Sau khi gia nhập WTO, nước ta đã có chính sách khuyến khích thành lập công ty có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó đến nay có rất nhiều cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, tạo ra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc đối tác nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam tương đối phức tạp. Vì vậy, bài viết dưới đây Nam Việt Luật xin chia sẻ trình tự cần thiết để thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam thành công cũng những lưu ý cần thiết khi thực hiện quy trình này.
Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là gì?
- Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là doanh nghiệp có ít nhất một chủ thể nước ngoài tham gia thành lập doanh nghiệp. Chủ thể nước ngoài có thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, có thể là nhà nước nước ngoài hoặc cũng có thể doanh nghiệp có liên quan đến tài sản, công việc nước ngoài.
Điều kiện thành lập công ty có yếu tố nước ngoài
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt đông theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép đầu tư và đã đăng ký lại theo Quy định.
- Doanh nghiệp có hoạt động mua bán hàng hóa/dịch vụ, các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng hóa/dịch vụ tại Việt Nam
Hồ sơ thành lập công ty có yếu tố nước ngoài
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Báo cáo tài chính tài chính, giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư.
- Bản sao Giấy phép kinh doanh đối với tổ chức, CCCD, Hộ chiếu đối với cá nhân.
- Hợp đồng liên doanh nếu hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước
- Văn bản chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền nếu sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp
- Danh sách thành viên hoặc danh sách người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp kèm theo các giấy tờ sau: Đối với nhà đầu tư là cá nhần: bản sao CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân; Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương, bản sao Điều lệ, quyết định ủy quyền, bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Chứng thực cá nhân khác của người đại diện được ủy quyền.
Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Mỗi loại hình doanh nghiệp có những quy định pháp lý và thủ tục thành lập khác nhau. Công ty có yếu tố nước ngoài sẻ có những điểm khác biệt với doanh nghiệp trong nước. Dưới đây là một số lưu ý khi thành lập công ty mang yếu tố nước ngoài để, doanh nghiệp tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất khi thực hiện trình tự đăng ký và thành lập loại hình doanh nghiệp này.
Về mặt pháp lý
- Các quy định cần tuân thủ cụ thể như thế nào? sẻ phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề, lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh.
- Bênh cạnh đó, đối với nhà đầu mỗi quốc gia tư hoặc nguồn vốn đầu tư đến từ quốc gia nào xuất phát từ đâu cũng sẻ có quy định pháp lý khác nhau. Các quy định này đều nhằm mục đích đảm bảo những điều kiện trong cam kết quốc tế và cũng như văn bản pháp luật Việt Nam.
Ngành nghề, lĩnh vực đăng ký đầu tư kinh doanh
- Đảm bảo quy định, điều kiện riêng của mỗi ngành nghề theo điều lệ ở mỗi quốc gia, phù hợp với tình trạng của quốc và thông lệ quốc tế đã cam kết.
- Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm, không trái với pháp luật, cũng như văn bản pháp luật đã đưa ra. Đối một số ngành nghề được phép thành lập ở nước ngoài nhưng chưa có tại Việt Nam thì cần đăng ký mã ngành kinh doanh quốc gia.
Nơi đặt trụ sở đăng ký thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
- Trụ sở là nơi doanh nghiệp thành nghiệp lựa chọn để địa chỉ liên lạc, giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp đó.
- Địa điểm này cần địa chỉ cụ thể chính xác bao gồm: số nhà, tên đường, tên phường xã, thị trấn, quận huyện, thành phố, tỉnh,…
- Đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, nhà đầu tư là người nước ngoài có thể không hiểu rõ về địa điểm tại Việt Nam nên cần tìm hiểu hoặc nhờ một bên đáng tin cậy để lựa chọn nơi đăng ký thành lập công ty phù hợp liên, giao dịch và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi
Cơ quan và thủ tục cấp phép
- Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sẽ có quy trình thủ tục phức tạp hơn vì cần nhiều thủ tục pháp lý hơn để hợp thức hóa hoạt động đầu tư hoặc mua cổ phần, góp vốn.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố khu vực doanh nghiệp đặt trụ sở chính, nếu đủ điều kiện cấp phép, hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp sẻ được chuyển qua Ủy ban nhân dân (UBND) khu vực doanh nghiệp đặt trụ sở. UBND sẽ cấp Chứng nhận đầu tư, cũng chính là Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp năm trong khu công nghiệp hay khu chế xuất thì thủ tục đầu tư sẽ được Ban quản lý khu công nghiệp hoặc khu chế xuất cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp đó.
Xác định về chủ đầu tư của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
- Với những quy định hiện tại, vẫn chưa thống nhất một cách rõ ràng để phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước dẫn tới sự ảnh hưởng đến các quy định pháp lý khi áp dụng quản lý đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thuộc 02 nhà đầu tư này.
- Nhà đầu tư trong nước thì mất tầm 3-4 ngày để xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài phải mất ít nhất là 30 ngày để xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ trình tự thành lập công ty có yếu tố nước ngoài cùng với những lưu ý cần thiết khi mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hy vọng bài viết giúp ích được cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm được quy định thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài, quy định góp vốn mua cổ phần tại Việt Nam. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp cho Nam Việt Luật để được hỗ trợ tốt nhất.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.