Mã ngành 3230-Mã ngành sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

Mã ngành 3230-Mã ngành sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao là bao nhiêu? Thể dục, thể thao là một hoạt động giúp rèn luyện sức khỏe và cũng là một dạng hoạt động giải trí của con người. Qua thời gian cho đến nay đã xuất hiện rất nhiều môn thể dục, thể thao. Trong đó có nhiều môn cần đến các dụng cụ chuyên dụng và để đáp ứng các nhu cầu đó mà xuất hiện các ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao.

Các doanh nghiệp chuyên sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao cần phải đăng ký đúng ngành nghề khi mới thành lập công ty hoặc đăng ký bổ sung sau khi thành lập.

Dưới đây là mã ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao theo quy định mới nhất và hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

Mã ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

– Mã ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

– Thông tin chi tiết và mã ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao:

3230: Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

Nhóm sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao gồm: Sản xuất dụng cụ thể thao và điền kinh (trừ trang phục và giày, dép).

Cụ thể:

– Sản xuất các chi tiết và thiết bị cho thể thao, cho các cuộc thi đấu trong nhà và ngoài trời, bằng mọi loại chất liệu như:

+ Bóng cứng, mềm và bóng cao su,

+ Vợt, gậy đánh gôn,

+ Ván trượt tuyết, sào, cọc chèo thuyền,

+ Thuyền buồm, thuyền lướt sóng,

+ Dụng cụ cần thiết cho câu cá, bao gồm cả lưới,

+ Dụng cụ cần thiết cho săn bắn, leo núi…

+ Găng tay da thể thao và mũ thể thao,

+ Giày trượt băng…

+ Cung, nỏ,

+ Phòng tập thể dục, thể hình hoặc thiết bị điền kinh.

Loại trừ:

– Sản xuất buồm được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục));

– Sản xuất quần áo thể thao được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất yên cương và bộ yên cương được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm);

– Sản xuất roi và tay cầm của roi đua được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm);

– Sản xuất giầy thể thao được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giầy dép);

– Sản xuất vũ khí và đạn dược cho thể thao được phân vào nhóm 25200 (Sản xuất vũ khí và đạn dược);

– Sản xuất cân kim loại được sử dụng cho môn cử tạ được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất xe đạp thể thao không phải xe trượt băng và các loại xe tương tự được phân vào ngành 29 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác) và 30 (Sản xuất phương tiện vận tải khác);

– Sản xuất thuyền được phân vào nhóm 30120 (Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí);

– Sản xuất bàn bi-a và dụng cụ ném bóng được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);

– Sản xuất nút tai và nút tránh tiếng ồn (ví dụ cho bơi lội hoặc bảo vệ khỏi tiếng ồn) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao.

– Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

– Quyết định về việc bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao.

– Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

– Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

Công ty Nam Việt Luật ngoại trừ có thể thực hiện bổ sung ngành nghề sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao mà còn kể cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn, chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi thành viên công ty, thay đổi chủ sở hữu…

Nếu các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khá rắc rối, phức tạp thì vì sao không tìm đến  công ty Nam Việt Luật. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng từ khâu tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button