minh rằng công dân Ấn Độ đang độc thân, không có vợ/chồng tại Ấn Độ khi đang tiến hành đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Lưu ý:

  • Giấy xác nhận độc thân này phải được cấp tại thời điểm không quá 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.
  • Giấy độc thân của người Ấn Độ phải đúng với biểu mẫu mà cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ công bố với mục đích là đăng ký kết hôn với người Việt tại Việt Nam.

Ngoài ra, mọi giấy tờ của công dân Ấn Độ phải được:

  • Chứng nhận lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ, cho phép tài liệu đó được sử dụng bên ngoài biên giới Ấn Độ.
  • Dịch thuật công chứng tại các văn phòng dịch công chứng Việt Nam.
  • Xin con dấu chứng nhận Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao (Hà Nội) hay Cục Lãnh Sự (TPHCM) để xác thực và cho phép các tài liệu của công dân Ấn Độ có đủ tính pháp lý, minh bạch, trung thực khi sử dụng tại Việt Nam.


Lưu ý về việc xin chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu Ấn Độ để sử dụng tại Việt Nam:

  • Ấn Độ theo công ước LaHay (The Hague Apostille Convention), công ước về việc miễn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cho 117 quốc gia tham gia vào công ước này.
  • Việt Nam thì vẫn chưa là thành viên của công ước này. Do đó, công dân Ấn Độ dù có xin được giấy chứng nhận Apostille India do cơ quan Ấn Độ cấp thì khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam, hai bên vẫn phải tiến hành xin con dấu chứng nhận Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì mới được sử dụng tài liệu Ấn Độ trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Do đó, để tiết kiệm thời gian, công dân Ấn Độ không cần phải xin chứng nhận Apostille India khi tiến hành đăng ký kết hôn tại Việt Nam mà chỉ cần xin chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao hay Cục Lãnh Sự hay Sở Ngoại Vụ tại Việt Nam là được.

Công dân Việt Nam cần chuẩn bị:

  • 02 ảnh chân dung 4*6 để dán vào tờ khai đăng ký kết hôn.
  • 01 bản sao công chứng giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
  • 01 bản sao công chứng sổ Hộ khẩu.
  • 01 Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (còn gọi là giấy xác nhận độc thân) do UBND cấp xã/phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của công dân Việt Nam cấp.
  • Nếu đã từng kết hôn thì nộp quyết định ly hôn chính thức từ tòa án hoặc giấy chứng tử của vợ chồng/cũ trong trường hợp vợ/chồng cũ qua đời.

Bạn thấy đó, có quá nhiều loại giấy tờ mà cả bạn và phía đối tác Ấn Độ cần phải chuẩn bị. Chưa hết, bạn còn phải mang tài liệu đi dịch thuật, công chứng và xin con dấu hợp pháp hóa lãnh sự. Tất cả quy trình trên với một người chưa có kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể mất ít nhất 2 tháng để hoàn thành. 

Do đó để tiết kiệm thời gian, bạn hãy sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Nam Việt Luật nhé. Chúng tôi giúp bạn soạn thảo, điền hồ sơ, chuẩn bị tất tần tật từ A-Z mọi loại tài liệu cần thiết mà bạn không cần phải động tay vào bất kỳ thủ tục nào.

3. Quy trình dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ

Bước 01: Công dân Ấn Độ tiến hành xin giấy xác nhận độc thân từ Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam

Cụ thể, công dân Ấn Độ đến một trong hai địa điểm sau:

  • Tại Hà Nội: Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tọa lạc tại 58-60 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm.
  • Tại TPHCM, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tọa lạc tại Biệt thự Orchid 14, khu biệt thự cao cấp An Phú, số 36 đường Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.


Và mang theo một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ như sau:

  1. Giấy tờ chứng minh địa chỉ tại Ấn Độ (sổ hộ khẩu).
  2. Hộ chiếu.
  3. Giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện để kết hôn theo yêu cầu của pháp luật Ấn Độ và pháp luật Việt Nam.
  4. Ảnh chân dung 4×6 cm với áo tối màu.
  5. Các giấy tờ liên quan đến việc xác định tình trạng hôn nhân tại Ấn Độ đã từng có trước đây ví dụ như bản án ly hôn (nếu có) hay giấy chứng tử của vợ/chồng cũ.

Khi hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy hẹn từ Đại sứ quán Ấn Độ để quay lại lấy giấy chứng nhận độc thân phục vụ cho mục đích kết hôn tại Việt Nam.

Bước 02: Tiến hành dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự mọi loại hồ sơ đăng ký kết hôn có chứa tiếng Ấn Độ tại Bộ Ngoại Giao.

Công dân Ấn Độ tiến hành đến một trong hai địa điểm sau:

  • Tại Hà Nội:  Cục Lãnh sự tại 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
  • Tại TPHCM: Sở Ngoại Vụ tại 184 Bis Pasteur, Quận 1.

Và mang theo một bộ hồ sơ gồm đầy đủ 7 loại giấy tờ xin hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam (hopphaphoa.lanhsuvietnam.gov.vn) như sau:

Thời hạn xin con dấu xác nhận hợp pháp hóa lãnh sự cho các tài liệu của công dân Ấn Độ là không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 03: Hai bên nam nữ tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND cấp quận/huyện tại Việt Nam

Tại bước này, một trong hai bên nam nữ phải có mặt tại UBND cấp quận/huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam để tiến hành xuất trình các loại giấy tờ như sau:

  • 01 bản chính Hộ chiếu của công dân Ấn Độ.
  • 01 bản chính CMND hoặc căn cước của công dân Việt Nam.
  • 01 bản chính sộ hộ khẩu của công dân Việt Nam.

Sau khi xuất trình giấy tờ hợp lệ, hai bên nam nữ tiến hành nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký kết hôn như đã chuẩn bị bên trên.

Lưu ý: 

  • Tại bước này, nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ, thông tin không chi tiết hay thiếu thông tin sẽ bị trả về để bổ sung thêm thông tin rất tốn kém thời gian và công sức của bạn.
  • Do đó hồ sơ đăng ký kết hôn cần nên được soạn thảo chi tiết và đúng đắn ngay từ đầu để tránh mất thời gian. Đây là lúc bạn nên sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Nam Việt Luật để tránh những phiền phức không đáng có này.
  • Hơn nữa, nhiều cán bộ hành chính yêu sách sẽ cố tình cản trở, làm khó dễ bạn để vòi vĩnh tiền “bôi trơn”, họ đánh vào tâm lý mong hồ sơ đăng ký kết hôn được duyệt nhanh của bạn để kiếm thêm thu nhập. Thế nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất là bạn nên được một đối tác có kinh nghiệm lâu năm cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ như Nam Việt Luật tư vấn để tránh những rắc rối không đáng có phát sinh.

Bước 04: Hai bên nam nữ tiến hành đợi 15 ngày để Phòng Tư Pháp tiến hành thẩm định hồ sơ.

Bước 05: Chủ tịch UBND tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

  • Trong vòng tối đa 03 ngày sau khi thẩm định hồ sơ và kết luận hôn nhân của hai bạn không vi phạm pháp luật, chủ tịch UBND tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ.
  • Bước này đòi hỏi cả hai bên nam nữ phải có mặt để ký xác nhận các thông tin in trên giấy đăng ký kết hôn là chính xác, cũng như ký nhận bàn giao 02 bản chính của Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ (mỗi bên giữ 01 bản)

Bước 06: Hai bên nam nữ tiến hành thủ tục Ghi Chú Kết Hôn tại Ấn Độ 

  • Đây là bước quan trọng cuối cùng mà hai bên nam nữ cần thực hiện càng sớm càng tốt.
  • Sau khi có được giấy đăng ký kết hôn do UBND tại Việt Nam cấp, hai bên nam nữ cần tiến hành khai báo với cơ quan hộ tịch tại Ấn Độ để tiến hành nộp các loại hồ sơ tương ứng theo thủ tục Ghi Chú Kết Hôn tại Ấn Độ.
  • Mục đích của việc Ghi chú kết hôn này là để hôn nhân của cả hai bên nam nữ vừa được công nhận và bảo vệ tại Việt Nam, vừa được công nhận và bảo vệ tại Ấn Độ một cách hợp pháp.
  • Nếu hai bên nam nữ không thực hiện bước này thì mối quan hệ hôn nhân này sẽ không được pháp luật Ấn Độ công nhận, cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ cho công dân Ấn Độ trong tương lai.

4. Dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Nam Việt Luật

Thủ tục tinh gọn

  • Trải qua hơn 10 năm cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Việt Nam, hơn ai hết, quy trình hồ sơ và thủ tục tại Nam Việt Luật hết sức tinh gọn.
  • Đến với dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Nam Việt Luật, bạn chỉ cần nộp hồ sơ một lần duy nhất trong một ngày duy nhất. Chấm dứt tình trạng bổ sung hồ sơ nhiều lần so với việc tự mình soạn thảo thủ tục đăng ký kết hôn.
  • Chỉ cần một cuộc điện thoại tư vấn thông qua số điện thoại bên dưới chân website, Nam Việt Luật sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật về toàn bộ quy trình đăng ký kết hôn với người Ấn Độ theo luật mới nhất.

Hồ sơ “bao đậu” – không bị trả về

  • Khi sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người ẤN Độ tại Nam Việt Luật, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn biết chi tiết cách điều hướng, cách khai báo hồ sơ sao cho ngắn gọn, xúc tích cũng như những mẹo vặt và thủ thuật chuẩn bị hồ sơ để dễ dàng vượt qua được mọi tiêu chuẩn gắt gao của cán bộ hành chính.
  • Một bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ giúp bạn không có bất kỳ lý do gì để bị nhân viên hành chính nhũng nhiễu, làm khó làm dễ, ảnh hưởng đến tiến độ đăng ký kết hôn.
  • Thời gian là vàng bạc, do đó tiết kiệm thời gian luôn là tiêu chí hàng đầu của Nam Việt Luật. Chúng tôi cam kết giúp bạn cầm được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trên tay một cách nhanh nhất có thể.

Tư vấn trọn gói hậu kết hôn

  • 90% khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Nam Việt Luật thường chọn Nam Việt Luật là nơi uy tín để tiếp tục tư vấn cho họ những thủ tục pháp lý về việc xin visa kết hôn, xin visa bảo lãnh, định cư..
  • Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Việt Nam, chúng tôi còn nhận tư vấn và hỗ trợ toàn diện cho bạn và đối tác người Ấn Độ mọi thủ tục pháp lý, giấy tờ đăng ký thường trú, tạm trú, xin giấy phép lao động cho công dân Ấn Độ tại Việt Nam vv..vv..để cả hai nhanh chóng có được một cuộc sống ổn định tại Việt Nam.
  • Đội ngũ luật sư tư vấn tại Nam Việt Luật là đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, có mạng lưới mối quan hệ sâu rộng với nhiều cán bộ và nhân viên của hệ thống hành chính rộng khắp cả nước, do đó, chúng tôi cam kết mọi thủ tục pháp lý được thực hiện bởi Nam Việt Luật đều được duyệt và giải quyết nhanh chóng hơn so với việc bạn phải tự làm một mình.

Thế nên nếu bạn đang tìm hiểu về dịch vụ đăng ký kết hôn với người Ấn Độ tại Việt Nam mà vẫn chưa biết đâu là đối tác uy tín thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay tới Nam Việt Luật thông qua số điện thoại bên dưới chân website ngay nhé. Chúng tôi rất sẵn lòng để hỗ trợ bạn bởi niềm vui của bạn cũng là niềm vui của Nam Việt Luật. Xin chân thành cảm ơn xem thêm tại https://namvietluat.vn/

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button