• Mã ngành 8810-Mã ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội

    • Bổ sung ngành nghề kinh doanh
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 1 đánh giá

    Mã ngành 8810-Mã ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội là boa nhiêu? Các hoạt động trợ giúp xã hội đối với người có công, thương bệnh binh, người già, người khuyết tật và các hoạt động trợ giúp xã hội khác như bảo vệ và dìu dắt trẻ em và thanh thiếu niên; cho, nhận con nuôi; cứu trợ đối với nạn nhân gặp thảm hoạ, người tị nạn, người nhập cư; các cơ sở ban ngày phục vụ người vô gia cư và các nhóm người yếu sức khoẻ khác trong xã hội; hoạt động từ thiện…là những hoạt động tốt đẹp mà xã hội hiện nay đang quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên để có thể thực hiện các hoạt động trên đúng với các quy định thì các đơn vị, tổ chức phải có đăng ký các ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội khi mới thành lập hoặc bổ sung ngành nghề sau khi có quyết định thực hiện các hoạt động trợ giúp xá hội trên.

    Để thực hiện bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội trước tiên chúng ta phải nắm rõ quy định về mã ngành nghề và sau đó là chuẩn bị hồ sơ tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề.

    ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội

    Mã và chi tiết các ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội

    Mã ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

    8810: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với người có công, thương bệnh binh, người già và người khuyết tật

    88101: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với người có công (trừ thương, bệnh binh)

    Nhóm này gồm: Hoạt động tham gia ủng hộ, trợ giúp của các cấp, các ngành, mọi tổ chức quần chúng và cá nhân đối với người có công (trừ thương, bệnh binh) trong phong trào đền ơn, đáp nghĩa bằng những hình thức và việc làm thiết thực như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, chăm sóc, giáo dục, đỡ đầu, giải quyết việc làm v.v… nhằm hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng này.

    88102: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với thương bệnh binh

    Nhóm này gồm: Hoạt động tham gia ủng hộ, trợ giúp của các cấp, các ngành, mọi tổ chức quần chúng và cá nhân đối với thương binh, bệnh binh trong phong trào đền ơn, đáp nghĩa bằng những hình thức và việc làm thiết thực như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, chăm sóc, giáo dục, đỡ đầu, giải quyết việc làm v.v… nhằm hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng này.

    88103: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với người già và người khuyết tật

    Nhóm này gồm: Dịch vụ xã hội, tư vấn, phúc lợi xã hội, chỉ dẫn và các dịch vụ tương tự khác mà phục vụ cho người già và người khuyết tật tại nhà của họ hoặc ở nơi nào đó và được thực hiện bởi các cơ quan tổ chức nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân, các tổ chức tự giúp đỡ trên phạm vi quốc gia hay địa phương và bởi các chuyên gia để cung cấp các dịch vụ tư vấn:

    – Hoạt động thăm hỏi đối với người già và người khuyết tật;

    – Hoạt động chăm sóc ban ngày đối với người già và những người trưởng thành bị khuyết tật;

    – Hoạt động hướng dẫn đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp cho những người bị khuyết tật, những người mà sự giáo dục bị hạn chế.

    Loại trừ:

    – Hoạt động lập và phân phối quĩ bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);

    – Hoạt động tương tự như những hoạt động đã được mô tả ở nhóm này nhưng thực hiện ở các cơ sở tập trung được phân vào nhóm 87302 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già), nhóm 87303 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật).

    8890 : Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác

    Nhóm này gồm: Dịch vụ xã hội, tư vấn, phúc lợi xã hội, dịch vụ cho người tị nạn, chỉ dẫn và các dịch vụ tương tự khác mà phục vụ cho cá nhân và gia đình tại nhà của họ hoặc ở nơi nào đó và được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân, các tổ chức cứu trợ thảm hoạ và các tổ chức tự giúp đỡ trên phạm vi quốc gia hay địa phương và bởi các chuyên gia để cung cấp các dịch vụ tư vấn:

    – Các hoạt động bảo vệ và dìu dắt trẻ em và thanh thiếu niên;

    – Hoạt động cho, nhận con nuôi;

    – Hoạt động ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em và những người khác;

    – Các dịch vụ tư vấn chi tiêu gia đình, tư vấn hôn nhân và gia đình, tư vấn đi vay và cho vay;

    – Hoạt động cộng đồng và chòm xóm giúp đỡ nhau;

    – Hoạt động cứu trợ đối với nạn nhân gặp thảm hoạ, người tị nạn, người nhập cư v.v… bao gồm việc làm nhà tạm hoặc lâu dài cho họ;

    – Hoạt động hướng dẫn đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp cho những người thất nghiệp, những người mà sự giáo dục bị hạn chế;

    – Các cơ sở ban ngày phục vụ người vô gia cư và các nhóm người yếu sức khoẻ khác trong xã hội;

    – Hoạt động từ thiện như gây quĩ hoặc các hoạt động ủng hộ khác nhằm trợ giúp xã hội.

    Loại trừ:

    – Hoạt động lập và phân phối quĩ bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);

    – Hoạt động tương tự như những hoạt động đã được mô tả ở nhóm này nhưng thực hiện ở các cơ sở tập trung được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu)

    Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội

    Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội.

    + Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

    + Quyết định về việc bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội.

    + Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội

    Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

    Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

    Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

     ngành nghề hoạt động trợ giúp xã hội

    Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

    Nếu các bạn cảm thấy việc chuẩn bị hồ sơ  rườm rà, thủ tục nộp và nhận kết quả có chút rắc rối, phức tạp thì vì sao bạn không tìm đến chúng tôi công ty Nam Việt Luật.

    Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng. Đến với công ty chúng tôi quý khách hàng sẽ được tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng.

    Công ty Nam Việt Luật chúng tôi không những có thể thực hiện bổ sung ngành nghề chăm sóc người già, người khuyết tật, người có công mà còn bổ sung ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn…

Thông báo
Gọi điện thoại