Khi thành lập công ty thì việc làm con dấu là điều đương nhiên. Tuy nhiên làm con dấu công ty theo quy định pháp luật Việt Nam là như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết mà Nam Việt Luật chia sẻ dưới đây nhé!
I/ Quy định chung về con dấu công ty
Con dấu công ty theo quy định pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 44 – Luật doanh nghiệp 2014. Cụ thể như sau:
– Công ty hoàn toàn có thể quyết định hình thức, nội dung cũng như số lượng con dấu của mình sau khi đã thành lập doanh nghiệp. Công ty chỉ cần nhớ rằng phải thể hiện được tên công ty và mã số thuế của công ty trên con dấu đó.
– Để có thể sử dụng được con dấu của mình, công ty cần phải thực hiện thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về mẫu con dấu, đồng thời đăng tải công khai thông báo này trên Cổng thông tin quốc gia.
– Việc sử dụng, lưu giữ và quản lý con dấu sẽ thực hiện theo các quy định trong Điều lệ của công ty.
II/ Quy định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của công ty
– Những người có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của công ty đó là Chủ tịch công ty hoặc hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH), Hội đồng quản trị (nếu như là công ty cổ phần). Việc sử dụng, lưu trữ và quản lý con dấu sẽ thực hiện theo các quy định trong Điều lệ của công ty. Nội dung quyết định sử dụng con dấu hay điều lệ về việc sử dụng con dấu của công ty sẽ bao gồm những thông tin sau đây:
+ Thông tin về mẫu con dấu công ty bao gồm: Hình thức, nội dung, kích cỡ và màu mực của con dấu.
+ Số lượng con dấu công ty.
+ Những quy định chung về việc sử dụng, quản lý và bảo quản con dấu.
– Mẫu dấu công ty phải theo hình thức cụ thể, hình đa giác, hình tròn hay hình dạng khác. Mỗi một công ty sẽ có thể có nhiều con dấu, tuy nhiên nó phải thống nhất với nhau về hình thức, kích thước và nội dung.
– Thông tin về tên cũng như mã số thuế công ty phải được thể hiện trên con dấu của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra công ty hoàn toàn có thể bổ sung thêm hình ảnh hoặc ngôn ngữ khác trên con dấu của mình trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
III/ Quy định về hình ảnh, ngôn ngữ trong nội dung con dấu
– Việc làm con dấu công ty theo quy định pháp luật Việt Nam sau khi thành lập công ty, công ty cần phải chú ý không được sử dụng những hình ảnh, ký hiệu, từ ngữ sau đây trong con dấu hoặc làm hình thức của con dấu:
+ Quốc huy, Quốc kỳ, Đảng kỳ của Việt Nam.
+ Biểu tượng, hình ảnh, tên của các cơ quan, tổ chức nhà nước, các đơn lực lượng vũ trang nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam.
+ Những từ ngữ, hình ảnh, ký hiệu vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tộc và truyền thống lịch sử của Việt Nam.
– Công ty cần phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, ký hiệu và hình thức khi làm con dấu theo quy định của pháp luật. Nếu như có tranh chấp giữa công ty và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến từ ngữ, hình ảnh, ký hiệu, hình thức của mẫu con dấu thì sẽ được giải quyết theo đúng quy định tại Tòa án hoặc trọng tài kinh tế. Nếu như vi phạm, công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chấm dứt sử dụng mẫu con dấu có nội dung vi phạm theo quyết định thi hành của Tòa án hay trọng tài kinh tế.
IV/ Quy định về việc thay đổi con dấu công ty
Nếu như muốn thay đổi con dấu công ty thì bạn sẽ làm theo đúng quy định tại nghị định số 78/2015/NĐ-CP như sau:
– Công ty có quyền quyết định về nội dung, hình thức cũng như số lượng con dấu của mình. Một công ty có thể có nhiều con dấu nhưng chúng phải có nội dung và hình thức giống nhau.
– Để sử dụng, hủy hay thay đổi mẫu dấu, thay đổi số lượng con dấu, công ty phải gửi một bản thông báo về việc liên quan đến con dấu tương ứng đến Cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở để được đăng tải thông báo về con dấu của công ty trên Cổng thông tin quốc gia. Thông báo bao gồm những nội dung sau đây:
+ Tên công ty, mã số công ty, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
+ Mẫu con dấu, số lượng con dấu và thời điểm con dấu có hiệu lực.
– Sau khi nhận được thông báo mẫu con dấu của công ty, cơ quan Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra đối chiếu và trao Giấy biên nhận cho công ty. Sau đó sẽ tiến hành đăng tải mẫu con dấu mà công ty đã đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia.
– Cơ quan Đăng ký kinh doanh sẽ không có trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực, chính xác và phù hợp với lịch sử, thuần phong mỹ tục, văn hóa, đạo đức, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu của công ty cũng như những tranh chấp, kiện cáo phát sinh trong quá trình sử dụng, quản lý và bảo quản con dấu của công ty.
Qua bài viết trên đây, bạn đã biết được con dấu công ty theo quy định pháp luật Việt Nam như thế nào rồi đúng không nào? Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn, hãy liên hệ với chúng tôi – công ty tư vấn pháp luật Nam Việt Luật nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tận tình, 24/7.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.